Cơn mưa sao băng nhân tạo đầu tiên trên thế giới sẽ diễn ra vào năm 2019
Cuối tuần này có mưa sao băng đẹp nhất năm | |
Ngày mai, Việt Nam đón mưa sao băng đầu tiên của năm 2017 |
Cho đến hiện tại, vấn đề thường gặp phải khi cầu nguyện trước một ngôi sao băng là chẳng bao giờ có một ngôi sao nào ở xung quanh khi chúng ta cần.
Một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực giải trí không gian của Nhật đang chuẩn bị cho màn trình diễn cơn mưa sao băng nhân tạo đầu tiên trên thế giới vào năm 2019, bằng một vệ tinh được chế tạo với mục đích là tạo ra một khung cảnh sao đổi ngôi ngoạn mục.
Công ty có tên ALE này tuyên bố rằng họ có thể tạo ra sao băng ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào và với bất kỳ màu sắc nào – bằng cách phóng các viên đạn nhỏ ra khỏi vệ tinh, và các viên đạn này sẽ bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất.
Những viên đạn này được thiết kế để cháy sáng hơn và lâu hơn so với sao băng tự nhiên – khoảng 5 đến 10 giây – và có thể nhìn thấy ở khoảng cách 100km theo mọi hướng.
Vệ tinh này có khoảng 300 – 400 viên đạn sao băng. |
Các viên đạn sao băng sẽ cháy sáng hơn và lâu hơn so với sao băng tự nhiên. |
Chi tiết của dự án này đã được tiết lộ lần đầu tiên từ năm 2015, nhưng cho đến nay ALE mới công bố về chương trình Thử thách Sao Đổi ngôi – Shooting Star Challenge – cuộc thử nghiệm của vệ tinh trong dự án và sẽ được tổ chức trên bầu trời Hiroshima vào năm 2019.
Một vệ tinh có chứa khoảng 300-400 viên đạn sao băng sẽ được đưa vào quỹ đạo ở phía trên châu Úc khoảng 500 km vào cuối năm 2918. Từ đó, nó sẽ phóng các viên đạn sao băng xuống Nhật Bản.
Các viên đạn sẽ mất khoảng 15 phút để rơi xuống độ cao 60 km phía trên Setouchi – tại điểm đó, chúng sẽ bắt đầu bốc cháy trong bầu khí quyển của Trái Đất.
Một phần của Hiroshima đã được lựa chọn làm khu vực thử nghiệm sao băng nhân tạo do cảnh đẹp nổi tiếng và bầu trời cao và trong của nơi này.
Các viên đạn sẽ bốc cháy trên bầu trời để tạo thành mưa sao băng nhân tạo. |
Chúng sẽ có thể quan sát từ khoảng cách 100 km theo mọi hướng. |
Cũng như nhằm tạo ra một màn trình diễn pháo hoa ngoạn mục, dự án này còn có mục tiêu khuyến khích khoa học thông qua hoạt động giải trí.
Dự án này đã nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều cơ sở giáo dục, chẳng hạn như các trường Đại học Tohoku, Đại học Metropolitan Tokyo, đồng thời cũng nhận được sự tài trợ từ các công ty như FamilyMart và JAL.
Nếu cuộc thử nghiệm thành công, công nghệ ALE có thể sẽ được sử dụng tại Thế vận hội Tokyo 2020 để lấp đầy bầu trời đêm của Sân vận động Olympic bằng các ngôi sao băng vào đêm khai mạc.
Lena Okajima – nhà sáng lập đồng thời cũng là giám đốc điều hành của ALE – phát biểu: “Ngày nay, mọi người thường cúi gắm xuống điện thoại thông minh, và tôi mong muốn sẽ làm họ lại ngẩng đầu lên”.
Theo Anh Thư/ dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54