--> -->

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Gỡ khó cho giao thông Hà Nội từ mô hình TOD Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, để huy động nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, cũng như góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô trong giai đoạn hiện nay và lâu dài, thành phố Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều nhóm giải pháp đồng bộ. Trong đó đáng chú ý là 6 nhóm giải pháp chính, cơ bản đang được nỗ lực thực hiện.

Giai đoạn vừa qua, thành phố Hà Nội đã ưu tiên, dành phần lớn ngân sách cho việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn ngân sách Nhà nước, việc đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch sẽ rất khó khăn.

Vì vậy, việc huy động nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những giải pháp quan trọng, mang tính quyết định để các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đã được quy hoạch từng bước được hiện thực hóa, trở thành những công trình hiện hữu, phục vụ thiết thực đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng cho rằng, cần tập trung, hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 2 quy hoạch lớn của Thành phố: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; chuẩn bị tốt công tác thực hiện lập điều chỉnh Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn
Phát triển giao thông công cộng là giải pháp giảm ùn tắc cho giao thông Thủ đô. Ảnh: Phương Ngân

Đồng thời, sử dụng nguồn lực hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phân công, phân cấp quản lý, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn, cũng như cơ chế, chính sách trong quản lý sử dụng nguồn vốn trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông...

Cần phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Tham luận tại hội thảo về triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhấn mạnh, không thể và không bao giờ khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông nếu như không phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn (MRT/Metro) theo một quy hoạch được tính toán, hoạch định một cách bài bản.

Theo ông Đặng Huy Đông, ngay khi bắt đầu quy hoạch, Thành phố phải lựa chọn giữa 3 mô hình giao thông đô thị: Giao thông cơ giới cá nhân; giao thông hỗn hợp giữa giao thông cá nhân và giao thông công cộng; giao thông công cộng, hạn chế tối đa giao thông cá nhân. Các nghiên cứu khoa học và thực tiễn trong nước và trên thế giới cho thấy, đô thị từ hơn 2 triệu người trở lên không có hệ thống giao thông công cộng Metro sẽ không tránh khỏi ùn tắc giao thông.

Mô hình ưu tiên phát triển giao thông công cộng vừa giảm ùn tắc giao thông, vừa giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chí phí xã hội và đặc biệt góp phần tích cực trong chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại đi đôi với bảo tồn, duy tu phát huy các khu vực kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Mô hình này còn giúp tạo nguồn thu cho ngân sách từ chênh lệch địa tô từ khu vực quy hoạch đô thị nén TOD, tạo nguồn vốn đầu tư chính để xây dựng hệ thống giao thông công cộng Metro. Cho nên đây phải là lựa chọn ưu tiên, là kim chỉ nam cho quy hoạch Thủ đô...

PGS,TS. Phạm Thị Thanh Bình (Khoa Kinh tế, Đại học Mở Hà Nội) cũng nhìn nhận, phát triển và quản lý Thủ đô theo định hướng giao thông công cộng (TOD) gắn với cơ chế hợp tác công - tư (PPP) hiệu quả và quản lý chuỗi cung ứng đô thị trên cơ sở quy hoạch vùng đô thị cần được gắn kết với nhau khi hoạch định chiến lược phát triển Thủ đô.

Mô hình TOD là hướng đi mới được nhiều quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) lựa chọn để thiết kế quy hoạch đô thị. Vì vậy, cần vận dụng nguyên lý TOD vào quá trình thiết kế, cải tạo, mở rộng và quy hoạch xây dựng đô thị nhằm giải bài toán về tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng cuộc sống,... ở các đô thị lớn, trong đó có Thủ đô Hà Nội.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Vận động các đoàn thể, hội viên tích cực ra quân đồng loạt triển khai Ngày “Cuối tuần xanh”

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường căn cứ vào diễn biến của tình hình mưa bão, nếu ngày mai (20/7), điều kiện thời tiết đảm bảo an toàn, các đoàn thể tiếp tục triển khai các hoạt động đồng loạt ra quân Ngày “Cuối tuần xanh” tháng 7 tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 126 xã, phường nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ theo Kế hoạch đã đề ra.
Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Thắng 3-0, U23 Việt Nam khởi đầu thuận lợi bảo vệ ngôi vương

Chiến thắng 3-0 trước U23 Lào trong trận mở màn giải U23 Đông Nam Á 2025 là một kết quả tích cực, đúng như kỳ vọng của người hâm mộ và ban huấn luyện đội tuyển U23 Việt Nam. Ba điểm trọn vẹn cùng việc giữ sạch lưới là một khởi đầu thuận lợi cho hành trình bảo vệ ngôi vương. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn vào cách vận hành chiến thuật và sự thể hiện của các tuyến trên sân, có thể thấy đoàn quân của HLV Kim Sang Sik vẫn còn nhiều điểm cần điều chỉnh và hoàn thiện nếu muốn tiến xa ở giải đấu lần này, đặc biệt khi đối thủ sắp tới có thể là U23 Campuchia, đội bóng không quá mạnh nhưng tiềm ẩn khả năng gây khó dễ.
Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Chạy đua với thời gian cứu hộ tàu bị lật trên Vịnh Hạ Long

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ đắm tàu du lịch mang số hiệu QN-7105 trên Vịnh Hạ Long do giông lốc bất ngờ chiều 19/7, tối cùng ngày, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp có mặt chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các du khách và thuyền viên gặp nạn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các đơn vị tập trung ứng phó với bão số 3

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có Công điện số 3550/CĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2025 về việc tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với bão WIPHA

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 112/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó với bão số 3 năm 2025. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi tăng cường kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền, kể cả tàu du lịch, tránh xa vùng nguy hiểm hoặc vào nơi trú ẩn an toàn.
Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Hà Nội: Không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai

Ngày 19/7, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 4162/UBND-NNMT về việc sẵn sàng ứng phó với bão và nguy cơ mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Hà Nội khẩn trương khắc phục cây xanh gãy, đổ sau cơn giông lốc mạnh

Chiều 19/7, một trận mưa lớn bất ngờ đổ xuống Hà Nội, kèm theo gió giật mạnh khiến nhiều tuyến phố ngập sâu, cây xanh gãy đổ, giao thông ùn tắc cục bộ. Trước tình huống thời tiết cực đoan diễn biến nhanh và phức tạp, các lực lượng chức năng của Thành phố - từ Công an cơ sở, Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng chính quyền các xã, phường... đã lập tức có mặt tại hiện trường, kịp thời hỗ trợ người dân, điều tiết giao thông, khắc phục sự cố.

Tin khác

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Kỳ cuối: Góp phần đưa Hà Nội vươn vai Phù Đổng

Với nền tảng pháp lý vững chắc từ Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đã có những bước đi đầy táo bạo trong việc kiến tạo một mạng lưới không gian sáng tạo toàn diện. Kể từ khi Hà Nội chính thức gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo UNESCO, việc hiện thực hóa các cam kết và phát triển công nghiệp văn hóa đã trở thành một ưu tiên hàng đầu của Thủ đô. Trong bối cảnh đó, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội ra đời như một điểm sáng, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các không gian sáng tạo và được coi là đầu mối kết nối cộng đồng sáng tạo.
Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Kỳ 2: Khung pháp lý đột phá cho không gian sáng tạo

Luật Thủ đô 2024 đã chính thức mở ra chương mới cho sự phát triển của không gian sáng tạo tại Hà Nội. Trong đó, Khoản 7 và 8 Điều 21 đã tạo ra khung pháp lý hoàn toàn mới, cho phép thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và Khu phát triển thương mại văn hóa với những ưu đãi chưa từng có. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi Hà Nội đặt mục tiêu trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, đóng góp 10% GRDP vào năm 2045.
Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Kỳ 1: Nghịch lý của các không gian sáng tạo ở Hà Nội

Với khoảng 80 không gian sáng tạo đang hoạt động, Hà Nội dường như đang trên đà phát triển mạnh mẽ hướng tới mục tiêu trở thành "Trung tâm sáng tạo của khu vực". Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng này là thực tế đầy thách thức khi chu kỳ "sinh - tử" ngắn ngủi, áp lực tài chính khiến các không gian phải chuyển địa điểm liên tục và nhiều rào cản pháp lý chưa được gỡ bỏ.
Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Hà Nội: Sớm ban hành Nghị quyết khai thác hiệu quả quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi

Theo các chuyên gia, các nhà khoa học, việc trình Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội ở thời điểm hiện nay là rất cần thiết, nhằm sử dụng có hiệu quả tối đa đất nông nghiệp, tránh lãng phí tài nguyên đất.
Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Hà Nội: Đồ án cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ hướng đến phát triển đô thị bền vững

Khu tập thể Vĩnh Hồ với quần thể 36 dãy nhà 4 - 5 tầng được xây dựng từ 40-50 năm trước hiện đã xuống cấp do không được sửa chữa, bảo dưỡng và hiện tượng cơi nới, cải tạo của cư dân gây mất an toàn. Những căn nhà liền kề xen kẽ trong các nhà tập thể hình thành nên ngõ hẹp, thiếu ánh sáng, do đó, việc cải tạo, xây dựng lại nơi đây đang được đặt ra như một yêu cầu bức thiết trong quá trình tái thiết, chỉnh trang đô thị tại Hà Nội.
Cơ chế vượt trội cần lời giải

Cơ chế vượt trội cần lời giải

Hà Nội đang đứng trước thời điểm quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị, nhất là trong bối cảnh 3 văn kiện quan trọng là Luật Thủ đô và 2 Quy hoạch của Thủ đô đều đã được phê duyệt. Xuyên suốt các văn kiện này, Hà Nội đã xác định mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) như là một giải pháp quan trọng để xây dựng một thành phố hiện đại, bền vững… Định hướng đã rõ, chủ trương lớn cũng đã được thông qua, nhưng để đạt được “lợi ích thực tế” vẫn còn chặng đường dài phải đi.
Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Cần sớm ban hành quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa tại Hà Nội

Ngày 23/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với 2 dự thảo Nghị quyết quy định các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội và biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố (thực hiện điểm D, khoản 2, Điều 28 Luật Thủ đô).
Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Chờ mong diện mạo mới của khu tập thể Kim Liên

Vận dụng cơ chế đặc thù, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, hiện thành phố Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ trong đó có khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa. Mặc dù còn nhiều băn khoăn mong được giải đáp, tuy nhiên với đông đảo người dân nơi đây, trên tất cả là kỳ vọng về sự đổi thay, về cuộc sống mới tại nơi họ từng gắn bó suốt thời gian dài.
Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Giải pháp liên kết vùng trong phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Phát triển công nghiệp văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng cần kết hợp sáng tạo với công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm đặc trưng.
Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Từng bước nâng tầm các giá trị di sản

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, sở hữu hệ thống di sản phong phú với nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đậm nét văn hóa truyền thống. Thời gian qua, nhiều di tích đã được đầu tư tu bổ, phát huy giá trị, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, không ít công trình vẫn trong tình trạng xuống cấp, thậm chí đứng trước nguy cơ mai một. Việc bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị di sản vì thế đang là mối quan tâm lớn, được thể hiện rõ trong Luật Thủ đô năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động