--> -->

Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023

Sáng nay (11/5), tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023.
Hà Nội: Vốn tín dụng tiếp tục tăng trưởng Tiếp tục chỉ đạo, định hướng các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho doanh nghiệp

Tiếp nối thành công, năm nay Ngân hàng Nhà nước tổ chức sự kiện: Ngày chuyển đổi ngành Ngân hàng năm 2023 với chủ đề “Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số”.

Sự kiện được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả ngành ngân hàng đạt được sau 2 năm triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đồng thời hưởng ứng thông điệp của Thủ tướng Chính phủ “Năm 2023 - Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”.

Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, trước bối cảnh mới của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của công nghệ tài chính - Fintech, chuyển đổi số trở thành lựa chọn bắt buộc đối với ngành Ngân hàng Việt Nam, là hướng đi tất yếu giúp ngành Ngân hàng thích ứng và vượt lên thách thức của bối cảnh 4.0.

Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: HP)

Triển khai Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, nhận thức rõ cơ hội lẫn thách thức, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 810/QĐ-NHNN) với quan điểm lấy người dân làm trung tâm và tiện ích, thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ là thước đo hiệu quả chuyển đổi số. Sau gần 2 năm triển khai Quyết định 810, hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng đã ghi nhận những thành tựu rõ nét.

Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023 dự kiến vào ngày 18/5/2023, gồm: Hội nghị chuyên đề: Ứng dụng dữ liệu dân cư trong hoạt động ngân hàng - động lực thúc đẩy chuyển đổi số. Triển lãm trưng bày mô phỏng các sản phẩm dịch vụ nổi bật, tiêu biểu trong chuyển đổi số của các ngân hàng và một số tổ chức trung gian thanh toán.

Về hành lang pháp lý, Ngân hàng Nhà nước đã nghiên cứu ban hành và triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số như: Ban hành hướng dẫn mở tài khoản thanh toán của cá nhân, phát hành thẻ ngân hàng, thực hiện dịch vụ bảo lãnh bằng phương thức điện tử eKYC; trình Chính phủ phê duyệt quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money); đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, quy định về bảo đảm an ninh an toàn và thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật (QR, thẻ chip...) tạo thuận lợi cho việc liên thông, kết nối; giảm phí dịch vụ thanh toán (giai đoạn Covid-19 và hậu Covid-19) để khuyến khích người dân tiếp cận sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử...

Về hạ tầng, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hoạt động an toàn, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc; Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo xây dựng đưa vào vận hành hệ thống bù trừ điện tử phục vụ các giao dịch bán lẻ (ACH) với khả năng thanh toán thời gian thực, hoạt động liên tục 24/7, xử lý giao dịch đa kênh có khả năng tích hợp, kết nối với các ngành, lĩnh vực khác để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số. Công tác bảo đảm an ninh an toàn hệ thống công nghệ thông tin được chú trọng.

Cũng theo Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Ngân hàng Nhà nước) Đoàn Thanh Hải, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước là một trong số các bộ, ngành đã được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương về tinh thần tích cực vào cuộc quyết liệt trong triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06).

Ngày 24/4/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Lãnh đạo Bộ Công an cũng đã ký Kế hoạch phối hợp thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06. Trong đó, nêu cụ thể các nhiệm vụ, giao đơn vị đầu mối với sản phẩm đầu ra và thời hạn hoàn thành cụ thể. Đây là căn cứ quan trọng để các đơn vị thống nhất triển khai thực hiện.

Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nên việc ngành Ngân hàng đã gặt hái một số kết quả tích cực trong triển khai Đề án 06. Đó là Dịch vụ công của Ngân hàng Nhà nước (cấp chứng thư số cá nhân) đã hoàn thành kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân chính thức từ tháng 12/2022. Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp C06-Bộ Công an đối soát, làm sạch 25 triệu hồ sơ khách hàng trong cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia. Hiện đang tiếp tục rà soát làm sạch 26 triệu hồ sơ khách hàng...

Theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2021 Ngân hàng Nhà nước được xếp hạng nhất về an toàn thông tin mạng, thứ 2 về kiến tạo thể chế và thứ 4 về hoạt động chuyển đổi số.

95% tổ chức tín dụng đã và đang xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số tại đơn vị mình. Nhiều tổ chức tín dụng chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; nhiều tổ chức tín dụng có hiệu quả hoạt động tốt nhờ tích cực chuyển đổi số, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang nỗ lực hướng tới. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin được chú trọng.

Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao về số lượng và giá trị giao dịch. Trong 3 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022: Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 53,51% về số lượng; qua kênh Internet tăng 88,11% về số lượng và 7,43% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 65,55% và 13,31%; qua phương thức QR code tăng tương ứng 160,71% và 43,84%; qua POS tăng tương ứng 37,57% và 32,09%; giao dịch qua ATM giảm 2,37% về số lượng và 4,02% về giá trị, phản ánh xu hướng dịch chuyển sang thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Tổng số lượng giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 8,55% về giá trị; qua Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 70,77% về số lượng và 18,55% về giá trị.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư

Cần xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư

Trả lời chất vấn về vấn đề giải quyết dứt điểm các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết đây là vấn đề khó khăn. Song nếu Hà Nội triển khai được các cơ sở tập trung, có đủ cơ chế chính sách để thu hút và tạo điều kiện hoạt động cho các cơ sở giết mổ tập trung, sẽ góp phần thu nhỏ lại các cái cơ sở giết mổ nhỏ lẻ.
Công chức xin thôi việc được trợ cấp 1,5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm đóng BHXH

Công chức xin thôi việc được trợ cấp 1,5 tháng lương hiện hưởng cho mỗi năm đóng BHXH

Từ ngày 1/7, công chức tự nguyện xin thôi việc trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
Ngày đầu phân làn đường Võ Chí Công: Giao thông thuận lợi

Ngày đầu phân làn đường Võ Chí Công: Giao thông thuận lợi

Ngày 9/7, Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức điều chỉnh giao thông, triển khai phương án phân làn cho các phương tiện trên tuyến đường Võ Chí Công. Đáng chú ý, người dân tham gia giao thông trong ngày đầu đã chấp hành khá tốt quy định mới. Nhiều lái xe bày tỏ sự đồng tình, cho rằng việc phân làn rõ ràng giúp hạn chế xung đột giao thông, giảm nguy cơ va chạm và tạo sự văn minh, an toàn hơn khi di chuyển.
Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội

Thống nhất thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có văn bản thống nhất cho Hà Nội thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội.
Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức sau sáp nhập

Chế độ lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức sau sáp nhập

Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định của pháp luật, chỉ đạo sở nội vụ, chủ tịch UBND các xã, phường, đặc khu thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp lương (nếu có) đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng.
Tập đoàn Đèo Cả muốn làm tuyến metro số 2

Tập đoàn Đèo Cả muốn làm tuyến metro số 2

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản số 827 đề xuất với Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) được tham gia làm tuyến metr số 2 (Bến Thành - Tham Lương).
Hà Nội sẵn sàng các phương án phòng ngừa và ứng phó với mùa mưa bão

Hà Nội sẵn sàng các phương án phòng ngừa và ứng phó với mùa mưa bão

Thời điểm này, Hà Nội đang chuẩn bị bước vào cao điểm mùa mưa bão. Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, các đơn vị chức năng trên địa bàn Thành phố đã chủ động triển khai nhiều giải pháp từ sớm. Trong đó, công tác kiểm tra, rà soát hệ thống thoát nước, nạo vét cống rãnh, gia cố công trình trọng yếu, cắt tỉa cây xanh nguy hiểm… đang được tập trung thực hiện.

Tin khác

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Bỏ “room tín dụng” từ 2026: Bước ngoặt chính sách, kỳ vọng khai thông dòng vốn

Quyết định của Chính phủ về việc chấm dứt cơ chế “room tín dụng” từ năm 2026 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong điều hành chính sách tiền tệ. Từ chỗ bị ràng buộc bởi hạn mức cấp phát tín dụng, hệ thống ngân hàng sẽ vận hành theo nguyên tắc thị trường, dựa trên năng lực thực tế, mức độ an toàn vốn và hiệu quả quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo ưu tiên mạnh mẽ hơn cho tín dụng nhà ở xã hội, đặc biệt đối với người trẻ, nhóm đang bị “bỏ quên” trong nhiều chính sách hiện hành.
Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Bổ sung trách nhiệm của sàn và người livestream bán hàng trong dự án Luật Thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ Công Thương đang đề xuất bổ sung quy định về định danh điện tử, trách nghiệm của sàn đối với các mô hình thương mại điện tử như livestream bán hàng để tạo thuận lợi cho hộ, cá nhân tuân thủ quy định về thuế.
Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng năm 2025 ước đạt trên 392.000 tỷ đồng

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Thanh tra NHNN chỉ ra các sai phạm tại Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên

Kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, Ngân hàng TMCP Bắc Á chi nhánh Điện Biên chưa hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh được giao từ Hội sở chính. Bên cạnh đó, công tác quản trị điều hành và kiểm soát nội bộ còn nhiều lỗ hổng. Đặc biệt, quá trình cấp tín dụng tồn tại sai sót trong việc thiết lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ tài sản bảo đảm.
Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Thu ngân sách của Hà Nội trong 6 tháng đạt 76,3% dự toán

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 392,1 nghìn tỷ đồng, đạt 76,3% dự toán pháp lệnh năm và tăng 51,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Đã chi trả gần 30 nghìn tỷ đồng cho người lao động nghỉ việc do sắp xếp bộ máy

Bộ Tài chính khẳng định nguồn kinh phí để giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy được bố trí đầy đủ, không lo thiếu.
Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Hợp tác công tư bước sang trang mới: Hàng loạt ưu đãi thu hút vốn tư nhân

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, việc huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân thông qua phương thức đối tác công tư (PPP) được xem là giải pháp chiến lược.
Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 182/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Bộ Tài chính họp báo thường kỳ quý 2: Nhiều vấn đề liên quan đến thuế được quan tâm

Bộ Tài chính họp báo thường kỳ quý 2: Nhiều vấn đề liên quan đến thuế được quan tâm

Chiều nay (2/7), Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý 2 năm 2025. Một số vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, thuế khoán cho doanh nghiệp, các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán, chống lãng phí tài sản công,… được chú ý.
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất chỉ 5,9%/năm từ 1/7

Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất chỉ 5,9%/năm từ 1/7

Từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2025, người trẻ dưới 35 tuổi vay vốn mua nhà ở xã hội sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ 5,9%/năm trong 5 năm đầu.
Xem thêm
Phiên bản di động