-->
Văn minh hóa cưới xin: Mệnh lệnh của cuộc sống

Đám cưới xưa, đám cưới nay

Đám hỏi, đám cưới là ngày vui của hạnh phúc lứa đôi. Vì thế ở bất kỳ quốc gia nào cũng tổ chức sự kiện trọng đại này cho các cặp uyên ương. Tuy nhiên, với các nước phát triển, lễ cưới của họ rất đơn giản, văn minh, còn ở Việt Nam do một số vấn đề về hoàn cảnh đa số đám cưới, đám xin hiện nay đang rất rườm rà, tốn kém.
dam cuoi xua dam cuoi nay Cưới văn minh, cưới hạnh phúc
dam cuoi xua dam cuoi nay Nỗi lo mùa cưới!

Do đó, việc Bộ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du Lịch Nguyễn Ngọc Thiện “hứa” trước các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ ba (Khóa XIV) sẽ tham mưu Ban Bí thư, Chính phủ ban hành Chỉ thị về văn minh cưới hỏi… là một chủ trương cần sớm thành hiện thực.

Thời xưa nghèo song đám cưới thật vui, thời nay đời sống khấm khá lên, dường như đám cưới đang đánh mất dần đi ý nghĩa thực của nó; thậm chí trở thành gánh nặng về tài chính đối với không ít người!

Nhớ về cưới xưa

Chúng tôi những thế hệ 7x, tuy không được từng trải về những tháng ngày gian khó của đất nước (xét về kinh tế) như thế hệ 5x, 6x nhưng với các lễ “vu quy” cũng được chứng kiến rất nhiều.

Nhớ lại những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, khi đó đất nước còn nghèo, cơm chưa đủ ăn, áo không đủ mặc song mỗi lần tổ chức đám cưới thật vui. Ở thôn quê, đám cưới đa số là tiệc ngọt, cau trầu. Và chuyện cưới xin là phần của nhà trai, nhà gái chỉ mời họ hàng thuốc, nước, trau cầu. Cụ thể, ngoài đám hỏi, dạm ngõ thì đến ngày cưới nhà trai tổ chức đón dâu về tổ chức đám cưới.

Trong tiệc cưới, chỉ có trầu, cau dành cho các cụ cao niên; bánh kẹo, thuốc lá cho thanh niên và trẻ nhỏ. Hội hôn chủ yếu là các tiết mục văn nghệ tự hát cho nhau nghe. Sau khi kết thúc hôn lễ, nhà trai làm mấy mâm cỗ mời nhà gái ở lại chung vui. Nhà gái hầu như không phải làm gì. Thành phố cũng vậy, đám cưới thời bao cấp, đa số cũng chỉ tiệc ngọt, nhà gái cũng không phải đứng ra tổ chức linh đình đám cưới cho con về nhà chồng.

dam cuoi xua dam cuoi nay
Đám cưới xưa thật giản dị. Ảnh tư liệu

Cái hay của đám cưới xưa là không có “chế độ” phong bì, bạn bè thân nhau mua ít đồ để tặng. Bởi thế, tính biểu trưng đúng quà tặng hôn lễ rất cao. Khi đề cập vấn đề này, ông Đặng Hùng ở Kỳ Anh vừa chân ướt, chân ráo từ Hà Tĩnh ra nhà người em cùng khu tôi sống (Thái Thịnh) để chữa bệnh tâm sự: Quê “tui” nghèo trước đây đám cưới giản đơn lắm, chả hiểu răng hơn mười năm lại đây đám cưới, đám xin linh đình quá. Tiền làm ra ít, mà mỗi tháng chỉ lo đi đám cưới, mừng nhà mới cũng “thấm mệt”. “Chả hiểu ra răng, cứ thấy nói xây dựng đời sống văn hóa mới mà mấy cái chuyện đám có mới mô”- ông Hùng cho hay.

Đến đám cưới nay

Cùng với đổi mới nền kinh tế, hội nhập với nước ngoài đời sống kinh tế khấm khá lên thì đám cưới, đám hỏi cũng có những “đổi mới” rất nhiều so với trước. Điều đáng nói sự đổi mới này không phải để bắt nhịp với xu thế hội nhập mà ngày càng trở nên “phức tạp”. Hiểu đúng nghĩa thay vì đi vui hôn lễ thiên về yếu tố tinh thần là chính, giờ đây đám cưới đang quá nặng về yếu tố vật chất.

Từ thành phố đến thôn quê đâu đâu cũng cỗ bàn linh đình. Thay vì người thân thiết mới mời nhau, thay vì tặng nhau những món quà cưới ý nghĩa, giờ đây để thuận tiện tất cả khách đến cưới đều đóng phong bì cho nhẹ. Và mọi người đã quen gọi đi “ăn cưới”. Thế nên, giờ đây gia chủ muốn tổ chức cưới thì trong tay ít nhất phải có 50 triệu đồng trở lên.

Anh Minh, bạn học cùng lớp với anh trai tôi định cư ở Canada khá lâu, năm vừa rồi quay về Việt Nam thăm bố mẹ chứng kiến hai đám cưới (một ở Hà Nội, một ở Thanh Hóa) tâm sự chân thành: Nếu nói về phương tiện giao thông như ô tô, hay công nghệ thông tin ở mình chẳng kém gì nước ngoài, song xét dưới góc độ văn minh, cụ thể như văn minh cưới hỏi thì rất lạc hậu so với các nước phát triển.

Anh Minh dẫn chứng, ở nước ngoài đám cưới tuyệt đối khách đến dự không đóng phong bì; đám cưới tổ chức rất đơn giản, thân thiết lắm mới đến và đa số là tiệc ngọt hay búp- phê. “Còn ở ta từ thôn quê đến thành phố hễ đám cưới là tiệc linh đình, đến để ăn cưới chứ không phải để dự đám cưới. Và thật “ngượng” khi phải đóng phong bì rồi bỏ vào cái thùng hình trái tim”- anh Minh cho hay.

dam cuoi xua dam cuoi nay
Một phòng khách sạn chuẩn bị cho tiệc cưới ngày nay. Ảnh minh họa

Cùng chung quan điểm với anh Minh một số người mà tôi có dịp gặp gỡ cũng cho rằng, sẽ không quá ngoa khi nói cưới, xin hiện nay là hình thức đi “nộp” phong bì. Nhiều gia chủ thậm chí chẳng nhớ nổi mặt khách đến dự ngày lễ của con mình, mà đa số chỉ điểm danh trên chiếc phong bì. Ai đến? Đi bao nhiêu để nhớ sau này ‘trả nợ” là xong!

Thành phố đất chật, người đông. Vì không có nơi tổ chức đám cưới nên đa số đều đặt khách sạn, nhà hàng. Nhưng không có nghĩa là đặt rồi thì không phải lo có khi phải “môn đăng hộ đối” hơn cả chốn thôn quê. Phố cũng như quê, quy mô cưới (độ hoành tráng và số lượng mâm cỗ) tùy thuộc vào mối quan hệ cũng như “quyền uy” gia chủ ra sao. Nhà bình thường đặt vài ba chục mâm, người có mối quan hệ rộng từ 50 đến cả vài ba trăm mâm… thậm chí tổ chức vài ba ngày mới xong. Đi cưới chẳng khác gì đi hội, miễn sao “nhét” được cái phong bì vào thùng mới cảm thấy đã hoàn thành nhiệm vụ.

Và như đề cập phần trên thời bao cấp, đám cưới thật giản đơn, chuyện cưới xin là của nhà trai. Song không hiểu vì đâu, trong khoảng 2 thập kỷ qua từ đô thị đến nông thôn chuyện cưới xin trai, gái như nhau. Ở quê nhà gái cũng tổ chức đóng rạp, mời họ hàng, hàng xóm, bạn bè thân hữu đến ăn uống linh đình để mừng lễ con gái đi lấy chồng; Thành phố nhà gái cũng đặt nhà hàng, khách sạn chẳng khác gì nhà trai. Trong khi nhà trai cũng tổ chức ăn cưới như vậy.

Nhớ lại lần tôi cưới vợ (Chương Mỹ, Hà Nội), vì nhà trai ở xa nên tôi quyết định đám hỏi diễn ra trước lễ cưới hai ngày. Quyết định đã được chốt, cô vợ tương lai dãy nảy lên, “anh làm thế chết em rồi”!, Tôi hỏi tại sao lại chết, thì nhận được câu trả lời ở quê cứ dựng rạp hỏi là sẽ tổ chức ăn uống triền miền từ khi hỏi đến ngày cưới. “Tận hai ngày anh biết nhà em phải tổ chức bao nhiêu mâm không? Tốn kém bao tiền không?”. Tôi chả biết trả lời sao. Không chỉ một vùng thôn quê ở Chương Mỹ mà đa số các vùng quê hiện nay đều như vậy.

Thành phố đất chật, người đông. Vì không có nơi tổ chức đám cưới nên đa số đều đặt khách sạn, nhà hàng. Nhưng không có nghĩa là đặt rồi thì không phải lo có khi phải “môn đăng hộ đối” hơn cả chốn thôn quê. Phố cũng như quê, quy mô cưới (độ hoành tráng và số lượng mâm cỗ) tùy thuộc vào mối quan hệ cũng như “quyền uy” gia chủ ra sao. Nhà bình thường đặt vài ba chục mâm, người có mối quan hệ rộng từ 50 đến cả vài ba trăm mâm… thậm chí tổ chức vài ba ngày mới xong. Đi cưới chẳng khác gì đi hội, miễn sao “nhét” được cái phong bì vào thùng mới cảm thấy đã hoàn thành nhiệm vụ.

Cũng vì sự phức tạp của cưới xin mà người viết không ít lần chứng kiến cảnh dở khóc, dở cười đó là chỉ trong một con ngõ nhỏ, khu phố nhưng cả nhà trai, nhà gái đều tổ chức cùng một ngày, thậm chí cùng một thời điểm… Nên khi đi ăn những nhà được mời nháo nhác phân chia chồng đi dự nhà trai, vợ đi dự nhà gái…

L.Hà- P.Bùi

Kỳ 2: Nỗi lòng…

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

Các phương tiện được đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Chiều 24/11, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, do lưu lượng phương tiện từ Trung tâm ra cửa ngõ Thủ đô tăng cao, từ 16h hôm nay 24/1 đến 6h sáng mai 25/1, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phân làn cho phương tiện đi vào làn khẩn cấp trên tuyến vành đai 3 trên cao.
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột

(LĐTĐ) Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 8 bệnh nhi bị ngộ độc thuốc diệt chuột, trong đó có chùm ca bệnh gồm 5 trẻ là bạn học (ở độ tuổi từ 7-9 tuổi tại Tuyên Quang).
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(LĐTĐ) Chiều nay (24/1), tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị.
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn

(LĐTĐ) Không chỉ là một đảng viên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi bộ, anh Trịnh Trung Dũng (sinh năm 1986), còn là Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam năng nổ, hết mình vì đoàn viên, người lao động.
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động