-->

Chung sức, đồng lòng thực hiện hiệu quả dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh

Sáng 16/6, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV với đa số đại biểu tán thành, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Quốc hội nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh: Xung lực phát triển từ đường vành đai 3 Xem xét điều chỉnh phí hạ tầng cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 7/2022

Nhân dịp này, Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn với ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, địa phương được giao chuẩn bị đầu tư và điều phối chung dự án.

Phóng viên: Thưa ông, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 3. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, đặc biệt là nỗ lực không mệt mỏi và kỳ vọng lớn lao của Đảng bộ và nhân dân TP.HCM, mà trọng tâm là ngành giao thông vận tải Thành phố. Là người tâm huyết và được giao trọng trách nặng nề để triển khai các phần việc quan trọng của dự án, ông đánh giá thế nào về thời khắc đặc biệt này?

Ông Trần Quang Lâm: Đây là dự án giao thông đường bộ có tổng mức đầu tư khoảng 75.378 tỷ đồng, là dự án có quy mô lớn nhất khu vực phía Nam từ trước đến nay. TP.HCM rất vinh dự được giao nhiệm vụ làm cơ quan chuẩn bị, lập chủ trương đầu tư và là cơ quan đầu mối điều phối dự án này trong suốt quá trình triển khai, thực hiện sắp tới.

Phóng viên: Xin ông khái quát định hình các công việc sắp tới?

Ông Trần Quang Lâm: Dự án có 8 dự án thành phần, mỗi địa phương làm 2 dự án (giải phóng mặt bằng và xây lắp), công tác bàn giao hồ sơ cho các địa phương sẽ được thực hiện trong những ngày tới.

Thành phố sẽ phối hợp với các địa phương (Long An, Đồng Nai, Bình Dương) để trình Chính phủ ban hành Nghị quyết triển khai dự án. Các địa phương sẽ chỉ đạo tổ chức thực hiện nhanh từng nội dung có liên quan đến địa phương mình, đảm bảo tiến độ chung. TP.HCM là cơ quan điều phối chung để đảm bảo thống nhất về tiến độ, các yếu tố kỹ thuật, chất lượng công trình,…

Hiện nay TP.HCM và các địa phương đã xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai dự án, dự kiến sẽ tổ chức ký kết trong đầu tháng 7/2022 bao gồm các phần việc quan trọng gồm triển khai công tác khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, bàn giao ranh dự án (dự kiến Quý 4/2022) để triển khai các công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cuối năm 2023 bàn giao tối thiểu 70% mặt bằng, đảm bảo tiến độ khởi công dự án vào cuối năm 2023.

Phóng viên: Đây là dự án trọng điểm Quốc gia, có tính chất liên Vùng, đi qua nhiều địa bàn, ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng cũng như áp lực công việc trong thời gian tới?

Ông Trần Quang Lâm: Áp lực vô cùng lớn, riêng dự án thành phần của TP.HCM có tổng mức đầu tư 48.022 tỷ đồng, trong đó từ nay đến năm 2025 giải ngân hơn 38.000 tỷ đồng, gần với tổng số vốn đầu tư 5 năm (giai đoạn 2020-2025) của ngành giao thông Thành phố. Khối lượng công việc và nguồn vốn gần như gấp đôi, trong khoảng thời gian rất ngắn nên áp lực không hề nhỏ.

Chung sức, đồng lòng thực hiện hiệu quả dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm: TP.HCM và các địa phương sẽ nỗ lực, quyết tâm để hoàn thành dự án đúng theo tiến độ cam kết.

Phóng viên: Những giải pháp nào để triển khai dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, thưa ông?

Ông Trần Quang Lâm: Trước khối lượng công việc đồ sộ, rất nhiều áp lực, thời gian qua TP.HCM và các địa phương luôn “trăn trở” để đề xuất các cơ chế đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ dự án, mong muốn dự án hoàn thành đúng tiến độ. Muốn vậy phải có cách làm mới và những người tham gia vào dự án phải quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Chắc chắn, Thành phố sẽ có mô hình tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành dự án tương ứng để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Trong đó, việc thành lập Tổ công tác dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP.HCM theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các vấn đề quan trọng, mang tính chất liên tỉnh. Trên cơ sở đó, TP.HCM và các địa phương sẽ thành lập Ban Chỉ đạo dự án thành phần để lãnh đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Cùng với đó, sẽ có Ban Chỉ huy dự án đầu tư xây dựng Đường Vành đai 3 TP.HCM là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo để điều hành giải quyết ngay các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Sở GTVT Thành phố sẽ tham mưu UBND TP.HCM ban hành Nghị quyết hoặc Chỉ thị triển khai thực hiện dự án, trong đó đề xuất các giải pháp gắn trách nhiệm của Lãnh đạo các Sở ngành, địa phương, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai.

Để tư vấn cho Ban Chỉ đạo dự án nhận diện các vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình triển khai dự án, giúp chủ đầu tư chủ động trong công tác quản lý dự án, Thành phố sẽ mời các chuyên gia có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành, am hiểu các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, vật liệu xây dựng, công nghệ, tổ chức thi công, đấu thầu,… tham gia Hội đồng cố vấn dự án.

Bên cạnh đó, nhằm phục vụ việc điều hành dự án, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, Thành phố sẽ áp dụng công nghệ thông tin (ứng dụng trong thiết kế, lập dự toán, theo dõi tiến độ, khối lượng xây dựng) theo dõi tiến độ xử lý các hồ sơ văn bản của dự án. Nếu đơn vị nào, khâu nào để chậm trễ làm ảnh hưởng tiến độ, ứng dụng sẽ tự động “nhắc việc” và báo cáo Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc. Nếu tiếp tục bị chậm trễ sẽ bị xử lý. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu cấp bách của dự án này.

Dự án Vành đai 3 TP.HCM đã được Quốc hội cho áp dụng các cơ chế đặc biệt, ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn Trung ương theo cơ cấu, tiến độ xây dựng, cùng với đó là sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ và các Bộ ngành. TP.HCM và các địa phương sẽ nỗ lực, quyết tâm để hoàn thành công trình đúng theo tiến độ cam kết.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Chung sức, đồng lòng thực hiện hiệu quả dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM sẽ tháo gỡ nhiều điểm nghẽn cho Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đường Vành đai 3 dài khoảng 76,34 km, đi qua địa bàn TP.HCM (47,51 km, đi qua thành phố Thủ Đức, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh), tỉnh Đồng Nai (11,26 km, đi qua huyện Nhơn Trạch), tỉnh Bình Dương (10,76 km, đi qua thành phố Dĩ An, Thủ Dầu Một, Thuận An), tỉnh Long An (6,81 km, đi qua huyện Bến Lức).

Dự án là tuyến đường cao tốc loại A, quy mô 8 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h, đường song hành có quy mô ít nhất 2 làn xe. Dự kiến sau khi được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, trong quý III/2022 - quý II/2024 sẽ giải phóng mặt bằng để đến quý IV/2023 khởi công xây lắp và hoàn thành toàn dự án vào năm 2026.

Xuân Tình - Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản số 1564/UBND-NC về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập huấn nghiệp vụ cho 450 cán bộ Công đoàn

Ngày 19/4, Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội phối hợp với Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn cho 450 cán bộ Công đoàn cơ sở năm 2025.
Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Tin khác

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện

Công ty CP Xe điện Hà Nội vừa tổ chức khai trương tuyến buýt điện số 34 (Bến xe Mỹ Đình - Gia Lâm). Như vậy, Hà Nội chính thức có thêm một tuyến xe buýt điện mới.
Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm làm chủ đầu tư, chính thức khởi công từ tháng 2/2023. Tuyến đường có tổng chiều dài 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngày 19/4, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an cho biết, nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc các phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) phục vụ lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lực lượng CSGT sẽ tập trung kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về TTATGT.
Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất

Ngày 17/4, Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất thử nghiệm chuyến bay thực tế và khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga hành khách T3, được thực hiện bởi Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines với hành trình Thành phố Hồ Chí Minh - Vân Đồn (chở 105 hành khách) và ngược lại (SGN-VDO-SGN).
Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Trước áp lực ùn tắc kéo dài tại các nút giao trọng điểm, Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai hàng loạt biện pháp mạnh: xén vỉa hè, thu hẹp dải phân cách và dỡ bỏ đảo giao thông để mở rộng mặt đường.
Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Hà Nội: Dự kiến tăng cường hơn 600 lượt xe khách phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4

Trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến sẽ tăng cường hơn 600 lượt xe phục vụ người dân.
Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Mở rộng Quốc lộ 32: Nhiều phương tiện phải thay đổi lộ trình lưu thông

Huyện Ba Vì thông tin, nhằm phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - Giai đoạn 1 (đoạn qua thị trấn Tây Đằng), đơn vị sẽ tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông. Đáng chú ý, nhiều phương tiện lưu thông qua Quốc lộ 32 sẽ phải thay đổi lộ trình.
Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tập huấn an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe buýt

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong quý I/2025, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự được triển khai đồng bộ với 69 khóa và 1.405 lượt học viên.
"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt

"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt

Sau hơn 4 tháng triển khai Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông, tình trạng xe máy đi ngược chiều, leo vỉa hè tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp; trong đó, có nhiều tài xế xe ôm công nghệ. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) liên tục ra quân xử lý, tuy nhiên, dường như một bộ phận người dân vẫn cố tình vi phạm, cho thấy dấu hiệu "nhờn" luật đáng lo ngại.
Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông

Hà Nội mở lòng hiếu khách và nét đẹp văn hóa giao thông

Những ngày này, Thủ đô Hà Nội vinh dự đón tiếp các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm và làm việc, mang theo những cơ hội hợp tác và thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trong không khí trang trọng và mến khách này, mỗi chúng ta, những người dân Thủ đô nói riêng và người Việt Nam nói chung, đều có cơ hội thể hiện nét đẹp văn hóa, sự mến khách và ý thức kỷ luật cao thượng của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông.
Xem thêm
Phiên bản di động