Chuyên gia nước ngoài hiến kế và chia sẻ kinh nghiệm với Hà Nội về "làm sạch" môi trường
Hà Nội tìm giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường Lắng nghe giải pháp để Hà Nội nhanh chóng cải thiện chất lượng môi trường |
Sáng 14/3, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”. Trình bày tham luận tại hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra những giải pháp đáng chú ý để bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội.
Kiểm soát ô nhiễm thông qua đổi mới công nghệ
Đến từ Trường Đại học Kitakyushu (Nhật Bản), GS Kiwao KADOKAMI mang đến tham luận Kinh nghiệm trong quản lý và bảo vệ môi trường đô thị tại thành phố Kitakyushu, Nhật Bản với nhiều nội dung rất đáng chú ý. Bản tham luận đã phác họa tiến trình ô nhiễm môi trường xảy ra tại Kitakyushu bắt đầu là ô nhiễm không khí, nước từ những năm 1901 do phát triển công nghiệp nặng và hóa chất.
Tiến trình khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại Thành phố này được thực hiện sau đó với hàng loạt các sáng kiến như khắc phục ô nhiễm bằng phương pháp Kitakyushu; Hợp tác quốc tế về môi trường; Tái chế chất thải thông qua dự án Eco-Town; Phát triển cộng đồng bền vững. Những sáng kiến đó đã góp phần quan trọng giải quyết tình trạng ô nhiễm tại thành phố Kitakyushu. Đến nay, năm 2025, thành phố này đang bứt phá hướng tới mục tiêu không phát thải cacbon.
![]() |
Các chuyên gia nước ngoài tại Hội thảo. |
Điểm nhấn đáng chú ý trong giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mà thành phố Kitakyushu thực hiện mang đến chính thành phố này - “phương pháp Kitakyushu”. Đây là phương pháp phối hợp giữa chính phủ và doanh nghiệp trong khắc phục ô nhiễm và là nền tảng cho con đường tích hợp của phát triển kinh tế và môi trường.
Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm do các doanh nghiệp ở thành phố này thực hiện cũng không chỉ dừng lại ở việc xử lý khí thải trước khi thoát ra khỏi ống khói mà còn tập trung cải tiến quy trình sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất ít ô nhiễm hơn. Công nghệ này không chỉ giúp cải thiện môi trường mà còn mang lại lợi ích kinh tế bằng cách nâng cao năng suất.
Nhờ những giải pháp hiệu quả, phép màu đã thật sự diễn ra khi bầu trời và biển ở thành phố Kitakyushu đã phục hồi về trạng thái trước khi bị ô nhiễm trong khoảng 15 năm. GS Kiwao KADOKAMI cho biết, từ câu chuyện làm sạch môi trường tại Kitakyushu, chúng ta có thể nhận thấy, sự hợp tác giữa người dân, doanh nghiệp, chính quyền và nhà khoa học là chìa khóa để giải quyết các vấn đề môi trường.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát ô nhiễm thông qua đổi mới công nghệ có thể song hành với phát triển kinh tế. Đồng thời, cần phổ biến các mô hình tốt nhất ra thế giới và thúc đẩy hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường toàn cầu. Đặc biệt, để phát triển sự vững chắc, điều quan trọng là truyền lại kinh nghiệm, công nghệ và tri thức đã đạt được cho các thế hệ tiếp theo.
Loại bỏ xe cũ và xe thải khí cao
Chia sẻ kinh nghiệm của Thủ đô Bắc Kinh về xử lý ô nhiễm không khí, TS. Zbigniew Klimont - Trưởng nhóm nghiên cứu quản lý ô nhiễm Chương trình Năng lượng, Khí hậu và Môi trường cho biết, từ Thế vận hội Mùa hè 2008 đến nay, Bắc Kinh đối diện với ô nhiễm PM (bụi mịn). Tuy nhiên, từ sau năm 2013, ô nhiễm vùng đã giảm đáng kể. Để có được điều đó là nhờ “cuộc chiến chống ô nhiễm không khí” được sự hỗ trợ của chính quyền Trung ương và địa phương.
![]() |
TS. Zbigniew Klimont chia sẻ kinh nghiệm của Thủ đô Bắc Kinh về xử lý ô nhiễm không khí. |
Cụ thể là thành phố đã có sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị; Luật Chất lượng không khí được cải tổ; phát triển mạng lưới giám sát chất lượng không khí từ 35 trạm năm 2013 lên hơn 1.000 trạm tại Bắc Kinh; có chế độ xử phạt mới đối với hành vi không tuân thủ quy định về không khí; các khoản đầu tư về ô nhiễm không khí trong Kế hoạch hành động về không khí sạch Bắc Kinh 2013 - 2017 đã tăng từ khoảng 0,5 tỷ đô la lên 2,5 tỷ đô la.
“Trong giai đoạn 2013 - 2017, nồng độ PM2.5 đã giảm 35% ở Bắc Kinh và 25% ở khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc”, TS. Zbigniew Klimont cho biết.
Để hiểu rõ nguồn ô nhiễm PM2.5, TS. Zbigniew Klimont cho rằng là do phương tiện mô-tô, đốt than, sản xuất công nghiệp, bụi, ô nhiễm trong nhà và nguồn khác.
Theo TS. Zbigniew Klimont, các hành động phối hợp như: giảm tiêu thụ than, đối với hộ gia đình, chuyển từ than sang khí đốt và điện; đóng cửa các doanh nghiệp cũ, gây ô nhiễm và thực thi nghiêm ngặt giới hạn khí thải; tăng cường vận tải công cộng (đến năm 2022 có trên 70% giao thông xanh trong khu vực đô thị); loại bỏ xe cũ và xe thải khí cao, thúc đẩy xe năng lượng mới… đã giúp Bắc Kinh giảm lượng khí thải và nồng độ PM2.5 trên toàn khu vực.
Do vậy, bài học từ cuộc chiến chống ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh đó là đa dạng hóa nền kinh tế trong nước để tránh cho việc công nghiệp nặng làm ô nhiễm đất và không khí. Đồng thời kiểm soát khí thải của phương tiện, đặc biệt là ô tô và xe tải cũ. Yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân lắp đặt thiết bị kiểm soát khí thải…
Thông tin là sức mạnh, chính vì thế phải tạo sự minh bạch về dữ liệu chỉ tiêu môi trường. Nhấn mạnh ô nhiễm không khí vượt qua mọi ranh giới hành chính, quốc tế, quốc gia, khu vực và địa phương, TS. Zbigniew Klimont chia sẻ hợp tác xuyên biên giới là rất quan trọng để tạo ra các giải pháp hiệu quả và lâu dài. Ngoài ra, Thành phố cần có những nguồn dự trữ sâu rộng về kiến thức khoa học và kinh nghiệm quản lý chất lượng không khí trên toàn thế giới để làm bài học kinh nghiệm.
Theo GAINS - Việt Nam, hợp tác với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), từ năm 2015, khoảng 30 triệu người của miền Bắc (tức là 71% dân số của vùng), đã tiếp xúc với PM2.5 vượt quá tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia.
Mức độ ô nhiễm vượt quá cao tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia của Việt Nam đối với PM2.5 là 25 µg/m³. Phần lớn PM2.5 được vận chuyển vào Hà Nội từ bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Vinamilk trao quà, thăm hỏi hơn 650 thương bệnh binh nhân dịp 50 năm đất nước thống nhất

Hình ảnh chật cứng dòng phương tiện trên khắp các tuyến đường trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Chuỗi chương trình âm nhạc dân tộc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bến xe đông đúc trong ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Tăng cường rà soát, nắm bắt thông tin liên quan đến việc thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm

Phó Giám đốc Sở NN&MT Hà Nội: Công tác GPMB là phép thử năng lực giữa các đơn vị liên quan

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội trao hỗ trợ gia đình công nhân môi trường qua đời do tai nạn
Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/4: Ngày có mưa vài nơi, đêm có mưa giông rải rác
Môi trường 29/04/2025 05:55

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/4: Trời gió nhẹ, rải rác có giông
Môi trường 28/04/2025 06:00

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/4: Nhiều mây, sáng sớm có mưa rào, ngày nắng
Môi trường 27/04/2025 06:35

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 26/4: Có mưa rào, cục bộ có nơi mưa to
Môi trường 26/04/2025 06:14

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/4: Trời mát, chiều đề phòng mưa dông, lốc và gió mạnh
Môi trường 25/04/2025 06:42

Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính
Đô thị 24/04/2025 10:29

Kỳ 2: Bài toán chưa có lời giải
Môi trường 24/04/2025 08:00

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/4: Ngày nắng, chiều tối có mưa rào, rải rác có giông
Môi trường 24/04/2025 06:25

Dự báo thời tiết tại Hà Nội ngày 23/4: Ngày nắng nóng, đêm có mưa rào và dông vài nơi
Môi trường 23/04/2025 06:16

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/4: Ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông rải rác
Môi trường 22/04/2025 06:17