-->

Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

Thời gian gần đây Sở Xây dựng Hà Nội và Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình liên tục đưa ra những thông tin cảnh báo về sự rủi ro của các dự án nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện giao dịch. Vậy cách nào để nhận biết bất động sản ở phân khúc này chưa đủ an toàn?
Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Cảnh báo nhiều dự án chưa hình thành đã kêu gọi vốn

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10/2024, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.

Trong số 14 dự án đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội thì 12 dự án là các dự án chung cư, liền kề, biệt thự, shop house, chỉ có 2 dự án nhà ở xã hội. Dự án nhà ở xã hội nằm tại Mê Linh là dự án có giá bán thấp nhất trong số các dự án mới, với mức giá từ 13 đến 15 triệu đồng/m2. Các dự án chung cư tại Hà Nội hiện có giá bán bình quân là 69 triệu đồng/m2, các dự án biệt thự, liền kề có giá bán từ 150 triệu đồng đến 300 triệu đồng/m2.

Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn
Để tránh rủi ro, trước khi mua nhà ở hình thành trong tương lai nhà đầu tư phải nắm rõ tính pháp lý của dự án. Ảnh minh hoạ: K.H

Cũng theo Sở Xây dựng Hà Nội, quý IV/2024, nguồn cung căn hộ mới tăng mạnh với khoảng hơn 10.000 căn mở bán, nâng tổng số căn chung cư mở bán mới trong cả năm 2024 ước đạt gần 30.000 căn, gần gấp ba lần số căn mở bán trong năm 2023 và là nguồn cung cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Theo chuyên gia bất động sản Nguyễn Duy Mạnh, sự vào cuộc kiểm soát tốt phân khúc nhà ở hình thành trong tương lai của Hà Nội đã giảm thiểu đáng kể nhiều rủi ro, tranh chấp giữa chủ đầu tư và các nhà đầu tư. Việc đánh giá tính pháp lý an toàn của bất động sản dạng này không phải nhà đầu tư nào cũng nắm chắc. Nhìn lại không ít vụ việc tranh chấp, thậm chí khởi kiện ra toà hoặc làm đơn tố cáo nhau ra cơ quan cảnh sát điều tra cho thấy không ít giao dịch, ký kết ban đầu bắt nguồn từ niềm tin, từ sự ảo tưởng về lợi nhuận.

Chuyên gia Nguyễn Duy Mạnh lưu ý, chủ đầu tư chưa đủ điều kiện để được bán nhà ở hình thành trong tương lai thường hay chèo kéo khách bằng hình thức hợp đồng đặt chỗ, đặt cọc trước. Đây chính là cách mà các chủ đầu tư đang lách luật, vì chưa đủ điều kiện để bán nhà hình thành trong tương lai để có thể huy động vốn từ người mua.

Sát Hà Nội là tỉnh Hoà Bình gần như năm nào Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình cũng đưa ra cảnh báo loạt dự án bất động sản chưa được phép huy động vốn. Gần đây nhất, tháng 10/2024, Sở Xây dựng cảnh báo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có hàng chục dự án bất động sản chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản.

Sở Xây dựng Hòa Bình khuyến cáo người dân không tham gia giao dịch đối với các bất động sản chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trước khi tham gia các giao dịch bất động sản, người dân cần tìm hiểu các thông tin về dự án được công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng Hòa Bình hoặc có thể liên hệ tới Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản - Sở Xây dựng Hòa Bình để có được thông tin chính xác nhất.

Cần tỉnh táo để tránh rủi ro

Theo Luật sư Nguyễn Phương Tuyến, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, khi mua nhà ở hình thành trong tương lai người mua mới chỉ tiếp cận thông tin ở dạng bản vẽ, hình ảnh mô tả trên giấy, trên máy chiếu… Hình dáng, công năng, tính thẩm mỹ… thực sự của ngôi nhà ra sao chưa thể hình dung hết. Ngôi nhà lúc này thậm chí còn chưa được xây dựng chứ đừng nói tới khâu nghiệm thu. Nhưng việc ký kết hợp đồng và chuyển tiền giữa bên mua với bên cung cấp sản phẩm lại hết sức thực tế chứ không hề ảo.

Trước khi đặt bút ký, người mua hay nhà đầu tư cần nắm rõ điều kiện để chủ đầu tư được phép bán nhà ở hình thành trong tương lai. Các điều kiện đó, bao gồm: (Điều 55, Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản 2014), chủ đầu tư phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu chủ đầu tư không có các giấy tờ này, chắc chắn đó là dự án cần phải đặt câu hỏi nghi vấn.

Một khía cạnh pháp lý khác, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đối với nhà chung cư thì phải có biên bản nghiệm thu về việc đã hoàn thành xong việc xây dựng phần móng. Cùng với đó, chủ đầu tư, phải có văn bản chấp thuận của sở xây dựng về việc cho phép bán nhà hình thành trong tương lai.

Phân tích yếu tố pháp lý liên quan đến thẩm quyền ký kết hợp đồng, luật sư Nguyễn Phương Tuyến nhấn mạnh, pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản quy định, ngoài chủ đầu tư ra thì không có bất kỳ công ty nào khác được ký kết hợp đồng bán nhà cho người mua.

Nói tới yếu tố tài chính cho các dự án nhà ở hình thành trong tương lai, GS.TS Hoàng Trần Hậu, Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội nhấn mạnh, để tạo được niềm tin của nhà đầu tư cũng như chứng minh được tính minh bạch của dự án, chủ đầu tư phải có chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng về việc bán nhà hình thành trong tương lai. Đây là một điều rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi cho người mua khi có rủi ro xảy ra. Chứng thư bảo lãnh là điều kiện bắt buộc chứ không phải tự nguyện.

Chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng sẽ có giá trị khi đến ngày bàn giao nhà mà chủ đầu tư không có nhà bàn giao. Như vậy, chủ đầu tư sẽ phải đền tiền, bồi thường cho người mua. Lúc này Ngân hàng sẽ thay chủ đầu tư trả tiền cho người mua.

Về thanh toán khi mua nhà hình thành trong tương lai, do mua nhà hình thành trong tương lai có nhiều rủi ro cho bên mua nên luật chỉ cho phép bên bán được thu trước một khoản tiền nhất định, mà không phải được thu hết đầy đủ. Điều này được quy định tại Điều 57 Luật kinh doanh bất động sản 2014. Cụ thể, việc thanh toán phải chia thành nhiều đợt: Đợt đầu tiên không được quá 30% giá trị hợp đồng. Cho đến trước thời điểm bàn giao nhà, thì không được thu quá 70% giá trị hợp đồng. Nếu bên bán là Công ty có vốn nước ngoài, thì không được thu quá 50%.

Khắc Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Ngày thi đấu thứ 4: Nhiều đội bóng ghi tên sớm vào vòng đấu loại trực tiếp

Ngày thi đấu thứ 4: Nhiều đội bóng ghi tên sớm vào vòng đấu loại trực tiếp

Sáng 16/4, đã diễn ra 2 loạt trận trong ngày thi đấu thứ 4 của Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025. Nhiều kết quả đã được định đoạt, trong đó không ít trận đấu mang tính thủ tục khi các tấm vé vào vòng loại trực tiếp đã sớm có chủ.
Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc

Trước áp lực ùn tắc kéo dài tại các nút giao trọng điểm, Sở Xây dựng Hà Nội đang triển khai hàng loạt biện pháp mạnh: xén vỉa hè, thu hẹp dải phân cách và dỡ bỏ đảo giao thông để mở rộng mặt đường.
Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Tỉnh Nghệ An sẽ giảm còn khoảng 130 xã sau sắp xếp

Nghệ An là tỉnh rộng nhất cả nước, hiện nay địa phương này có 412 đơn vị cấp xã
Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Tuyên truyền pháp luật lao động cho hơn 300 công nhân huyện Quỳ Hợp

Ngày 16/4, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳ Hợp tổ chức chương trình “Truyền thông pháp luật, nâng cao kỹ năng và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động”.
Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng

Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố, hôm nay, 16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Giá xăng ngày 17/4 có thể giảm gần 450 đồng/lít?

Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua các chuyên gia nhận định, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/4, giá xăng có thể tiếp tục được điều chỉnh giảm từ 350 - 450 đồng/lít, trong khi đó giá dầu diesel giảm ít hơn ở mức gần 300 đồng/lít.

Tin khác

Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Những ngày qua, đại đô thị Sun Urban City do Sun Group đầu tư tại Hà Nam đã “khuynh đảo” thị trường khi gần 80% quỹ hàng đợt 2 đã hết sau 2 giờ mở bán. Thực tế, nếu nhìn vào tiến độ xây dựng của đại đô thị, chắc chắn không ít nhà đầu tư cũng phải trầm trồ thán phục vì tốc độ xây nhanh không hề thua kém tốc độ họ… “xuống tiền”.
Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

The Cosmopolitan: Cuộc đua sở hữu giá trị thương mại đắt giá

Khi thị trường địa ốc đang tái định hình theo xu hướng dịch chuyển nhu cầu, bất động sản toạ lạc tại vùng lõi giao thương - tài chính trọng điểm không đơn thuần là nơi để ở, mà trở thành tài sản đầu tư mang tính chiến lược. Tại Hà Nội, The Cosmopolitan nhanh chóng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ, khi khách hàng đang kiếm tìm một nơi an cư, vừa chạy đua để sở hữu một phần của tâm điểm thương mại sôi động nhất Hà Nội.
Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Dự án BT tại TP.HCM: Sai chồng sai, khó chồng khó

Hàng loạt khó khăn, vướng mắc của 6 dự án theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) vừa được Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, trong đó đáng chú ý là dự án liên quan đến Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty Cổ phần Trung Thủy Lancaster.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Tại sao một số chủ đầu tư chọn nộp tiền thay vì dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội

Trong bối cảnh nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) ngày càng tăng cao, việc đảm bảo quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này trở thành một vấn đề cấp thiết. Theo quy định, các dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất để xây dựng NƠXH. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều chủ đầu tư lựa chọn nộp tiền thay vì sử dụng quỹ đất này.
Xem thêm
Phiên bản di động