Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc: Sẵn sàng chia sẻ dữ liệu
Hà Nội rà soát, đôn đốc, kiểm tra tiến độ triển khai Đề án 06 Tháo gỡ vướng mắc, thực hiện hiệu quả Đề án 06 |
Đây là thông tin tại cuộc họp báo quý 4/2022 của Bộ Tư pháp, diễn ra chiều 26/12, do Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Tư pháp Nguyễn Quốc Hoàn chủ trì.
Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Bộ Tư pháp đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện các nhiệm vụ được giao để góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp.
Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tiến hành rà soát, kịp thời góp ý, thẩm định nhiều văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc triển khai Đề án 06.
Ông Nguyễn Quốc Hoàn chủ trì họp báo. |
Năm 2022, Bộ Tư pháp đã kết nối thành công thêm 37 dịch vụ công của Bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia, nâng tổng số dịch vụ công của Bộ kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia lên 57 dịch vụ công (tăng gần 200% so với cuối năm 2021). Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiếp tục thực hiện quy trình kiểm thử đối với 2 dịch vụ công thuộc lĩnh vực Hộ tịch.
Đồng thời, Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan triển khai thí điểm 2 dịch vụ công liên thông: Đăng kí khai sinh - Đăng kí thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng kí khai tử - Xóa đăng kí thường trú - Trợ cấp mai táng phí tại thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam.
Trả lời tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Trung Dũng, Cục Công nghệ thông tin cho biết, thời gian qua, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã nỗ lực thực hiện việc kết nối các cơ sở dữ liệu của ngành Tư pháp và Công an, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Việc này được ngành Tư pháp và Công an thực hiện từ năm 2016 bằng việc Bộ Tư pháp kết nối với hệ thống cấp số định danh cá nhân của Bộ Công an các dữ liệu về khai sinh.
Khi Bộ Công an xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp kết nối Cơ sở dữ liệu hộ tịch với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ 1/7/2021, việc kết nối được tiếp tục triển khai, phân loại với đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân. Các đơn vị của Bộ Tư pháp cũng đang kết nối với Bộ Công an các dịch vụ khai thác, cung cấp thông tin về dân cư.
Sẵn sàng chia sẻ dữ liệu
Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã kết nối và chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đến nay, có nhiều bước tiến mới.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trả lời tại cuộc họp báo. |
Liên quan đến việc bỏ Sổ hộ khẩu giấy, ông Hải cho biết, Luật Hộ tịch đã dự báo, triển khai một số hoạt động, gần như đi trước. Từ năm 2017, tất cả các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực của Bộ Tư pháp, trong đó có hộ tịch, đã dự liệu không yêu cầu người dân sử dụng Sổ hộ khẩu, hạn chế thông tin về nơi cư trú. Đến ngày 14/11/2022, qua rà soát và công bố với 37 thủ tục, tất cả đều không sử dụng Sổ hộ khẩu.
“Hiện có 58,1 dữ liệu hộ tịch trong hệ thống, trong đó có 36,3 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có 8,1 triệu trẻ em đăng ký khai sinh và cấp số định danh, 4,3 triệu đăng ký khai sinh đã được chuyển sang cơ quan Bảo hiểm xã hội để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em. Về cơ bản, việc kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chúng tôi đã sẵn sàng. Ngoài Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chúng tôi cũng đã sẵn sàng chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu khác”, ông Hải cho biết.
Nói về cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn điện tử, theo ông Hải, Bộ Tư pháp đang có dự án đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, giai đoạn đầu đang hình thành cơ sở dữ liệu, là mấu chốt để sau này thực hiện đăng ký kết hôn trực tuyến. Tuy nhiên, với thủ tục kết hôn, sau khi đăng ký kết hôn trực tuyến thì người vợ/chồng vẫn phải đến cơ quan đăng ký để ký trực tiếp, chứ không thể ký qua mạng internet được.
Theo Bộ Tư pháp, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hiện có hơn 58 triệu dữ liệu hộ tịch các loại, bao gồm: Hơn 36 dữ liệu đăng ký khai sinh, hơn 8 triệu dữ liệu đăng ký kết hôn, gần 6,1 triệu trường hợp đăng ký khai tử và hơn 7,8 triệu dữ liệu đăng ký các sự kiện hộ tịch khác.
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Thành phố kết nối toàn cầu
Xã hội 18/01/2025 10:17
Khai mạc Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần VI
Xã hội 15/01/2025 14:58
Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An triển khai hiệu quả chuyển đổi số
Chuyển đổi số 07/01/2025 11:47
Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI
Xã hội 03/01/2025 13:20
Ngành khoa học và công nghệ đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số 31/12/2024 08:13
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo động lực phát triển kinh tế số và đột phá công nghệ
Xã hội 27/12/2024 14:15
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Chuyển đổi số 12/12/2024 13:59
Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi
Chuyển đổi số 08/12/2024 13:35
Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh
Xã hội 05/12/2024 16:25