-->
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định mức phạt vi phạm hành chính cao hơn

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định mức tiền phạt cao hơn trên toàn địa bàn Thành phố nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cụ thể hóa được Nghị quyết của Bộ Chính trị Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch Sửa Luật Thủ đô: Ưu đãi cho phát triển khoa học, công nghệ

Không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, thực tiễn cho thấy tình hình vi phạm hành chính đang diễn ra rất phức tạp trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo ở Thủ đô, đòi hỏi phải có giải pháp thích hợp để tăng tính răn đe, phòng ngừa.

Do vậy, Điều 34 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung 3 lĩnh vực mà HĐND thành phố Hà Nội được quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, Điều 35 còn quy định biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính chưa được pháp luật hiện hành quy định là ngừng cung cấp dịch vụ tại địa điểm vi phạm đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy.

Góp ý nội dung này, Hội Luật gia quận Tây Hồ đồng tình với phương án cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định mức phạt tiền cao hơn nhưng không quá 2 lần mức phạt tiền tối đa do Chính phủ quy định đối với một số hành vi vi phạm hành chính tương ứng trong các lĩnh vực văn hóa, quảng cáo, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đến Nhân dân và du khách, đồng thời mang tính răn đe khi hành vi vi phạm đó bị cộng đồng xã hội phê phán, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định mức phạt vi phạm hành chính cao hơn
Đoàn kiểm tra của quận Bắc Từ Liêm kiểm tra cơ sở sản xuất bánh Trung thu nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Lê Thắm

Đồng thời, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính bằng việc y ngừng cung cấp dịch vụ đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thủ đô là biện pháp thực sự cần thiết, nhằm áp dụng ngăn chặn kịp thời đối với chủ đầu tư cố tình vi phạm, coi thường pháp luật.

Chỉ nên quy định việc ngừng cung ứng dịch vụ điện, nước là biện pháp ngăn chặn

Trong tham luận gửi đến hội thảo góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi), PGS.TS. Nguyễn Văn Quang, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, thực tiễn thi hành Luật Thủ đô và Luật Xử lí vi phạm hành chính trong thời gian qua cho thấy, ngoài ba lĩnh vực văn hóa, xây dựng và đất đai, vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực khác như quảng cáo, phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng xảy ra khá phổ biến, tác động rất tiêu cực đến văn minh đô thị, trật tự an toàn xã hội ở đô thị, đặc biệt là đối với Thủ đô Hà Nội.

PGS.TS. Nguyễn Văn Quang cho rằng, việc bổ sung thêm vi phạm hành chính trong ba lĩnh vực nêu trên vào nhóm vi phạm hành chính mà Hà Nội có thể quy định mức phạt cao hơn (nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt tối đa) là có thể thực hiện được.

Mặc dù khoản 1, khoản 3 Điều 23 Luật Xử lí vi phạm hành chính không quy định thẩm quyền của HĐND thành phố trực thuộc trung ương trong việc quy định mức phạt tiền cao hơn đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo, phòng cháy, chữa cháy và an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng Luật Thủ đô (sửa đổi) hoàn toàn có thể đưa ra quy định đặc thù áp dụng cho Thủ đô.

Cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định mức phạt vi phạm hành chính cao hơn
Nhiều cơ quan, đơn vị tổ chức góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Về phạm vi không gian được áp dụng những quy định đặc thù về mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, PGS.TS Nguyễn Văn Quang cho rằng, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xác định khu vực có điều kiện về phát triển kinh tế - xã hội không phù hợp với việc áp dụng các quy định về mức phạt tiền cao hơn. Thực tế, phạm vi không gian lãnh thổ của Thủ đô hiện nay rất rộng và sự chênh lệch về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội giữa một số khu vực trên địa bàn Thủ đô là khá rõ ràng.

Góp ý về giải pháp hoàn thiện quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ThS. Nguyễn Thu Trang, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, cần hợp nhất quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) với các quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Là văn bản được ban hành sau, Luật Thủ đô (sửa đổi) có thể đưa ra các quy định để sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành của Luật Xử lí vi phạm hành chính. Sự hợp nhất giữa quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) với quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính là cần thiết để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong việc xử lý các vi phạm hành chính tại Thủ đô. Việc hợp nhất này cũng đồng thời đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của hệ thống pháp luật

Đồng thời, ThS. Nguyễn Thu Trang cho rằng, chỉ nên quy định việc ngừng cung ứng dịch vụ điện, nước là biện pháp ngăn chặn chứ không phải biện pháp bảo đảm xử lí vi phạm hành chính và quy định rõ trường hợp nào sẽ được áp dụng các biện pháp này, nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch và thống nhất trong việc thực hiện.

Bên cạnh đó, quy định cụ thể về thẩm quyền cũng như thủ tục áp dụng các biện pháp này. Cụ thể, Luật có thể lựa chọn trao quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường trong việc áp dụng biện pháp này đối với các vi phạm trên địa bàn phường mình. Trong trường hợp vi phạm diễn ra trên địa bàn của nhiều phường trong quận thì thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND quận. Tương tự, đối với vi phạm diễn ra trên địa bàn nhiều quận thì thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND Thành phố…

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Đầu tư hạ tầng đồng bộ để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Trên cơ sở xác định các ngành công nghiệp văn hóa ưu tiên, cùng với các nội dung có liên quan được xác định tại các văn bản Luật Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội đã và đang tiếp tục cụ thể hoá các cơ chế, chính sách (cả cơ chế đặc thù) cho lĩnh vực quan trọng này để góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong giai đoạn tới.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô

Việc lập quy hoạch trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch đê điều và các quy hoạch khác có liên quan.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Thực hiện hiệu quả các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô

Chiều 24/3, Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024: Cơ sở khoa học và thực tiễn".
Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Tập trung soạn thảo, ban hành văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Thành ủy; sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND Thành phố; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc soạn thảo các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động