--> -->

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ để hỗ trợ khách hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của Thống đốc NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Agribank giảm lãi vay kịp thời, hỗ trợ khách hàng "vượt" đại dịch Covid-19 Doanh nghiệp chung tay cùng hỗ trợ người nghèo vượt qua đại dịch Ngân hàng tăng sức “đề kháng” với nợ xấu

NHNN cho biết, nhiều tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng đề nghị NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN để đảm bảo phù hợp với diễn biến mới của tình hình dịch Covid-19 lần thứ 4 bắt đầu kể từ ngày 27/4/2021 với phạm vi ảnh hưởng rộng hơn và có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước.

Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu đề xuất của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, các doanh nghiệp, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng cho thấy, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn trong thời kỳ hậu Covid-19 là cần thiết.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ để hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua dịch Covid-19 bằng việc xem xét cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi, duy trì sản xuất.

Cũng theo NHNN, trên cơ sở Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 14/7/2021 Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2021 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, để đảm bảo tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, đồng thời, giúp các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng chủ động trong kế hoạch hỗ trợ khách hàng.

Theo đó, quan điểm sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 nhằm tiếp tục tạo điều kiện, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua dịch Covid-19, xem xét cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi, duy trì sản xuất thông qua giải pháp tình thế về cơ chế là Thông tư 01 để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn trong dịch Covid-19.

Đồng thời, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng xuất phát từ việc Thông tư 01 tạm thời cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ (không ghi nhận mức độ rủi ro thực tế của khách hàng do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19).

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng và khách hàng cần thích ứng với thực trạng dịch Covid-19 tại Việt Nam để chủ động thỏa thuận, thống nhất các nội dung phù hợp với năng lực trả nợ và mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của khách hàng để xác định tiếp tục hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Dự thảo Thông tư cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện.

Cụ thể, phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022; số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a- Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này; b- Số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; c- Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021; d- Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày thời điểm dự thảo Thông tư có hiệu lực thi hành; được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19;

Khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật; thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022.”

Miễn, giảm lãi, phí

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 5 về miễn, giảm lãi, phí của Thông tư số 01. Cụ thể, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19. Việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 30/6/2022.

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 Thông tư số 01 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-NHNN) như sau: “2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định của NHNN Việt Nam về phân loại nợ trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư này của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 1/8/2021 như sau: a) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu đối với số dư nợ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư này; b) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày khoản nợ bị chuyển quá hạn đối với số dư nợ quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 4 Thông tư này; c) Giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại tại thời điểm gần nhất trước ngày thực hiện miễn, giảm lãi lần đầu đối với số dư nợ quy định tại Điều 5 Thông tư này”.

Đối với các hợp đồng, thỏa thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư số 01 và Thông tư số 03. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, thỏa thuận nêu trên được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định pháp luật và các quy định có liên quan của Thông tư này./.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Cần đột phá mạnh về thể chế, nguồn lực cho đổi mới sáng tạo ở Thủ đô

Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt cho phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại, đáng sống, cần cụ thể hóa giải pháp, hoàn thiện thể chế và tạo đột phá mạnh mẽ về nguồn lực, hạ tầng và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Thành phố cần có chính sách đột phá để bảo vệ môi trường

Là một công dân của Thủ đô Hà Nội, nơi tôi sinh sống, làm việc và gắn bó mỗi ngày, tôi đặc biệt quan tâm đến các vấn đề về bảo vệ môi trường, phát triển đô thị xanh, thông minh và bền vững.
Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Khẩn trương triển khai đáp ứng công tác y tế ứng phó cơn bão số 3

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố, trạm y tế các phường/xã về việc khẩn trương triển khai đáp ứng công tác phòng, chống, ứng phó bão số 3 (Wipha).
Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Chủ động ứng phó bão số 3: Hà Nội chỉ đạo “nóng”, tăng cường bảo đảm an toàn giao thông

Trước ảnh hưởng của bão số 3, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện tham gia giao thông.
Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Bão số 3 đã mạnh thêm 1 cấp, cấp 10, giật cấp 12, cách Hưng Yên khoảng 280km

Theo cảnh báo từ chuyên gia khí tượng, bão số 3 đã đi vào Vịnh Bắc Bộ; không chỉ gây mưa lớn mà còn thiết lập một dải hội tụ nhiệt đới khiến nhiều tỉnh thành ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục đối mặt với mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Đặc biệt, các khu vực miền núi phía Bắc, Thanh Hóa và Nghệ An được dự báo là "tâm mưa" với nguy cơ cực cao về lũ quét và sạt lở đất, ngay cả khi bão đã suy yếu.
Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Nhiệm kỳ tới Hà Nội phải giải quyết dứt điểm dự án treo, quy hoạch treo để tránh lãng phí

Cần thí điểm mô hình “tổ công tác đặc biệt” để giải quyết nhanh các vướng mắc cho các dự án bị treo, hoặc chậm tiến độ trên địa bàn Thủ đô. Qua đó, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tin khác

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh lên cao nhất 15,5 triệu đồng/tháng

Theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân dự kiến được nâng từ 11 triệu đồng lên khoảng 13,3 - 15,5 triệu đồng/tháng. Đối với mỗi người phụ thuộc, mức giảm trừ cũng sẽ tăng lên 5,3 - 6,2 triệu đồng/tháng. Chính sách này được dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026, nhằm phù hợp với biến động giá cả và đời sống người dân.
Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Chứng khoán Việt sôi động chinh phục đỉnh mới

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn khởi sắc rõ nét khi VN-Index liên tục bứt phá và tiến sát mốc kháng cự tâm lý 1.500 điểm. Trong tuần giao dịch từ 14 đến 18/7, chỉ số này đã tăng gần 40 điểm, đạt 1.497,28 điểm, mức cao nhất từ đầu năm 2025 đến nay. Điểm nhấn của thị trường nằm ở dòng tiền mạnh mẽ, lan tỏa đều khắp các nhóm ngành, đặc biệt là bất động sản, ngân hàng, bán lẻ và chứng khoán.
Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Từ năm 2026, những trường hợp nào được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt?

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/6/2025 quy định một số trường hợp người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp và các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ ngày 1/1/2026.
GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

GDP lập đỉnh: Giải mã động cơ tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đang ghi nhận đà phục hồi ấn tượng, với mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025 đạt 7,52% - cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2025. Trong bức tranh tươi sáng đó, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được xem là những “mũi nhọn” góp phần quan trọng, đồng thời phản ánh nỗ lực mạnh mẽ của toàn nền kinh tế trong bối cảnh còn nhiều thách thức từ thị trường quốc tế.
Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế

Nhằm hỗ trợ cơ sở kinh doanh trong quá trình kê khai thông tin địa chỉ khi sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, cơ quan thuế đã tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, tuyên truyền sâu rộng, hướng dẫn chi tiết, đồng thời kịp thời cảnh báo nguy cơ giả mạo.
Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Hỗ trợ sử dụng hóa đơn điện tử theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Trước những thay đổi về địa giới hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, ngành Thuế đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi, không gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời cảnh báo các hành vi giả mạo nhằm bảo vệ người nộp thuế.
Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế khẳng định không yêu cầu hộ kinh doanh nộp căn cước để cập nhật thông tin

Cục Thuế cho biết, hiện nay có hiện tượng một số đối tượng giả danh cơ quan thuế yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, để tránh tình trạng trên, Cục Thuế thông báo cho người nộp thuế một số lưu ý.
FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

FDI đăng ký tăng mạnh tạo kỳ vọng mới cho nền kinh tế

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt trên 21,5 tỷ USD, tăng mạnh 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Thanh tra NHNN chỉ ra một số vi phạm tại Shinhan Bank Việt Nam

Shinhan Bank Việt Nam bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chỉ ra nhiều tồn tại trong quản trị, tín dụng, ngoại hối và bị yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục toàn hệ thống.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu đến hết năm 2026

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu như hiện hành là 2.000 đồng/lít đến hết năm 2026.
Xem thêm
Phiên bản di động