-->

Chờ “làn gió mới” phát triển nhà ở xã hội

Thời gian vừa qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến công tác phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên tiến độ vẫn chưa được như kỳ vọng. Đến thời điểm hiện tại, với việc 3 bộ luật liên quan được đẩy sớm hiệu lực (từ 1/8), hy vọng những “điểm nghẽn” sẽ được khơi thông để các dự án nhà ở xã hội được triển khai mạnh mẽ.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Có tiến triển nhưng vẫn chậm

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, giai đoạn từ 2021 - 2023, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 5 dự án nhà ở xã hội hoàn thành, 2 dự án hoàn thành một phần với khoảng 0,41 triệu m2 sàn, tương đương 5.200 căn hộ (bao gồm 1 dự án xây dựng nhà ở công nhân hoàn thành với 0,13 triệu m2 sàn, 1.170 căn hộ). Có 54 dự án đang triển khai với khoảng 3,1 triệu m2 sàn, tương đương 46.700 căn hộ. Đến giai đoạn 2015 - 2023, tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn Hà Nội bình quân đạt khoảng 3,16%/năm. Tuy nhiên, phần lớn lượng giao dịch trên thị trường chủ yếu vẫn từ các dự án nhà ở căn hộ trung và cao cấp, tập trung tại khu vực gần trung tâm, giao thông thuận tiện, đa dạng về tiện ích, thiết kế căn hộ linh hoạt, có tiến độ thanh toán hợp lý, chủ đầu tư có uy tín và có tiềm năng tăng giá trong tương lai.

Chờ “làn gió mới” phát triển nhà ở xã hội
Ảnh minh họa.

Cụ thể, ở giai đoạn trên có khoảng 466 dự án đã hoàn thành với khoảng 29,3 triệu m2 sàn; 598 dự án đang triển khai, tương đương khoảng 106,6 triệu m2 sàn. Trong số đó có 30 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành với khoảng 1,66 triệu m2 sàn; 58 dự án đang triển khai với khoảng 4 triệu m2 sàn, 60.480 căn hộ và có 83 ô đất có tổng quy mô sử dụng đất khoảng 43,58ha tại 48 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất 20%, 25% để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định.

Để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển nhà ở được giao, thành phố Hà Nội đã bổ sung 15 khu đất mới quy mô lớn để đầu tư các dự án nhà xã hội tập trung, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật - xã hội. Trong đó có 2-3 khu xây nhà ở công nhân gần các khu công nghiệp. Mỗi khu đất dự kiến phát triển khoảng 2.000 căn, tổng 30.000 căn. Vừa qua, thành phố cũng phê duyệt chủ trương đầu tư 4 dự án nhà ở xã hội độc lập với khoảng 1 triệu mét vuông sàn, chuẩn bị đấu thầu chọn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói đây mới chỉ là của Hà Nội, trên thực tế bên cạnh những lý do chủ quan ngay trong nội bộ thành phố như chưa bố trí quỹ đất, chưa có báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc, quy mô dân số thì những vấn đề khách quan khác liên quan đến cơ chế chính sách mới là tác nhân chủ yếu khiến hầu hết kế hoạch đề ra đều không đạt được tiến độ.

Cần cơ chế rõ ràng

Nhiều ý kiến cho rằng, đa phần các vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản thì 70% liên quan đến pháp lý, ảnh hưởng này càng rõ ràng với các dự án nhà ở xã hội. Có thể kể đến như xác định tiền sử dụng đất, phê duyệt đầu tư dự án, đấu thầu dự án… Thực tế, thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy cả nước năm 2023 có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc chủ yếu về mặt pháp lý. Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong, quá trình triển khai thực hiện công tác xây dựng nhà ở xã hội có một số khó khăn, vướng mắc như: Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu mất nhiều thời gian; quy định về thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội chưa rõ ràng…

Nhưng việc đẩy sớm thời gian hiệu lực kể từ ngày 1/8 với các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, sẽ góp phần tháo gỡ được nhiều vướng mắc về chính sách, nhất là chính sách về nhà ở xã hội. Vấn đề quan trọng, đó là sớm có các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật liên quan nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, có tính khả thi, sát với thực tiễn để vừa có thể tháo gỡ cho thị trường, vừa đảm bảo được các nhu cầu dân sinh.

Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, các quy định mới đã thể hiện sự thông thoáng nhờ đó, nhiều vướng mắc gây khó khăn trong triển khai các dự án nhà ở xã hội như quỹ đất, nguồn vốn, điều kiện mua bán… sẽ được tháo gỡ. Đây sẽ là động lực để phát triển thị trường bất động sản nói chung và nhà ở xã hội nói riêng.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Điệp cũng nhấn mạnh các quy định thông thoáng cần song hành chế tài quản lý chặt chẽ. Đặc biệt, các cấp chính quyền địa phương chứng thực điều kiện cho người mua nhà đúng đối tượng. Các cấp, ngành kết hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để vừa tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho người dân tiếp cận nhà ở nhưng phải bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tránh việc lợi dụng chính sách để đầu cơ, thổi giá.

Hiện, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch phát triển 5 khu nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, với tổng quy mô sử dụng đất 248 ha. Đến nay, Sở Xây dựng đã hoàn thành hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư đối với 4/5 dự án, với quy mô 203 ha đất, tổng diện tích sàn nhà ở khoảng 0,83 triệu m2, khoảng 12.300 căn hộ; Sở Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì thẩm định.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

“Chim Lạc tung cánh” - Biểu tượng khát vọng thịnh vượng và bản sắc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (1995 - 2025) và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc - biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.
Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa cần thực hiện theo lộ trình phù hợp, chắc chắn

Với vai trò định hướng, thành phố Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ về công nghệ, truyền thông, hợp tác quốc tế và phát triển thị trường. Việc phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa cần được thực hiện theo lộ trình với những bước đi phù hợp, chắc chắn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Phát huy vai trò của Công đoàn trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc nhằm tạo môi trường làm việc an toàn, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

Hà Nội thí điểm tiếp nhận “phi địa giới hành chính” một số thủ tục hành chính phục vụ người dân

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 439/TB-UBND (ngày 17/4/2025) về kết quả buổi làm việc của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

LĐLĐ huyện Phú Xuyên đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên đã tập trung chỉ đạo, triển khai tới Công đoàn cơ sở (CĐCS) thực hiện tốt phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”, qua đó đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần tích cực vào phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn.

Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Sắp đấu giá 47 lô đất ở huyện Mỹ Đức, từ 3,5 triệu đồng/m2

Vào ngày 3/4 tới, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 47 lô đất thuộc 7 xã trên địa bàn huyện.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất

Thanh Oai (Hà Nội): Thu ngân sách hơn 1.300 tỷ đồng từ đấu giá đất

Trong tháng 3 này huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã tổ chức 3 phiên đấu giá đất, thu về ngân sách 1.384 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động