Cần xây dựng tiêu chí đạo đức kinh doanh
Mọi bí quyết kinh doanh không thể sánh bằng đạo đức kinh doanh Siết chặt thuế thu nhập từ kinh doanh online |
Nhiều thách thức
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày 17/10/2010 và ngày 20/6/2023, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tiếp tục được Quốc hội thông qua. Kể từ khi ra đời đến nay, Luật đã góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong đó, đặc biệt là việc hình thành hệ thống văn bản pháp luật, hệ thống cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương; mạng lưới các Hội Bảo vệ người tiêu dùng và một số thành tựu trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm khuyết tật, bảo hành và thực thi các trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của Luật.
Lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. |
Đặc biệt, quyền lợi của người tiêu dùng đã được tôn trọng hơn, bình đẳng hơn, tính công khai minh bạch trong mua bán đã được cải thiện, các đơn vị bán lẻ từng bước xây dựng được thương hiệu của mình thông qua công tác phục vụ và công tác bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế dựa trên nền tảng trực tuyến, sự phát triển không ngừng của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), cùng các hình thức mua bán trực tuyến qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo… đã xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, mà còn gây ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Thông tin về vấn đề này tại Hội thảo “Nâng cao năng lực phòng, chống và xử lý vi phạm trong TMĐT”, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, trong 2 - 3 năm trở lại đây, tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng lậu qua các sàn TMĐT, mạng xã hội là vấn đề rất “nóng”. Số vụ vi phạm không ngừng gia tăng, tính chất và diễn biến phức tạp. Không chỉ hàng hóa tiêu dùng thông thường mà nguy hiểm hơn, nhiều thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh… cũng bị làm giả với số lượng lớn để kinh doanh online, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Thậm chí, theo đại diện Tổng cục QLTT, đơn vị này thường xuyên nhận được phản ánh của các doanh nghiệp, đơn vị sở hữu thương hiệu lớn về tình trạng hàng giả, hàng nhái thương hiệu của doanh nghiệp bày bán công khai trên các sàn TMĐT lớn như Lazada, Shopee, TikTok.
Trong khi đó, đề cập đến các hành vi người tiêu dùng phản ánh đến Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công thương), bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số, cho biết, hành vi bị phản ánh, khiếu nại thường xuyên vẫn là chất lượng kém so với quảng cáo, không tin tưởng đơn vị bán hàng, hay khó kiểm định chất lượng hàng hóa. Cụ thể, các vấn đề người tiêu dùng gặp nhiều trở ngại khi mua sắm trực tuyến gồm chất lượng kém so với quảng cáo (42%), vận chuyển và giao nhận kém (25%), dịch vụ chăm sóc khách hàng kém (22%)...
Tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong tình hình mới
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trở nên cấp thiết hơn, đặc biệt là trong tình hình mới và trên không gian mạng. Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả trên môi trường mạng, bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số, đề xuất, lực lượng QLTT cần tiếp tục ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý nghiên cứu và xây dựng giải pháp tổng thể để bảo vệ người tiêu dùng trên TMĐT. Trong đó chú trọng công tác phối hợp xây dựng hệ cơ sở dữ liệu tập trung, chia sẻ thông tin giữa các Bộ, ngành trong công tác phát hiện sớm, đấu tranh, ngăn chặn hàng giả trên TMĐT.
Cũng liên quan nội dung này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung một số điều quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc bảo vệ người tiêu dùng xã hội như: Tăng thêm quyền lực và nghĩa vụ của người tiêu dùng; bổ sung trách nhiệm cá nhân, tổ chức kinh doanh đối với người tiêu dùng; thêm những hành vi bị nghiêm cấm làm thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng…“Dư luận xã hội rất quan tâm đến vấn đề sửa đổi Luật này, đặc biệt là việc điều chỉnh các mối quan hệ mua bán với tính chất phức tạp, khó quản lý và lượng giao dịch hàng hóa ngày càng lớn trên thị trường nội địa. Việc sửa đổi Luật là cần thiết, nhưng xã hội quan tâm hơn đến việc thực thi Luật để bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tử tế; đồng thời, nhắc nhở, cảnh báo và xử lý những tổ chức cá nhân vi phạm”, ông Phú đề cập.
Để thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được hiệu quả và thực chất hơn, theo ông Phú, cần phải tập trung thống kê, điều tra, nghiên cứu nhất là các vi phạm phổ biến, gây ảnh hưởng xã hội, nâng cao mức xử lý để mang tính răn đe. Cùng với đó, cần phải chú ý bảo vệ cả những cái nhỏ nhất; hàng hóa phải được hình thành với giá cả và chất lượng tương ứng; tăng cường công tác kiểm định chất lượng hàng hóa từ gốc, các danh mục hàng hóa có nguy cơ cao cho người tiêu dùng.
Đặc biệt, công khai minh bạch thông tin rộng rãi về giá cả và chất lượng hàng hóa; các nguy cơ mất an toàn khi tiêu dùng; xây dựng đạo đức kinh doanh và hành vi, văn hóa tiêu dùng, văn hóa phục vụ. “Tất cả và quan trọng nhất vẫn là yếu tố cái tâm, cái đức của những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ, phục vụ cho tiêu dùng xã hội; công nghệ quản lý và vận hành các chuỗi cung ứng hàng hóa một cách chặt chẽ, có địa chỉ chịu trách nhiệm là rất quan trọng. Khi đó, quyền của người tiêu dùng sẽ được bảo vệ tốt hơn, hiệu quả hơn và người tiêu dùng sẽ an tâm hơn khi mua sắm phục vụ cuộc sống hàng ngày của mình”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.
Theo số liệu từ Tổng cục QLTT, trong năm 2023, lực lượng QLTT cả nước đã phát hiện, xử lý 52.351 vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Trong đó, chuyển cơ quan điều tra 174 vụ có dấu hiệu phạm tội, thu nộp ngân sách trên 501 tỷ đồng. Trong đó, thực hiện theo Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT của Tổng cục QLTT về Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ… lực lượng QLTT đã kiểm tra phát hiện, xử lý 12.177 vụ vi phạm, số tiền xử lý vi phạm hành chính gần 431 tỷ đồng… |
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Tin nóng 23/01/2025 20:43
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Tin nóng 23/01/2025 20:10
Bắt quả tang tàu khai thác cát trái phép ngày cận Tết
Tin nóng 23/01/2025 13:42
Tiktoker Nam Birthday vi phạm nồng độ cồn mức "kịch khung"
Tin nóng 23/01/2025 10:23
Đà Nẵng: Triệt xóa đường dây "rửa tiền" lên đến 30 nghìn tỷ đồng có nhân viên ngân hàng tiếp tay
Tin nóng 22/01/2025 23:39
Thông tin xuyên tạc Nghị định 168/2024, Facebooker bị xử phạt 7,5 triệu đồng
Tin nóng 22/01/2025 14:15
Người đàn ông bị mất gần 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm Dịch vụ công “giả mạo"
Tin nóng 19/01/2025 20:09
Vụ án 4 người tử vong ở Phú Xuyên: Hung thủ có dấu hiệu trầm cảm, tâm lý bất thường
Tin nóng 19/01/2025 07:50
Bắt giữ nghi phạm sát hại 4 người ở Phú Xuyên khi đang lẩn trốn tại Vũng Tàu
Tin nóng 18/01/2025 18:48
Khẩn trương xác minh nguyên nhân 4 người tử vong bất thường ở huyện Phú Xuyên
Tin nóng 17/01/2025 18:41