-->

Lễ nghi trong đám cưới xưa và nay

(LĐTĐ) Đám cưới Việt Nam qua các thời kỳ đã trải qua nhiều biến đổi, từ nghi lễ phức tạp truyền thống đến sự pha trộn hiện đại. Dù có thay đổi, cốt lõi vẫn là tình yêu và sự gắn kết giữa hai con người, là minh chứng cho tình cảm bền chặt trong gia đình và xã hội.
Có ai còn nhớ đám cưới đầu thập niên 90? Hà Nội: Sẽ tổ chức lễ cưới tập thể cho 30 cặp đôi Điểm sáng trong việc cưới xin văn minh

Tháng cuối năm luôn là thời điểm cao điểm cho mùa cưới tại Việt Nam, khi người người nhà nhà nhộn nhịp trong không khí chuẩn bị lễ cưới, từ đặt cỗ, chụp ảnh, gửi thiệp mời đến mừng cưới. Gia đình tôi cũng không ngoại lệ, khi chỉ trong vòng 2 tuần đã tham dự tới 6 đám cưới.Và giữa những tất bật ấy, chúng ta có cơ hội để nhìn lại, chiêm nghiệm về những biến đổi sâu sắc trong tục lệ cưới từ xưa tới nay.Dù thời gian trôi qua, xã hội thay đổi, một điều luôn bất biến - đó chính là hạnh phúc và sự gắn kết giữa hai con người trong hôn nhân.

Lễ nghi trong đám cưới xưa và nay
Ảnh tư liệu về một đám cưới trên phố Hàng Bạc, Hà Nội năm 1955. Cô dâu mặc áo dài trắng, cầm hoa lay ơn, chú rể mặc vét. Ảnh: Đỗ Quốc Khánh.

Đám cưới xưa: Hôn nhân là câu chuyện của gia đình và lễ nghi

Trước thế kỷ 20, hôn nhân tại Việt Nam không chỉ là câu chuyện riêng của cô dâu, chú rể, mà còn là sự kiện trọng đại của cả gia đình, dòng họ. Các nghi lễ cưới hỏi thời đó rất phức tạp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Hoa, và được gọi chung là “Lục lễ”. Quá trình này có thể kéo dài tới ba năm, gắn bó với màu đỏ - biểu tượng của sự may mắn.

Nạp thái: Đây là bước khởi đầu, khi nhà trai nhờ bà mối hỏi ý định gả con của nhà gái; Vấn danh: Đây là công đoạn xem xét ngày tháng năm sinh của đôi trai gái, chọn ngày lành tháng tốt cho hôn lễ; Nạp cát: Nhà trai mang lễ vật đính ước chính thức hỏi cưới cô gái; Nạp chinh/Nạp tệ: Ngày nay được gọi là ăn hỏi, nhưng trước đây thường đi kèm với “thách cưới.”; Thỉnh kỳ: Hai bên gia đình gặp nhau để thống nhất ngày cưới; Thân nghinh: Đón dâu về nhà chồng trong không khí trang trọng.

Trong xã hội truyền thống, cô dâu và chú rể thường chưa từng gặp mặt trước ngày cưới, vì hôn nhân là sự sắp đặt của gia đình. Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương, Trưởng Bộ môn Lịch sử Văn hóa tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, giải thích: “Hôn nhân xưa là sự liên kết không chỉ của hai người, mà còn của hai gia đình, thậm chí hai dòng họ lớn. Điều này bảo đảm sự ổn định trong xã hội cũng như sự phát triển của gia tộc.”

Phong tục “thách cưới” và “ăn sêu” cũng là một phần quan trọng của nghi lễ. “Sêu” là lễ vật định kỳ mà chàng trai phải mang tới nhà gái trước khi kết hôn, như một sự đền bù công dưỡng dục cô dâu. Thách cưới thì là thỏa thuận về lễ vật mà chú rể cần có để được cưới cô dâu. Những nghi lễ như vậy từng rất phổ biến và mang ý nghĩa thử thách, đánh giá phẩm hạnh của chàng rể từ phía gia đình nhà gái.

Ngoài ra, lễ tổ tiên, một nghi thức không thể thiếu, đảm bảo sự kính trọng và ghi nhớ công ơn bậc trước.Cô dâu và chú rể đều phải thực hiện nghi lễ ở cả hai bên nhà, thể hiện lòng hiếu thảo và đạo nghĩa.

Đám cưới thời bao cấp - đơn giản nhưng gắn bó.Sang thế kỷ 20, Việt Nam trải qua nhiều biến động lịch sử, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đám cưới truyền thống.Dưới cái bóng của thời bao cấp, các lễ cưới vẫn diễn ra nhưng với hình thức đơn giản hơn, mặc dù ý nghĩa thiêng liêng vẫn được giữ gìn.

Ông Quang, một cư dân Đống Đa, Hà Nội, kể lại đám cưới vào năm 1968 với vợ quen nhau tại nơi làm việc. Dù thiếu thốn, các nghi lễ như dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu đều được thực hiện đầy đủ. Tất cả đều đơn giản vì hạn chế của tem phiếu - từ bánh kẹo, thuốc lá cho đến những chiếc chiếu, tấm chăn màn - đều được phân phối nhanh chóng và có giới hạn.

“Vợ chồng tôi khi ấy phải thuê trang phục cưới - vest cho tôi và áo dài trắng với hoa lay-ơn cho cô dâu,” ông Quang nhớ lại. “Đám cưới chỉ gói gọn trong 1 ngày và không phải mời nhiều khách, chi phí cho một buổi lễ không nhiều nhưng rất đáng nhớ,” bà Thủy, cưới năm 1975, bổ sung.Mọi người thời đó thường mừng cưới bằng hiện vật hay những khoản tiền nhỏ nhưng rất quý. Những tấm ảnh cưới, dù không nhiều, nhưng là những kỷ vật quý giá.

Đổi thay trong đám cưới hiện đại.Bước vào thế kỷ 21, đám cưới đã chuyển mình mạnh mẽ, mang nét hiện đại, phóng khoáng. Nhiều gia đình chọn tổ chức đám cưới tại các trung tâm tiệc cưới, thay vì tại gia, phần do diện tích nhà ở hạn chế, phần vì nhu cầu về tính thẩm mỹ và tiện lợi. Các nghi lễ cơ bản như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, và lễ cưới vẫn được duy trì nhưng có sự thay đổi về khoảng cách và thời gian tổ chức, giúp phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại bận rộn.

Ngay từ những năm 1990 -2000, làn sóng văn hóa Hồng Kông đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách đám cưới Việt Nam.Chiếc váy cưới phương Tây, nhất là kiểu tùng phồng lộng lẫy đã trở thành xu hướng phổ biến cho hầu hết các cô dâu.“Những bộ phim Hồng Kông nổi tiếng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người trẻ vào thời điểm ấy, từ cách trang điểm cho đến trang phục trong ngày trọng đại,” cô Quỳnh Mai, người đã kết hôn năm 2001, chia sẻ.

Các nghi lễ truyền thống vẫn được giữ nguyên, nhưng khoảng cách thời gian giữa các nghi lễ thường chỉ còn khoảng một tháng. Những nghi thức như cúng tổ tiên tại nhà trai và nhà gái vẫn được duy trì, thể hiện lòng kính trọng với cội nguồn của cả hai dòng họ.

Những thay đổi rõ rệt nhất có lẽ là ở khâu tổ chức tiệc cưới. Ngày nay, tiệc cưới cầu kỳ hơn với các yếu tố hiện đại như trang trí hoa tươi, ánh sáng đẹp mắt, và các nghi thức trao nhẫn, cắt bánh cưới hay uống rượu vang theo phong cách phương Tây. Sự pha trộn giữa văn hóa Đông - Tây đã giúp tạo nên một diện mạo mới mẻ cho đám cưới ở Việt Nam.

Xu hướng kết hợp truyền thống và hiện đại

Trong dòng chảy của sự đổi thay, không ít các cặp đôi chọn cách kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một bản sắc đặc biệt cho hôn lễ của mình.Thảo và chồng, vốn là người dân tộc Dao và Giáy, đã lựa chọn ba bộ trang phục cưới khác nhau để lưu giữ lại kỷ niệm cho ngày trọng đại của mình."Chúng tôi muốn lưu giữ lại nét đẹp truyền thống của từng dân tộc trong bộ trang phục cưới, để tôn vinh cội nguồn," Thảo nói.

Nhiều cặp đôi khác cũng chọn cách tái hiện văn hóa xưa trong ảnh cưới của mình, từ áo Giao Lĩnh, áo Nhật Bình đến áo dài truyền thống - tất cả đều được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhận được nhiều lời khen ngợi và chúc phúc. Những bộ ảnh này không chỉ làm sống lại những giá trị văn hóa đẹp đẽ của dân tộc mà còn góp phần nhắc nhở, bảo tồn cho thế hệ mai sau.

Mặc dù xã hội thay đổi, các nghi lễ cưới có sự biến đổi và cách tân để phù hợp với nhịp sống hiện đại, nhưng đám cưới vẫn giữ được cốt lõi của nó: Là minh chứng cho tình yêu, sự hòa hợp giữa hai con người. Như Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương nhận định, văn hóa vừa là sự tiếp nhận, vừa là sự sáng tạo và chọn lọc những gì phù hợp. Qua hơn một thế kỷ, đám cưới Việt Nam đã chứng kiến những đổi thay lớn lao, từ ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến sự gia tăng về mặt kinh tế, nhưng điều không thay đổi chính là sự gắn kết giữa con người với con người, giữa các thế hệ trong gia đình. Ngày nay, mỗi đám cưới vẫn là một dịp để khẳng định tình yêu và mối liên kết bền chặt trong cộng đồng, một minh chứng cho việc tình cảm giữa hai người vẫn luôn là điều quan trọng nhất, bất kể lễ nghi có biến đổi ra sao.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

Quán bún riêu thu 1,2 triệu đồng 3 bát và quyết định xử phạt "nhanh như điện" của UBND phường Bách Khoa

(LĐTĐ) Sau khi bị khách hàng “tố” thu 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu vào đêm 29/1 (mùng 1 Tết) và ngay sau đó bị chính quyền đình chỉ hoạt động, hiện tại quán bún riêu số 54 Bạch Mai (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã đóng cửa.
Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

Tết ở trạm radar cao nhất Vịnh Bắc Bộ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã tổ chức đoàn công tác mang hàng hóa và cả những tình cảm thân thương của đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ Trạm radar 485 đóng quân trên đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) - một trong 8 trạm radar canh giữ vùng biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo phía Đông Bắc Tổ quốc.
Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

Mâm cỗ Tết đậm chất Hà Nội

(LĐTĐ) Trải qua chiều dài lịch sử, Thủ đô Hà Nội vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo cho riêng mình. Cũng vì vậy, việc đón Tết ở Hà Nội cũng được lưu giữ và truyền lại qua bao thế hệ cho đến ngày nay.
Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo lì xì online dịp Tết

(LĐTĐ) Lì xì điện tử dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, bên cạnh sự tiện lợi, tính năng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị các đối tượng xấu lợi dụng để “bẫy” người dùng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

Ngày hóa vàng năm Ất Tỵ và những điều cần biết

(LĐTĐ) Ngày hóa vàng là thời điểm quan trọng để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và cầu chúc bình an, tài lộc. Việc chọn ngày tốt để hóa vàng không chỉ giúp gia đình cảm thấy yên tâm mà còn mang lại ý nghĩa phong thủy sâu sắc.
Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

Đầu năm mới nên mua gì để rước may mắn vào nhà?

(LĐTĐ) Đầu năm mới, người Việt luôn coi trọng việc mua sắm những vật phẩm mang ý nghĩa cầu may, với mong muốn một năm mới an lành, tài lộc. Dưới đây là một số thứ nên mua để cả năm Ất Tỵ 2025 được hanh thông, thuận lợi.
Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

Tại sao đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi?

(LĐTĐ) Theo quan niệm của người xưa, muối là thứ mặn, chống xú uế, có thể xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn. Tục mua muối đầu năm còn có ý nghĩa cầu mong tình cảm gia đình gắn bó keo sơn giữa các thành viên.
Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

Thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đảo Trà Bản

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã đến thăm, chúc Tết quân và dân đảo Trà Bản, xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

Cầu thủ Nguyễn Xuân Son và gia đình hân hoan đón Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với Nguyễn Xuân Son rất đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên cầu thủ này được trải nghiệm người Việt đón Tết Việt.
Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa

Ngày đầu năm mới người dân thành phố Vinh háo hức chụp ảnh với đường hoa

(LĐTĐ) Ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ 2025, tại thành phố Vinh (Nghệ An), những con đường hoa đã được hoàn thành, sắc xuân tràn ngập trên từng con phố.
Xem thêm
Phiên bản di động