-->

Chính phủ ưu tiên cao nhất cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế để phục vụ 3 khâu đột phá chiến lược, trên cơ sở bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, quán triệt yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường công khai, minh bạch, khắc phục được các hạn chế, bất cập, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
Rà soát giảm phí, lệ phí tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 Chính phủ yêu cầu sớm có kế hoạch mở cửa lại trường học Chính phủ thảo luận về dự thảo Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 18/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 11/2021. Cùng chủ trì phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Lê Văn Thành.

Tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về các đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi) do Bộ Tài chính xây dựng, Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) do Bộ Y tế xây dựng, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, Luật Lưu trữ (sửa đổi) do Bộ Nội vụ xây dựng, Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) do Ngân hàng Nhà nước xây dựng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao dịch điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng.

Chính phủ ưu tiên cao nhất cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Sau khi các thành viên Chính phủ thảo luận, Thủ tướng Chính phủ kết luận, Chính phủ đã thống nhất thông qua đề nghị xây dựng các dự án luật nói trên, giao các cơ quan chủ trì xây dựng tiếp thu các ý kiến thảo luận rất sôi nổi, tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng tại phiên họp để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, phân tích rõ các căn cứ về chính trị, pháp lý và thực tiễn, trình các cấp có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Đánh giá kỹ tác động của các đề xuất chính sách mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ xác định dành ưu tiên cao nhất cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, phục vụ ba khâu đột phá chiến lược. Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII và các nghị quyết của Chính phủ từ khi được kiện toàn cũng nhấn mạnh cần ưu tiên cho công tác này. Trong nhiều tháng qua, Chính phủ đều có các phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Thủ tướng đánh giá cao các cơ quan đã căn cứ chương trình làm việc, tích cực chuẩn bị các hồ sơ, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để trình các cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chung với việc xây dựng và hoàn thiện thể chế là bám sát Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương các khóa; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Các cơ quan quản lý nhà nước tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực bảo đảm công khai, minh bạch và tăng cường kiểm tra, giám sát. Trong quá trình thiết kế chính sách, pháp luật, cần giải quyết hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội, đẩy đẩy hợp tác công tư trên nền tảng phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế…

Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, ưu tiên bố trí nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ trưởng khác để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tránh mâu thuẫn, chồng chéo hoặc bỏ sót vấn đề, để khoảng trống pháp lý giữa các luật. Song song với việc nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, cần nâng cao hiệu quả trong tổ chức thực hiện pháp luật, đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo quan điểm người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể của mọi chính sách, con người vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Chính phủ ưu tiên cao nhất cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày đề nghị xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi). (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng yêu cầu bám sát, tiếp thu các ý kiến tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, chú trọng tổng kết thực hiện các quy định trước đây, đánh giá kỹ tác động của các đề xuất chính sách mới, chú trọng việc lấy ý kiến các đối tượng tác động và các chuyên gia, nhà khoa học để cập nhật, điều chỉnh, hoàn thiện hồ sơ, chính sách sát thực tiễn, phù hợp với tình hình đất nước, khắc phục, hạn chế tối đa các bất cập, yếu kém, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc do quy định chưa phù hợp thực tiễn… theo tinh thần có kế thừa, đổi mới và phát triển.

Quán triệt những định hướng lớn trong xây dựng các luật

Về đề nghị xây dựng Luật Giá (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm, bảo đảm tính linh hoạt, cơ động theo cơ chế thị trường, xử lý hài hòa, hợp lý quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội, phù hợp tình hình thực tiễn. Cơ quan quản lý nhà nước tập trung xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình, điều kiện, các bộ ngành, địa phương bám sát thị trường để chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Việc xây dựng luật sửa đổi phải khắc phục được các bất cập, hạn chế, các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm... liên quan tới giá. Chú ý công cụ bình ổn giá, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội, bỏ qua an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Về đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), Thủ tướng nêu rõ, đây là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội rất quan tâm tại kỳ họp Quốc hội vừa qua. Thủ tướng yêu cầu phân tích kỹ thêm tác động của các chính sách trên cơ sở bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân gắn với bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển tốt hơn, lành mạnh hơn. Cùng với đó, cần đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý, chuyển đổi số, tăng cường kiểm tra, giám sát, phân cấp, phân quyền, bảo đảm công khai, minh bạch.

Chính phủ ưu tiên cao nhất cho xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường công khai, minh bạch
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thủ tướng yêu cầu quán triệt, bám sát các quan điểm mới về an sinh xã hội trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết 20 của Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc ​và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, nhất là bảo đảm nguyên tắc đóng – hưởng, nguyên tắc chia sẻ rủi ro, tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; huy động hệ thống y tế tư nhân tham gia khám chữa bệnh cho người dân…

Về đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Thủ tướng yêu cầu tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 93 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần đối với người lao động; quán triệt, bám sát các quan điểm mới trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 28 của Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; phân tích kỹ tác động chính sách, nhất là với đối tượng điều chỉnh để cụ thể hóa, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chính sách bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn.

Về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao dịch điện tử, Thủ tướng nêu rõ, đây là lĩnh vực có những thay đổi rất nhanh trong thời gian qua nên việc sửa đổi, bổ sung Luật là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, phạm vi giao dịch điện tử rất rộng, do đó, phạm vi điều chỉnh của luật cần cân nhắc phù hợp, hiệu quả trên cơ sở rà soát các luật khác có liên quan. Thủ tướng lưu ý một số vấn đề như tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quy định hiện hành, xử lý các khoảng trống pháp lý; các vấn đề liên quan an ninh mạng, hoàn chỉnh và chia sẻ cơ sở dữ liệu, quản lý các nền tảng số, trong đó có các nền tảng số của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam…

Thủ tướng lưu ý một số vấn đề mới khi đề nghị xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi) trong bối cảnh chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Cụ thể, đó là các chính sách về lưu trữ tư nhân, lưu trữ điện tử; nâng cao năng lực chuyển đổi số, bảo đảm an ninh mạng; trưng mua, trưng dụng tài liệu lưu trữ; quyền khai thác dữ liệu… Thủ tướng yêu cầu cần nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động, có các công cụ phù hợp, hiệu quả để phát huy mặt tích cực, hạn chế tối đa tác động tiêu cực có thể phát sinh.

Thủ tướng nhấn mạnh việc đề nghị xây dựng Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Thủ tướng yêu cầu tiếp tục lấy ý kiến các đối tượng liên quan và tham khảo kinh nghiệm, pháp luật của các nước; hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống rửa tiền, góp phần phòng chống tội phạm, tham nhũng, tiêu cực, thất thoát tài sản…

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm

(LĐTĐ) Xuân Ất Tỵ 2025, nhiều du khách trong và ngoài nước chọn cho mình tour du lịch miền Tây Nam Bộ. Chuyến du lịch Sài Gòn - Mỹ Tho - Bến Tre - Cần Thơ mang đến trải nghiệm độc đáo, du khách được tham quan miệt vườn, khám phá những cù lao nổi tiếng trên hai dòng sông Tiền và sông Hậu, thưởng thức các món đặc sản miền Tây, trở về miền ký ức xưa nơi làng quê Nam Bộ…
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 3/2 (mùng 6 Tết Ất Tỵ) - ngày làm việc đầu tiên của Xuân mới, đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Huỳnh Thanh Xuân - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô.
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tin khác

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

(LĐTĐ) Sáng 1/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự Lễ khởi công dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Dự buổi lễ còn có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các Bộ, ngành Trung ương.
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 08/CĐ-TTg về khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết

TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Ngày 30/1 đại diện Phòng cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt – Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết: Trong 5 ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (từ 25/1 - 29/1), lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Thành phố đã lập biên bản 3.515 trường hợp, trong đó lập biên bản 1.581 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn (0 ô tô, 1.505 xe máy, 74 phương tiện khác), tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 433 trường hợp; 14 trường hợp điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma tuý (tạm giữ 14 xe máy), tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 trường hợp.
Bộ Nội vụ đề xuất thành phố Hà Nội được tổ chức 10 phòng thuộc UBND cấp huyện

Bộ Nội vụ đề xuất thành phố Hà Nội được tổ chức 10 phòng thuộc UBND cấp huyện

(LĐTĐ) Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ đề xuất được tổ chức 10 phòng thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, chưa tính số phòng tăng thêm theo quy định của Luật Thủ đô và phòng được thí điểm thành lập.
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới

Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, sáng 29-1 (mùng 1 Tết), Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Phủ Chủ tịch.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới

Năm cũ vừa khép lại với nhiều thành công, Hà Nội cùng cả nước đang bước vào năm mới với nhiều khí thế, niềm vui và kỳ vọng.
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường

Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, đúng thời khắc Giao thừa thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Lương Cường có thông điệp chúc Tết gửi đến đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước, cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Xem thêm
Phiên bản di động