Cơ hội trở lại Hàn Quốc làm việc
![]() | Sắp diễn ra phiên giao dịch việc làm cho lao động EPS và IM Japan về nước |
![]() | Lao động đi xuất khẩu về nước: Rộng mở cơ hội việc làm |
![]() | Gần 1000 chỉ tiêu tuyển dụng lao động EPS và IM Japan về nước |
Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc (MOEL) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tất cả người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS sẽ phải tham dự kỳ thi tiếng Hàn EPS-TOPIK do Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) thực hiện theo sự ủy quyền của Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và chỉ những người đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn này mới được phép làm hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.
![]() |
Lao động EPS về nước đúng hạn sẽ có cơ hội trở lại Hàn Quốc làm việc. Ảnh minh họa |
Đối tượng dự thi là những người lao động đã làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, hết thời hạn 03 năm đã được gia hạn thời gian làm việc thêm 1 năm 10 tháng, tự nguyện về nước đúng thời hạn hoặc trước khi hết hạn cư trú hợp pháp tại Hàn Quốc (thời điểm về nước: Từ ngày 01/01/2010 trở lại đây), tuổi từ 18 đến hết 39 tuổi (có ngày sinh trong khoảng thời gian từ ngày 20/03/1979 đến ngày 19/03/2001); không có án tích theo quy định của pháp luật, chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc, không bị cấm xuất cảnh Việt Nam.
Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc theo diện visa E-9 hoặc (và) E-10 thì tổng thời gian cư trú phải dưới 5 năm. Trường hợp người lao động về nước trước khoảng thời gian thay đổi Luật Cư trú (11/2017) vẫn có thể có tên trong danh sách người lao động đủ điều kiện tham dự kỳ thi mặc dù đã có tổng thời hạn cư trú quá 5 năm tại Hàn Quốc. Tuy nhiên những người lao động này vẫn không được đăng ký dự thi vì không đạt đủ điều kiện tham gia kỳ thi...
Các ngành nghề thi tuyển gồm có: Sản xuất chế tạo, Nông nghiệp/Chăn nuôi, Xây dựng, Ngư nghiệp, Dịch vụ. Nếu người lao động đăng ký dự thi có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp Hàn Quốc cuối cùng trước khi về nước (thời gian làm việc tại đây trên 1 năm), người lao động phải đăng ký dự thi theo ngành trước đây đã làm việc.
Về cách thức dự thi, Ban Tổ chức quy định: Người lao động trực tiếp đăng ký dự thi từ ngày 19/3 đến 21/3/2019 (3 ngày) tại một trong các địa điểm: Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước (trong khuôn viên Trường Đại học Đại Nam), địa chỉ: Số 1, phố Xốm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội và trụ sở đại diện Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại TP HCM , địa chỉ: Số 45 Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP HCM. Việc xếp loại người đạt yêu cầu sẽ được thực hiện theo nguyên tắc lấy từ người có điểm cao nhất trở xuống trong số những người lao động đạt điểm từ 95 - 200 điểm.
Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam về chương trình đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc quy định Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phái cử người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.
Đồng thời, chỉ những người lao động đã đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn và nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển tại Trung tâm Lao động ngoài nước mới có thể được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc tuyển dụng. Thí sinh (người lao động) đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn đủ điều kiện để đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc, nhưng điều này không đảm bảo về việc người lao động sẽ được ký hợp đồng để sang Hàn Quốc làm việc.
Về lệ phí dự thi, người lao động nộp khoản tiền Việt Nam tương đương 24 đô la để tham dự kỳ thi tiếng Hàn đặc biệt (EPS-TOPIK). Trong trường hợp đạt yêu cầu qua kỳ thi và đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc, người lao động lưu ý chỉ nộp những khoản tiền đã được Bộ Lao động – Thương binh và xã hội quy định, để Trung tâm Lao động ngoài nước thực hiện các thủ tục cần thiết đưa người lao động sang Hàn Quốc làm việc.
Ngoài Trung tâm Lao động ngoài nước, không một tổ chức hay cá nhân nào được phép tham gia vào các quy trình phái cử lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Vì vậy, người lao động cần lưu ý và phòng tránh những hành vi lừa đảo.
Phạm Diệp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp
Việc làm 17/04/2025 17:46

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động
Việc làm 17/04/2025 17:31

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể
Việc làm 13/04/2025 22:28

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai
Việc làm 13/04/2025 20:10

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc
Việc làm 13/04/2025 06:02

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động
Việc làm 12/04/2025 19:49

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động
Việc làm 11/04/2025 16:29

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An
Việc làm 11/04/2025 15:28

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM
Việc làm 10/04/2025 13:44

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp
Việc làm 09/04/2025 16:48