--> -->

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cụ thể hóa được Nghị quyết của Bộ Chính trị

Sáng 20/9, phát biểu tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là dự án Luật rất quan trọng nên cần rà soát, nghiên cứu bổ sung sao cho cụ thể hóa được các Nghị quyết của Trung ương và Bộ Chính trị đưa Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Trường Hữu nghị T78 là cầu nối vun đắp thêm mối quan hệ đặc biệt Việt- Lào Chủ tịch Quốc hội: Thanh niên gánh vác sứ mệnh phát triển quốc gia, thịnh vượng thế giới

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. Theo đó, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) xây dựng dựa trên 5 quan điểm: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô 2012; luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.

Dự thảo Luật hiện được bố cục thành 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều).

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cụ thể hóa được Nghị quyết của Bộ Chính trị
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Qua thẩm tra Dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật và các cơ quan tham gia thẩm tra đều tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm kịp thời thể chế hóa các quan điểm, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội được đặt ra trong các nghị quyết của Bộ Chính trị, tạo cơ chế đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh đưa Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được Chính phủ chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, chất lượng, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội.

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, đây là dự án Luật đặc biệt quan trọng với Thủ đô nên cần phải tiếp tục rà soát, nghiên cứu để thể chế hóa đầy đủ, cụ thể các chủ trương để Thủ đô Hà Nội phát triển như mục tiêu đề ra trong nghị quyết của Trung ương và Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cụ thể hóa được Nghị quyết của Bộ Chính trị
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị không hợp thức hóa chung cư mini

Riêng về vấn đề phân cấp và phân quyền cho Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, phân cấp và phân quyền toàn diện, không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, song vẫn phải có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời, nghiên cứu quy định để Thành phố có thể phân quyền cho cấp dưới như quận, huyện, sở, ngành.

Về vấn đề luật hóa nhiều cơ chế đã áp dụng cho một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, Ban soạn thảo cần trao đổi với các địa phương này để xem nội dung nào cần điều chỉnh, nâng cấp hơn cho Hà Nội.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) phải cụ thể hóa được Nghị quyết của Bộ Chính trị
Bí Thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), cần trao quyền cho Hà Nội quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với thực tiễn.

Phát biểu tại phiên họp, đề cập quy chuẩn, tiêu chuẩn, nhất là với quy hoạch, xây dựng... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay, qua vụ cháy chung cư mini vừa rồi mới thấy có những vấn đề còn bất cập trong công tác quản lý Nhà nước liên quan đến xây dựng. Tòa nhà được cấp phép xây 6 tầng, nhưng chủ nhà xây lên tới 9 tầng. Đây không chỉ là vi phạm mà nếu xét điều kiện thực tế về hạ tầng, giao thông tại khu vực xảy ra vụ hỏa hoạn cho thấy, việc cho phép xây 6 tầng cũng đã bất cập, khu vực này có thể chỉ phù hợp xây dựng 2-3 tầng.

Từ thực tế đó, Bí Thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), cần trao quyền cho Hà Nội quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với thực tiễn, vào những địa bàn cụ thể để đảm bảo an ninh, an toàn lâu dài.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Sân bay Vân Đồn và Cát Bi mở cửa trở lại từ 12h trưa 22/7 sau ảnh hưởng bão số 3

Do ảnh hưởng của bão số 3 (Wipha), hai sân bay Vân Đồn và Cát Bi đã chính thức mở cửa trở lại từ 12h trưa ngày 22/7, khôi phục hoạt động tiếp nhận và khai thác tàu bay.
Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Hà Nội: Các phường Thanh Xuân, Khương Đình, Phương Liệt chủ động ứng phó với bão, mưa lũ

Ủy ban nhân dân (UBND) các phường đã chủ động rà soát các khu dân cư, có phương án sơ tán người dân đến nơi an toàn trong trường hợp xảy ra bão mạnh, úng ngập lớn. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ" để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch

Phường Cầu Giấy: Dâng hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đoàn đại biểu Đảng ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường và lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc phường Cầu Giấy đã trang trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch, Nghĩa trang thành phố Hà Nội, Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ phường Dịch Vọng và phường Dịch Vọng Hậu (cũ).
Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chuẩn bị chu đáo cho Đại hội Đảng bộ xã Quảng Oai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 21/7, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Quảng Oai tổ chức Hội nghị lần thứ ba nhằm thảo luận, góp ý hoàn thiện công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, mang tính chất quyết định cho việc tổ chức thành công Đại hội - sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của xã sau sáp nhập.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa, xử lý nghiêm hành vi găm hàng, thổi giá trong mưa bão

Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp

Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Đại hội điểm Chi bộ MTTQ phường Thượng Cát: Khẳng định vai trò trong giai đoạn mới

Đại hội điểm Chi bộ MTTQ phường Thượng Cát: Khẳng định vai trò trong giai đoạn mới

Trong không khí dân chủ, đoàn kết và trách nhiệm, ngày 21/7, Chi bộ cơ quan Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) phường Thượng Cát đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây không chỉ là sự kiện chính trị quan trọng mở đầu cho nhiệm kỳ mới, mà còn là bước khởi đầu mang tính định hướng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, khẳng định vai trò nòng cốt của Chi bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco

Ngày 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco, dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới và tiến hành nhiều hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 22/7-30/7.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Cấm biển, ngư dân khẩn trương tránh bão số 3

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các tỉnh Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh quyết định cấm biển, ngư dân khẩn trương chống bão.
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Công điện của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sáng 21/7 nêu rõ yêu cầu sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống do bão số 3 gây ra.
Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Nhiều chuyến bay bị huỷ, tàu liên vận phải dừng do ảnh hưởng của bão số 3

Bão số 3 (Wipha) là cơn bão rất mạnh với tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng cả trên biển và đất liền. Theo dự báo, từ chiều nay (21/7) đến ngày mai, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sẽ nằm trong vùng tâm bão đổ bộ, đối mặt với gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ lũ quét, sạt lở. Cơ quan chức năng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn cấp ứng phó với bão số 3

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành thành lập các đoàn công tác để phối hợp với 5 địa phương chỉ đạo ứng phó với bão số 3 và mưa lũ.
Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Dông lốc quét qua TP.HCM, Đồng Nai khiến nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ

Chiều 20/7, cơn mưa kéo dài kèm theo gió giật, dông lốc mạnh quét qua nhiều khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đồng Nai khiến hàng loạt cây xanh ngã đổ, một số nhà tốc mái. Chưa ghi nhận thương vong về người.
Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bổ sung quy định về giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã

Bộ Nội vụ đang được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cấp xã. Động thái này nhằm hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3

Ngày 20/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu tại trụ sở UBND các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và hơn 1.700 xã, phường về công tác chủ động ứng phó cơn bão số 3 (bão Wipha).
Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Hà Tĩnh, Nghệ An nhanh chóng cứu hộ các tàu thuyền bị chìm

Do dông lốc, sóng to, mưa lớn, trong đêm 19/7, nhiều tàu thuyền đánh cá, du lịch của người dân hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An đã bị đánh chìm. Lực lượng chức năng, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng cứu nạn cứu hộ người và tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động