Quy định chặt chẽ, cụ thể để bảo vệ tốt quyền lợi người tiêu dùng
Người tiêu dùng hoang mang tìm nguồn cung rau sạch Hà Nội: Khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch trên mạng |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, ngày 2/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Các đại biểu đều bày tỏ tán thành với sự cần thiết việc sửa đổi toàn diện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với phạm vi sửa đổi được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và các nội dung của Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) cho rằng, Điều 7 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tập trung vào nhóm người dễ bị tổn thương, tuy nhiên cần lưu ý thêm nội dung bảo vệ theo loại hình dịch vụ, nhất là các loại hình có đặc thù. Địa biểu nêu ví dụ như các dịch vụ tế bào gốc có lúc hiệu quả, chất lượng dịch vụ không đúng như quảng cáo, khiến người tiêu dùng tốn hàng trăm triệu đồng mà “không đâu đến đâu”.
Về trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, đại biểu đề nghị chú ý các thông tin liên quan đến bệnh tật như đình chỉ thai nghén, hiến mô tạng...; trong thu thập sử dụng thông tin, đại biểu đề nghị cần đặc biệt tôn trọng quyền riêng tư, nhân phẩm.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) thảo luận tại tổ. |
Theo đại biểu Lại Thế Nguyên (Đoàn Thanh Hóa), dự thảo Luật quy định người tiêu dùng là cá nhân là đúng nhưng chưa đầy đủ. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung khái niệm người tiêu dùng gồm cả cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì các tổ chức cũng phải mua hàng hóa để tiêu dùng.
Đại biểu Lại Thế Nguyên cũng cho rằng giải thích “sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng” là đúng nhưng chưa đủ. Đại biểu đề nghị giải thích rõ: “sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng và không đảm bảo về chất lượng, ảnh hưởng đến công dụng của sản phẩm, hàng hóa mà người tiêu dùng mong muốn”.
Đồng thời, đại biểu đề nghị nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng ngoài đảm bảo sự bình đẳng còn phải đảm bảo tự nguyện vì đây là bản chất của giao dịch dân sự; về quyền của người tiêu dùng, cần bổ sung quyền “được sử dụng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt nhất theo thỏa thuận giao dịch”, để tránh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Đại biểu Phạm Đức Ấn (Đoàn Hà Nội) cho biết, chúng ta luôn nói đến khái niệm “người tiêu dùng thông minh”, song trên thực tế, không phải ai cũng hiểu được sản phẩm mình mua và sử dụng có độc hại hay không vì phải qua kiểm định. Vì thế, cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan trong quản lý chất lượng sản phẩm khi cung cấp ra thị trường.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình) đồng tình với việc bổ sung phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng gồm “hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” vì thời gian qua, rất nhiều thành viên của các tổ chức xã hội đã tham gia vào quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, số lượng thành viên các tổ chức ngày càng tăng, chính vì vậy, việc bổ sung vào phạm điều chỉnh và đối tượng áp dụng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các tổ chức xã hội được chính thức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đó có các thành viên của tổ chức mình.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định phân công rõ đầu mối, nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các và tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp. Đại biểu cũng đề nghị đưa đối tượng là “tổ chức” vào nội hàm của “người tiêu dùng” vì thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp đối tượng là “tổ chức” mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng.
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ. |
“Việc quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức (pháp nhân) sẽ khắc phục được hạn chế của cách quy định người tiêu dùng chỉ bao gồm cá nhân vì không phải lúc nào pháp nhân cũng là chủ thể đủ khả năng để đối mặt được với các vi phạm từ phía nhà sản xuất kinh doanh và hậu quả là nếu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không bảo vệ họ như đối với các cá nhân tiêu dùng khác thì quyền lợi của một nhóm đối tượng khá lớn trong xã hội bị xâm phạm, gây thiệt hại chung cho toàn xã hội”, đại biểu Đặng Bích Ngọc đề nghị.
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hóa) cũng cho rằng, cơ quan, tổ chức vẫn phải mua sắm hàng hóa, dịch vụ, vẫn phải tiêu dùng, nên cần phải được bảo vệ. Đồng thời, đại biểu cho rằng, quy định về nhận xét, đánh giá của người tiêu dùng được công khai là rất khó thực hiện vì người bán hàng chỉ cung cấp thông tin có lợi cho họ, còn các phản ánh sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo thì chắc chắn họ sẽ không công khai. Cho rằng quy định này rất khó thực hiện, đại biểu góp ý, không nên quy định trong luật.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cũng có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là đoàn viên, hội viên của mình.
Trao đổi, làm rõ về tính khả thi của dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhất là các quy định mới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên (Đoàn Hải Phòng) nêu rõ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nội hàm rộng được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật, từ Bộ luật Dân sự đến pháp luật chuyên ngành như Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Thương mại, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa…
Do đó, để tránh xung đột, chồng chéo, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo hướng xác định rõ dự thảo Luật chỉ quy định những vấn đề mới, đặc thù chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh dưới góc độ bảo vệ vị trí, yếu thế của người tiêu dùng.
Dự thảo Luật lần này cũng đặt ra vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch có yếu tố đặc thù trong điều kiện chuyển đổi số nền kinh tế. Theo đó đã bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa với người tiêu dùng; phân loại và quy định trách nhiệm tương ứng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; quy định một số nội dung phải kết hợp đồng từ xa; bổ sung quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số… Cùng với đó, dự thảo Luật đã hoàn thiện, bổ sung các quy định nhằm tạo điều kiện tối đa để khuyến khích phát huy hoạt động của các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17