-->

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Lễ nghi trong đám cưới xưa và nay Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Ảnh tư liệu về một đám cưới năm 1992. Ảnh: Hoàng Nhất Chi Mai.

Nét mới mẻ trong đám cưới

Tới những năm 1990 - 2000, làn sóng văn hóa Hồng Kông đã để lại dấu ấn rõ nét trong đám cưới của người Việt. Váy cưới phương Tây với tông trắng đặc trưng và tùng phồng lộng lẫy trở thành "mốt" của hầu hết các cô dâu.

Nhớ lại ngày trọng đại của mình, cô Quỳnh Mai tươi cười kể: “Hồi đó, phim Hồng Kông nổi tiếng lắm, ai cũng thích học theo phong cách ấy. Cô dâu thường uốn tóc xoăn, đánh mắt xanh, tô son đỏ, mặc thêm váy trắng xòe to. Vì ngày đó trang điểm chưa phổ biến, nên cô dâu điệu đà như vậy là thành tâm điểm, ai cũng háo hức xúm lại xem.”

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Ảnh cưới của cô Quỳnh Mai năm 2001, trang điểm theo kiểu Hồng Kông. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Dù trang phục và kiểu dáng váy cưới có nhiều thay đổi, các nghi lễ cơ bản vẫn giữ được nét truyền thống. Lễ dạm ngõ, ăn hỏi, và rước dâu tiếp tục là những bước không thể thiếu. Tuy nhiên, khoảng cách thời gian giữa các nghi lễ đã được rút ngắn đáng kể; thông thường, từ lễ dạm ngõ đến ngày rước dâu chỉ khoảng một tháng. Những nghi thức cúng tổ tiên tại nhà trai và nhà gái vẫn được duy trì, thể hiện sự kính trọng với cội nguồn.

Bước sang giai đoạn này, việc chụp ảnh cưới trở nên phổ biến hơn khi chi phí không còn quá cao. Nhờ vậy, nhiều gia đình vẫn lưu giữ được những tấm ảnh cưới đến tận bây giờ, như một kỷ vật đáng giá. Văn hóa mừng cưới cũng dần đổi khác. Bên cạnh các món quà hiện vật, tiền mừng đã trở thành lựa chọn phổ biến, thuận tiện và linh hoạt hơn. Tiệc cưới ngày càng linh đình với các món ăn phong phú, thể hiện sự hiếu khách và cũng là minh chứng cho sự phát triển của đời sống kinh tế.

Sự giao thoa văn hoá Đông - Tây

Bước sang năm 2024, đám cưới Việt Nam vẫn mang dáng vẻ quen thuộc nhưng không ít chi tiết đã đổi thay theo nhịp sống hiện đại. Tại các thành phố lớn, nhiều đám cưới được tổ chức trong không gian trang trọng của các trung tâm tiệc cưới thay vì tại gia, phần vì diện tích nhà ở hạn chế, phần vì nhu cầu tiện lợi và thẩm mỹ. Sự khác biệt rõ nét nằm ở cách các cặp đôi trẻ nhìn nhận ngày trọng đại của đời mình. Họ xem đây không chỉ là sự kiện gia đình mà còn là khoảnh khắc đặc biệt của bản thân, nên mọi thứ đều phải được chuẩn bị chỉn chu, trang trọng đến từng chi tiết.

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Đám cưới ở các thành phố lớn thường được tổ chức tại trung tâm tiệc cưới. Ảnh minh họa.

Anh Phong (Hoàng Mai, Hà Nội) kể lại đám cưới của mình vào năm 2019, được tổ chức tại một trung tâm tiệc cưới. Sau lễ cúng gia tiên tại nhà, gia đình anh thực hiện lễ rước dâu và di chuyển thẳng tới nơi tổ chức tiệc. Điều thú vị là, thay vì mẹ chồng dắt cô dâu ra chào quan khách theo phong tục cũ, bố cô dâu lại là người nắm tay con gái trao cho chú rể. Tiếp đó là các nghi thức hiện đại như trao nhẫn, cắt bánh gato và uống rượu vang, tất cả đều mang đậm hơi thở phương Tây, nay đã trở nên quen thuộc trong nhiều đám cưới ở thành thị.

Xu hướng thay đổi cũng thể hiện qua nhiều nghi thức mới mẻ. Thay vì kính trà cha mẹ và quan khách, nhiều cặp đôi hiện nay chọn kính rượu. Một số đám cưới thậm chí phá cách với những nghi lễ độc đáo như rót cát, hoặc gây bất ngờ như đôi vợ chồng ở Mê Linh từng tổ chức nghi thức... nhúng lẩu, thu hút sự chú ý trên mạng xã hội.

Sự khấm khá về kinh tế cũng kéo theo những tiêu chuẩn cao hơn trong sính lễ. Nhớ lại ngày ăn hỏi, anh Phong chia sẻ: “Gia đình tôi mang sang nhà gái 9 tráp sính lễ, gồm tráp rồng phượng, trầu cau, bánh kẹo, rượu vang, lợn quay...” Nếu so với thời bao cấp, lễ vật ngày ấy giản dị hơn rất nhiều.

Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương lý giải, điều này là minh chứng cho câu “phú quý sinh lễ nghĩa”: khi đời sống sung túc hơn, người ta có xu hướng cầu kỳ hơn để thể hiện lòng hiếu lễ và sự trân trọng.

Một điều thú vị trong đám cưới phải kể đến nữa là tấm thiệp mời. Đám cưới người Việt truyền thống trước thế kỷ 20 không có văn hóa đưa thiệp mời cho khách. “Thiệp” sẽ là tấm giấy nhà trai đưa cho nhà gái để định ngày kết hôn. Thiệp mời mới chỉ xuất hiện trong đám cưới ở ta từ thế kỷ 20 đổ lại. Trước đây việc cưới xin chủ yếu mời nhau bằng miệng, bởi vì xã hội cũ phần lớn khuyến khích việc con gái lấy chồng gần, không cần mời khách ở xa; phần khác cũng vì ít người biết chữ nên không cần thiệp mời.

Bước sang thế kỷ 20, cùng với sự phổ cập chữ viết và ảnh hưởng văn hóa từ Pháp, tấm thiệp mời đã trở thành biểu tượng của sự trang trọng và lịch thiệp. Những dòng chữ viết tay trên thiệp thể hiện sự chu đáo của gia chủ và sự kính trọng dành cho khách mời.

Thời gian trôi qua, khi công nghệ ngày càng phát triển, thiệp mời tiếp tục "biến hóa". Các cặp đôi trẻ hiện nay không chỉ dùng thiệp giấy mà còn ưa chuộng thiệp mời online - tiện lợi, cá nhân hóa và tiết kiệm chi phí.

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Thiệp cưới online của Thảo. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Bạn Thảo (Lào Cai), vừa tổ chức đám cưới vào tháng 12 năm 2024, chia sẻ: “Chúng tôi gửi thiệp mời giấy cho họ hàng gần nhà, còn những người ở xa thì nhắn tin mời và gửi thiệp điện tử. Tôi rất thích thiệp mời online, vừa dễ chỉnh sửa theo ý thích, vừa tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.”

Tìm về nét xưa trong hơi thở hiện đại

Trong dòng chảy của sự đổi thay, nhiều phong tục đám cưới truyền thống đã nhường chỗ cho những nghi lễ và phong cách hiện đại. Nhưng đâu đó, vẫn có những cặp đôi trẻ lựa chọn quay về với giá trị xưa, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong ngày trọng đại của mình.

Thảo và chồng là một minh chứng sống động cho xu hướng này. Bạn vốn là người dân tộc Dao, còn chồng bạn là người dân tộc Giáy. Trong đám cưới của mình, cả hai đã thực hiện ba bộ ảnh cưới: một bộ trong trang phục dân tộc Dao, một bộ với trang phục dân tộc Giáy, và một bộ váy cưới trắng kiểu phương Tây.

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Hoàng Thảo và chồng trong 3 bộ ảnh cưới, lần lượt từ trái sang phải là trang phục dân tộc Dao - áo cưới kiểu Tây - trang phục dân tộc Giáy. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Thảo chia sẻ: “Tôi muốn đám cưới của mình lưu giữ được nét đẹp truyền thống. Chồng tôi và tôi thuộc hai dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có những trang phục riêng biệt và ý nghĩa. Việc chụp ảnh cưới với các bộ trang phục ấy là cách để chúng tôi tôn vinh cội nguồn và giữ lại những kỷ niệm ý nghĩa.”

Không chỉ Thảo, ngày càng nhiều cặp đôi chọn tái hiện văn hóa xưa trong ảnh cưới của mình. Họ diện áo Giao Lĩnh, áo Nhật Bình hay áo dài truyền thống, rồi hào hứng chia sẻ những bức ảnh ấy lên mạng xã hội. Những bộ ảnh độc đáo này không chỉ nhận được lời chúc phúc mà còn khơi dậy sự yêu mến, tự hào về văn hóa truyền thống trong cộng đồng.

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Cô dâu Ngọc Trang và chú rể Hữu Phú tái hiện lại đám cưới Nam Bộ xưa từng gây sốt mạng xã hội hồi tháng 7 năm 2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Giữa guồng quay hiện đại, nét truyền thống vẫn được giữ gìn theo cách mới mẻ, sáng tạo. Đó không chỉ là sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại mà còn là cách các cặp đôi khẳng định bản sắc, lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời.

Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương chia sẻ: “Văn hóa có thể ví như chiếc phễu: qua hơn một thế kỷ, chúng ta đã tiếp nhận vô số ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác như Pháp, Trung Quốc, Mỹ... Sau giai đoạn tiếp nhận đó, sẽ cần thời gian để văn hóa lắng đọng, gạn lọc những điều không phù hợp và giữ lại những giá trị phản ánh đúng bản chất của người Việt. Văn hóa phát triển theo vòng xoắn ốc tiến lên. Một ngày chúng ta sẽ thấy những nghi lễ và trang phục xưa tái hiện, nhưng với một diện mạo mới, phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại.”

Những giá trị tốt đẹp cần thời gian để định hình và tỏa sáng. Đám cưới - nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người - không chỉ là dấu mốc của tình yêu đôi lứa mà còn là biểu tượng của hạnh phúc và sự gắn kết. Dẫu cho nghi lễ, phong tục có thay đổi theo thời gian, điều cốt lõi vẫn luôn là hai con người - những nhân vật chính của ngày trọng đại. Mỗi lời chúc phúc, mỗi món quà trong đám cưới không chỉ là sự sẻ chia niềm vui, mà còn trở thành hành trang quý giá trên chặng đường dài phía trước. Đó là sức mạnh, là điểm tựa để đôi vợ chồng trẻ vượt qua những thử thách của cuộc sống, giữ mãi ngọn lửa yêu thương và bền chặt bên nhau.

Kim Quyên - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động