Chỉ tăng lương thôi chưa đủ
Lương tối thiểu 2017 tăng cao nhất 250 ngàn đồng/tháng | |
Cần tăng lương tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu |
Thế nào là nhu cầu sống tối thiểu?
Như Lao động Thủ đô từng một số lần đề cập thế nào gọi là mức sống tối thiểu, vấn đề này đến nay vẫn chưa có định nghĩa nào rõ ràng, thậm chí ngay Luật Lao động cũng chỉ đề cập chung chung khái niệm mức sống tối thiểu. Cụ thể, Bộ Luật Lao động quy định: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình”.
Lương tối thiểu và lương cơ bản chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của NLĐ khi họ có thể tiếp cận với nhà ở trong một thời gian nhất định |
Theo các chuyên gia, mức sống tối thiểu trong một nền kinh tế đang chuyển đổi; đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã bước sang ngưỡng nước có thu nhập trung bình (GDP đầu người đạt trên 2.000 USD/người/năm) thì nhu cầu sống tối thiểu sẽ bao gồm tiền lương, tiền công của một người lao động nói riêng của một cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con đang theo học nói chung phải tạm đủ trang trải một số nhu cầu sau: Tiền chi tiêu gia đình (sinh hoạt hằng tháng), tiền học cho con, tiền khám, chữa bệnh và các loại tiền trang trải cho những khoản liên quan đến cái gọi là “ma chay, hiếu hỉ”- đấy là chưa kể tiền để đi du lịch hằng năm.
Vậy với mức lương tối thiểu hiện nay áp dụng với công nhân lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nói riêng; đặc biệt với những người hưởng lương theo hệ số là công chức, viên chức đã đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu thế nào? Đơn cử, một công nhân may mặc, tính cả lương và tiền làm thêm ca khoảng 3,5 - 5 triệu đồng/tháng hoặc một cử nhân ra trường hệ số lương 2,34 quả rất chật vật với chuyện mưu sinh, đừng nói đến mức sống tối thiểu. Anh Nguyễn Hoàng Hùng - kỹ sư công nghệ thông tin hiện đang làm cho một ngân hàng ở Hà Nội - có mức thu nhập hằng tháng khoảng 9 triệu đồng, vợ anh làm kế toán cho một cơ quan thông tấn, thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng - với thu nhập như vậy cũng được cho là trung bình khá, vậy mà 10 năm nay vợ chồng anh (đã có 1 cháu gái) vẫn không tài nào tích góp đủ tiền để mua căn hộ chung cư để sống. “10 năm đi thuê nhà và không biết bao giờ đủ tích lũy để mua căn nhà xã hội”- anh Hùng cho hay.
Được biết, từ năm 1994 đến nay, mức lương cơ bản đã được điều chỉnh cao lên gấp 10 lần, cụ thể: Năm 1994 mức lương cơ bản là 120.000 đồng/người/tháng, thì nay là 1.210.000 đồng/người/tháng. Dẫu tăng gấp 10 lần trong vòng 1 thập kỷ, song thực tế mức lương cơ bản vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của một bộ phận hưởng lương.
Phải tính trên bình diện giá và thu nhập
Theo chuyên gia Vũ Quang Thọ, lương và thu nhập phản ánh giá trị sức lao động mà NLĐ bỏ ra; đồng thời cũng là chỉ số phản ánh năng suất lao động của người lao động. Thế nhưng, bất luận thế nào trong một nền kinh tế bình thường, thì mức lương của NLĐ phải đáp ứng nhu cầu sống của họ.
Dẫn chứng vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng không cần đề cập đến các nước thuộc nhóm công nghiệp phát triển (G7), mà ngay những nước có nền kinh tế mới nổi như Malaysia, Singapore, lương và thu nhập của NLĐ không chỉ đáp ứng nhu cầu sống của họ mà còn có tích góp cho tương lai. Đơn cử như Malaysia, khi một kỹ sư, cử nhân ra trường đi làm trong công ty, mức lương của họ được nhận không chỉ đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tháng, mà mỗi tháng họ đều trích ra được khoảng 15% tổng quỹ lương để doanh nghiệp tự động chuyển sang hệ thống ngân hàng giúp họ có điều kiện mua ôtô, nhà ở theo hình thức trả dần.
Nói một cách ngắn gọn lương tối thiểu chỉ có thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu; thu nhập đáp ứng được các nhu cầu sống của NLĐ khi và chỉ khi tổng thu nhập (lương, thu nhập thêm) của một cặp vợ chồng trẻ sau khi trừ chi tiêu, hàng tháng vẫn có thể tích lũy được 10% giá trị của lương, thu nhập, sao cho 5 năm, 10 năm có thể mua được một căn chung cư làm nơi an cư. Còn nếu cứ diễn ra tình trạng, một công nhân lao động, viên chức, công chức tích góp đến 50 năm nếu hưởng mức như hiện tại vẫn không thể mua nổi căn nhà… thì có tăng lương thế nào cũng khó giải quyết triệt để bài toán lương - giá. |
Sở dĩ họ làm được điều đó là vì lương, thu nhập với giá cả trên thị trường của họ không quá chênh lệch nhau. Còn ở nước ta, suốt 2 thập kỷ qua, các yếu tố lương - thu nhập - giá vẫn chưa thể song hành. Làm một phép tính đơn giản, lương của lực lượng vũ trang hiện nay được xếp ở bậc cao nhất, thế nhưng ví như một chiến sĩ đeo quân hàm đại úy hay thiếu tá thì tổng tiền lương một tháng cũng chỉ từ 5 - 8 triệu đồng. Mức lương đó cũng chưa có khả năng tích góp để lo tương lai xa cho con cái. Trong khi, lương của các cử nhân hoặc những người có trình độ trung cấp, cao đẳng sẽ phải trang trải cuộc sống ra sao?
Mức lương cơ bản là thế, mức lương tối thiểu áp dụng cho NLĐ tại các doanh nghiệp là vậy thì mặt giá vẫn ở rất cao. Một căn hộ chung cư xã hội ở Hà Nội, để được sở hữu người mua phải có trong tay ít nhất 700 triệu đồng. Với hệ số lương và thu nhập của đại bộ phận NLĐ như hiện nay thì rất khó có khả năng mua được. Thậm chí, một cặp vợ chồng có mức thu nhập 12 - 13 triệu đồng/tháng, nếu không có nhà phải đi thuê cũng sẽ rất “chật vật” với cuộc sống mưu sinh.
Vì vậy, việc tăng lương cơ bản nói chung, tăng lương tối thiểu vùng đối với công nhân lao động làm việc tại doanh nghiệp nói riêng là một chủ trương đúng nhằm góp phần cải thiện đời sống của CNVC và người lao động. Tuy nhiên, để mục tiêu biến lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, điều quan trọng phải xuất phát từ các chính sách vĩ mô. Cụ thể, bên cạnh nâng cao năng suất lao động phải có các chính sách làm cho chỉ số giá phản ánh đúng với mức thu nhập của đại bộ phận nhân dân. Nghĩa là 3 yếu tố giá - lương - thu nhập phải đi song hành, giống như các quốc gia phát triển và những quốc gia có nền kinh tế mới nổi như đề cập trên.
Nói một cách ngắn gọn, lương tối thiểu chỉ có thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu; thu nhập đáp ứng được các nhu cầu sống của NLĐ khi và chỉ khi tổng thu nhập (lương, thu nhập thêm) của một cặp vợ chồng trẻ sau khi trừ chi tiêu, hằng tháng vẫn có thể tích lũy được 10% giá trị của lương, thu nhập, sao cho 5 năm, 10 năm có thể mua được một căn chung cư làm nơi an cư. Còn nếu cứ diễn ra tình trạng, một công nhân lao động, viên chức, công chức tích góp đến 50 năm nếu hưởng mức như hiện tại vẫn không thể mua nổi căn nhà… thì có tăng lương thế nào cũng khó giải quyết triệt để bài toán lương - giá.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49