-->

Cao ốc bỏ hoang trên đất vàng Thủ đô

Giữa Thủ đô, trên những mảnh đất đắc địa, có nhiều công trình không hẹn ngày về đích. Sự hiện diện của chúng từng được kỳ vọng mang đến cho phố phường khang trang. Thế nhưng oái ăm thay, những tòa nhà đó lại có dấu hiệu bị bỏ hoang.
Hoang tàn biệt thự triệu đô
Hà Nội: Ế ẩm, cao ốc nội đô hạ giá để “vợt” khách
Hết thời làm sang: Cao ốc đất vàng nội đô hạ giá
Một dự án trên đất vàng ở quận Tây Hồ chưa hẹn ngày hoàn thành. Ảnh: Như Ý.
Một dự án trên đất vàng ở quận Tây Hồ chưa hẹn ngày hoàn thành. Ảnh: Như Ý.

Tháp may mắn thành cao ốc “ma”

Đã nhiều năm nay, người dân Thủ đô mỗi lần đi qua ngã tư Thái Hà, Tây Sơn, Chùa Bộc không khỏi xót xa cho một cao ốc mang tên ấn tượng Lucky Tower I (Tháp may mắn) nằm phơi sương, phơi nắng. Dự án này do Cty TNHH liên doanh Đầu tư tài chính Hòa Bình làm chủ đầu tư được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép (số 272GP/SXD) ngày 1/7/2005 cho phép xây khối nhà 16 tầng làm trung tâm siêu thị, khách sạn, thương mại. Năm 2008, dự án được khởi công với kỳ vọng tạo ra một nơi mua sắm sầm uất ở Thủ đô. Tuy nhiên, ngay từ khi mới xây dựng, dự án gặp không ít tai tiếng như: Thi công làm nứt nhà dân, bị thanh tra xây dựng xử phạt...

Sau 5 năm triển khai, hiện dự án ở trong tình trạng hoàn thiện phần thô và không thấy dấu hiệu thi công tiếp trên công trường. Dự án hiện hoang vắng không có máy móc và công nhân làm việc. Tại sảnh tầng 1 của tòa nhà những vũng nước bẩn còn đọng lại trên sàn nhà sau những trận mưa, mảng tường gần ban công mốc xanh, cột thép hoen gỉ đua ra phía mặt đường... Chị Nguyễn Phương Nga, sinh sống gần dự án chia sẻ: “Sợ nhất là những hôm trời mưa bão. Tiếng động lạ phát ra từ công trường làm cho trẻ con không dám ra khỏi phòng, còn người lớn thì thấy ớn lạnh. Một số người dân quanh đây gọi nó là cao ốc ma”.

Luật Xây dựng quy định thời hạn khởi công diễn ra trong 1 năm, nhưng không nói phải kết thúc dự án vào ngày giờ nào. Đây là lỗ hổng. Chủ đầu tư có thể lách bằng cách đưa ra căn cứ nhà thầu bị lỗi…”. Ông Trần Anh Tuấn, Đội trưởng Thanh tra xây dựng quận Đống Đa (Hà Nội)

Anh Đinh Thám (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội) cho biết : “Tôi không dám cho trẻ con đi ngang qua công trường, vì sợ nhỡ đâu vật liệu rơi. Công trường được quây bằng tôn, nhưng xuống cấp, bong tróc gây mất thẩm mĩ và nhếch nhác”.

Trong tình cảnh tương tự, dự án 131 Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) khởi công năm 2008 và dự kiến hoàn thiện năm 2010 nhưng đến nay vẫn là tòa nhà “bỏ hoang”. Dự án có quy mô 17 tầng do Cty TNHH Kinh doanh Tổ hợp Huy Hùng làm chủ đầu tư một thời gây sốt khi mức giá công bố lên 40 triệu đồng/m2.

Chị Bích Thủy, sinh sống gần đó cho hay: “Công trình xây dựng dở dang vẫn còn có những thanh trụ bao quanh là nỗi khiếp đảm của người dân. Mỗi lần tôi đi ngang qua tòa nhà chỉ sợ những thanh sắt rơi vào đầu”.

Nằm tại vị trí đắc địa trên đường Thanh Niên (quận Tây Hồ, Hà Nội), một dự án có quy mô lớn được khởi công rầm rộ vào dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long (2010) nhưng đến nay vẫn trơ xi măng, sắt thép. Đối nghịch với cảnh hồ Tây lãng mạn và khách sạn Sofitel Plaza sang trọng (phía đối diện) là tòa nhà xây dở, xấu xí. Chị Nguyễn Nhân, sinh sống ngay cạnh dự án bức xúc: “Một năm, dự án bị dừng đến mấy lần khiến chúng tôi mất ăn mất ngủ. Những vết nứt tường được chủ đầu tư hứa sau khi công trình hoàn thành sẽ sửa. Dự án còn kéo dài, 8 hộ dân chúng tôi sẽ khổ sở theo”.

Tại nhiều tuyến phố chính ở Hà Nội, không khó để điểm mặt những tòa nhà cao tầng xây dựng dở dang, chậm tiến độ gây ảnh hưởng đến người dân và đô thị như: Dự án Sky Garden (Định Công, Hoàng Mai), dự án tháp doanh nhân (Hà Đông, Hà Nội), dự án bệnh viện Việt Mỹ (Nghĩa Đô, Cầu Giấy)…

Một dự án trên đất vàng ở quận Tây Hồ chưa hẹn ngày hoàn thành. Ảnh: Như Ý.
Dự án Lucky Tower I Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) dừng thi công nhiều năm khiến cho bộ mặt đô thị thêm nhếch nhác. Ảnh: Như Ý.

Chính quyền bất lực?

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Minh Quang, Tổng Giám đốc Cty UDIC (nhà thầu thi công dự án Lucky Tower I Thái Hà), cho biết: “Chúng tôi hoàn thành xong gói thầu phần thô từ tháng 6/2014. Đến gói hoàn thiện nội thất, chủ đầu tư cho đơn vị khác vào làm. Chúng tôi làm xong hết phần kết cấu và trát ngoài. Hiện, chủ đầu tư chưa có khách thuê nên cứ giãn thời gian hoàn thành. Chúng tôi mong dự án xong sớm để rút ra. Chủ đầu tư còn nợ tiền UDIC”.

Lý giải việc dự án chậm tiến độ, đại diện chủ đầu tư dự án trên đường Thanh Niên chia sẻ: “Dự án phụ thuộc vào ngân sách của thành phố. Mỗi năm dự án được phân bổ đến đâu chúng tôi làm đến đó”.

Còn ông Trần Anh Tuấn, Đội trưởng Thanh tra xây dựng quận Đống Đa phân tích, hai dự án tiêu biểu chậm triển khai trên địa bàn (Lucky Tower I và 131 Thái Hà) do năng lực của chủ đầu tư hoặc do chờ xin thay đổi quy mô dự án.

“Thậm chí chúng tôi không biết chủ đầu tư dự án Lucky Tower là ai, vì khởi công lâu rồi. Hiện nay, chế tài buộc dự án thi công hoàn thiện rất khó. Nếu cần, UBND quận hoặc Sở Xây dựng (đơn vị cấp phép), Sở Kế hoạch Đầu tư phải có văn bản yêu cầu chủ đầu tư chính thức trả lời và có thời hạn hoàn thành. Nếu như chủ đầu tư không thực hiện dự án đúng thời hạn, lúc này cơ quan chức năng mới buộc dừng dự án”, ông Tuấn nói.

Theo Ngọc Mai/ Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 24/1, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã thăm, chúc Tết cán bộ, công nhân công trường thi công dự án thành phần 2.1 (dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô).
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Vàng miếng SJC trong nước tăng tới 800.000 đồng/lượng. Trong khi đó vàng thế giới neo ở mức cao nhất 3 tháng.
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.

Tin khác

Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

(LĐTĐ) Trong năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán, với giá dự kiến thấp nhất 65 triệu đồng/m2.
Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, đến thời điểm này, vẫn chưa đánh thuế bất động sản thứ hai. Hiện Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Còn theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao là hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.
Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 trong khi bất động sản ở các phân khúc đất nền, chung cư, nhà ở thương mại… đều tăng thì tại phân khúc bất động sản công nghiệp giá đất, giá nhà xưởng cho thuê chỉ tăng nhẹ. Các khu vực có sự kết nối hạ tầng giao thông hoàn thiện, pháp lý an toàn chính là điểm lựa chọn lý tưởng cho việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp.
UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm

UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn tới dự, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

(LĐTĐ) Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

(LĐTĐ) Tây Hồ Tây tiếp tục là khu đô thị giá đất cao nhất Hà Nội, với hơn 113 triệu đồng mỗi m2, tăng 225% sau điều chỉnh, theo bảng giá của Thành phố.
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản

Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản

(LĐTĐ) Sở Xây dựng thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra và rà soát các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn. Động thái này nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, đồng thời nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý thị trường.
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội

Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô, Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cơ chế, chính sách, biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đối với dự án phát triển nhà ở, nhà lưu trú bố trí cho người lao động làm việc tại khu công nghệ cao, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Cú hích cho tỉnh Lâm Đồng cất cánh

Cú hích cho tỉnh Lâm Đồng cất cánh

(LĐTĐ) Nằm ở vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng và giao thông được đầu tư đồng bộ, kết nối với các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ… sẽ giúp tỉnh Lâm Đồng trong đó có huyện Bảo Lâm “vươn mình”.
Các nhà đầu tư cần quan tâm hơn đến nhà ở xã hội

Các nhà đầu tư cần quan tâm hơn đến nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Việc định giá đất theo nguyên tắc thị trường là điểm mới quan trọng nhất, tạo điều kiện để định giá đất sát với giá thị trường, tháo gỡ bất cập giá đất. Qua đó, thị trường bất động sản (BĐS) đang có nhiều triển vọng tích cực và các nhà đầu tư được khuyến nghị quan tâm hơn đến nhà ở xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động