Hà Nội: Vốn tín dụng tiếp tục tăng trưởng
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục dành vốn tín dụng cho dự án đủ điều kiện pháp lý Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mê Linh làm tốt công tác kiểm tra, giám sát vốn tín dụng |
![]() |
Trong tháng 4, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục tập trung vào việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín dụng, thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. (Ảnh: VP). |
Ước tính đến cuối tháng 4, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội ước tính đạt 4.980 nghìn tỷ đồng, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 2,0% so với thời điểm kết thúc năm 2022, trong đó tiền gửi đạt 4.577 nghìn tỷ đồng, tăng 0,1% và tăng 2,2%; phát hành giấy tờ có giá đạt 403 nghìn tỷ đồng, tương đương tháng trước và cuối năm trước.
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tập trung vào việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu tín dụng, thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Ước tính đến cuối tháng 4, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Thành phố đạt 3.032 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 2,9% so với thời điểm kết thúc năm 2022, trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.202 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 2,9%; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.830 nghìn tỷ đồng, tăng 0,5% và tăng 3%.
Các tổ chức tín dụng tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro thông qua việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề trước khi phát sinh tình trạng nợ xấu. Tính đến cuối tháng 4, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiếm 1,9% trong tổng dư nợ và 2,1% tổng dư nợ cho vay.
Về dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng trên địa bàn Thành phố: Cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 19,6% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 19,2%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 9,1%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,2%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,4%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,4%.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai các chính sách, biện pháp cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay phù hợp quy định, xem xét cho khách hàng vay mới, vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; giảm phí các dịch vụ thanh toán để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội

Chú trọng xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Người dân Hà Nội có thể đặt lịch hẹn làm thủ tục hành chính trên ứng dụng iHanoi

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Tìm phương án tháo gỡ khó khăn cho 22 gia đình từng là công nhân nông trường

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An

Khám sức khỏe miễn phí: Hành động thiết thực trong Tháng Công nhân
Tin khác

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động
Tài chính 08/05/2025 10:08

Quy định mới về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi
Tài chính 08/05/2025 09:23

Nhiều vướng mắc “kéo chân” tiến độ giải ngân
Tài chính 06/05/2025 18:17

Hệ thống KRX chính thức vận hành, chứng khoán lập tức tăng điểm
Tài chính 05/05/2025 11:56

Hà Nội: Thu, chi ngân sách trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2025
Infographic 04/05/2025 16:35

Hà Nội thu ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 61,4% dự toán
Tài chính 02/05/2025 21:27

Doanh nghiệp tư nhân cần "đường băng thể chế" để bứt tốc
Tài chính 02/05/2025 10:19

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Tài chính 26/04/2025 09:01

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tài chính 20/04/2025 15:59

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49