Che giấu tình trạng nghi nhiễm Covid-19 có thể bị phạt tới 5.000.000 đồng
Theo luật sư Nguyễn Văn Dũng – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, tại Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 đã phân chia bệnh truyền nhiễm được chia làm ba loại A, B và C.
Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh cũng được xếp vào nhóm A.
Đối với các bệnh thuộc nhóm A, khai báo y tế, cách ly người bệnh là một trong những biện pháp hành chính đầu tiên khi có dịch để đảm bảo an toàn cộng đồng nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh.
Người mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ kể từ khi phát hiện bệnh dịch. |
Trách nhiệm khai báo của người mắc bệnh dịch được quy định tại Điều 47 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định: Khi có dịch, người mắc bệnh dịch, người nghi ngờ mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ kể từ khi phát hiện bệnh dịch.
Tại Điều 6 Nghị định 176/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cá nhân nào phát hiện người mắc bệnh truyền nhiễm nhưng không khai báo sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng.
Hành vi che giấu bệnh dịch của mình hoặc người khác khoản 2 Điều 6 Nghị định 176/2013 quy định cá nhân che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng với hành vi không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cũng tại điều 10 Nghị định 176/2013, hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi vi phạm.
Những hành vi vi phạm nêu trên đều bị xử lý nghiêm, bị áp dụng biện pháp cưỡng chế buộc thực hiện để đảm bảo an toàn y tế cho xã hội. Mọi cá nhân có trách nhiệm tuân thủ chính sách pháp luật của Nhà nước giúp an toàn cho chính bản thân mình cũng như cộng đồng trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm đường hô hấp cấp do Covid – 19 gây ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Đường dây lừa đảo 13.000 người: Đối tượng Phạm Thị Huyền Trang đối diện hình phạt nào?
Tư vấn luật 28/01/2025 11:39
Người dân sử dụng pháo hoa dịp Tết như thế nào là đúng luật?
Pháp luật 28/01/2025 10:22
Cảnh giác chiêu trò giả mạo nhân viên đăng kiểm xe cơ giới để lừa đảo
Pháp luật 28/01/2025 10:10
Phòng ngừa tai nạn giao thông từ các bữa tiệc tất niên
Tư vấn luật 27/01/2025 08:41
Hung thủ sát hại 4 người ở Phú Xuyên đối diện hình phạt nào?
Tư vấn luật 20/01/2025 08:46
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn
Tư vấn luật 12/01/2025 23:04
Buôn bán thuốc lá điện tử: Mức phạt cao nhất lên tới 9 tỷ đồng và 15 năm tù
Tư vấn luật 09/01/2025 18:02
Người dân có thể tra cứu được 5 thông tin từ sổ đỏ mẫu mới có mã QR
Tư vấn luật 07/01/2025 12:24
Phân biệt hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Tư vấn luật 06/01/2025 06:02
Ngậm đắng nuốt cay khi sơ hở trong đặt cọc đất đai
Tư vấn luật 04/01/2025 19:57