--> -->
Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước

Cần sự đồng thuận của nhân dân

Sau nhiều năm triển khai, đến thời điểm này, Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước (xã Thanh Lâm huyện Mê Linh, Hà Nội) vẫn chưa thể thi công. Chính quyền các cấp vẫn đang nỗ lực tuyên truyền, vận động nhân dân về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của dự án để người dân đồng thuận triển khai cắm mốc và bàn giao mốc giới để triển khai dự án.
can su dong thuan cua nhan dan Sống dở, chết dở bên nghĩa trang Thanh Tước

Trước thực trạng đã quá tải của các nghĩa trang tại những khu đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội, việc giải quyết nhu cầu an táng của người dân là điều vô cùng cấp thiết. Đây là cơ hội cho thị trường bất động sản phát triển, cũng như các dự án về công viên nghĩa trang phù hợp với nhu cầu an táng của người dân Thủ đô.

can su dong thuan cua nhan dan
Phối cảnh Dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước

Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết này, Công ty Cổ phần Đầu tư Hoa Sen Vàng đã nhanh chóng đưa ra thị trường dự án Công viên tưởng niệm Thiên đường Thanh Tước có vị trí cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30 km. Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2011, có tổng diện tích 6,4 ha.

Hiện dự án đã bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và thành phố đã có quyết định thu hồi, giao đất được 5,7 ha cho chủ đầu tư. Mặc dù, thành phố Hà Nội và huyện Mê Linh đã nhiều lần khẳng định, cơ sở pháp lý của dự án, từ quy hoạch, đánh giá tác động môi trường, công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… đều đảm bảo đầy đủ, đúng quy định, song suốt từ năm 2011 đến nay, dự án chưa thể thi công.

Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước được UBND Thành phố Hà nội giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Hoa Sen Vàng làm chủ đầu tư.

Với tầm nhìn dài hạn, quan điểm phát triển bền vững và những nỗ lực không ngừng, chủ đầu tư sẽ phấn đấu để trở thành một trong những thương hiệu mạnh trong lĩnh vực bất động sản, dẫn đầu xu thế xây dựng mô hình công viên nghĩa trang xanh, sạch và tiên tiến trong khu vực.

Với diện tích 6,4 ha, Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước được xây dựng và thiết kế một cách hợp lý theo lối kiến trúc hiện đại nhưng vẫn chắt lọc những tinh túy văn hóa truyền thống. Công viên có cảnh quan thiên nhiên thuần khiết, không khí trong lành tạo nên một phong cảnh hữu tình.

Nơi đây dường như không còn khoảng cách về không gian và thời gian, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa thế giới tâm linh và thực tại. Đến với Thanh Tước để cảm nhận một không gian thanh tịnh, để tưởng niệm về một thời quá khứ, để cảm nhận giá trị sống của thì hiện tại và hướng tới tương lai.

Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước là cầu nối giữa các thế hệ, góp vai trò quan trọng trong việc nhắc nhở mỗi người ghi nhớ về cội nguồn, tổ tiên; khơi gợi lòng tôn kính của mọi người đến gia đình, xã hội.

Dự án được thành phố xác định có vai trò quan trọng để giải quyết vấn đề an sinh xã hội, đáp ứng nhu cầu cát táng cho nhân dân nội đô và khu vực đô thị Mê Linh. Yêu cầu khi triển khai dự án cũng được quán triệt rõ là phải tạo lập mô hình công viên nghĩa trang mới, văn hóa, văn minh, hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, tiết kiệm đất đai.

Tuy nhiên, mấu chốt khiến dự án chậm tiến độ suốt thời gian qua là bởi nhân dân trong vùng dự án chưa đồng tình. Theo đại diện lãnh đạo UBND huyện Mê Linh cho biết, tâm lý của đại đa số người dân không muốn có nghĩa trang cạnh nơi mình sinh sống.

Lãnh đạo huyện Mê Linh cam kết với người dân là dự án không có nhà hỏa táng, chỉ có cát táng đồng thời các sở, ban, ngành thành phố, huyện Mê Linh đối thoại, tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giải thích, trả lời các kiến nghị của người dân nhiều lần nhưng dự án vẫn chưa nhận được sự đồng thuận.

Về những vấn đề vướng mắc liên quan đến triển khai dự án, xác định rõ trách nhiệm của mình, UBND huyện Mê Linh đã kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giải thích cho người dân bằng nhiều hình thức, từ các buổi sinh hoạt chi bộ Đảng, sinh hoạt khu dân cư, tiếp xúc cử tri… đến gặp gỡ một số hộ dân để giải đáp thắc mắc. Mới đây, Huyện ủy, UBND huyện Mê Linh đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác đặc biệt để tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận triển khai dự án này.

Hiện nay, Ban chỉ đạo thành lập 7 Tổ công tác do 7 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy làm Tổ trưởng, đến từng hộ dân thôn Phú Hữu, thôn Đường 23 (xã Thanh Lâm) để tuyên truyền, giải thích về mục tiêu của dự án. Mặt khác, UBND huyện đứng ra tổ chức mời đại diện một số người dân sống trong khu vực đặt công viên tưởng niệm đi tham quan các mô hình dự án kiểu mẫu tương tự để người dân hiểu hơn về dự án. Lãnh đạo UBND huyện Mê Linh khẳng định, công tác tuyên truyền, vận động đều đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, chuẩn bị hồ sơ thuyết minh dự án, cung cấp tài liệu đầy đủ, dễ hiểu, cập nhật thông tin…

Để giải quyết những vướng mắc khi thực hiện Dự án, ngày 1/8, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo UBND Thành phố cùng các cơ quan liên quan. Ngày 12/8, UBND Thành phố đã ra Thông báo kết luận về giải quyết vướng mắc khi thực hiện dự án Công viên tưởng niệm thiên đường Thanh Tước.

Theo đó, để sớm triển khai thi công hoàn thành dự án này, UBND Thành phố yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư Hoa Sen Vàng và UBND huyện Mê Linh tiếp tục triển khai việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để nhân dân hiểu, nhận thức đúng mục tiêu trong việc thực hiện dự án.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức bàn giao mốc giới ngoài thực địa cho Công ty Cổ phần Đầu tư Hoa Sen Vàng; yêu cầu UBND huyện Mê Linh tổ chức bảo vệ bàn giao mốc giới, bảo vệ thi công để nhà đầu tư thực hiện dự án trong tháng 8, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Ngay sau khi Thành phố có văn bản chỉ đạo, UBND huyện Mê Linh đã có văn bản gửi Công ty Cổ phần Đầu tư Hoa Sen Vàng đề nghị tiếp tục phối hợp với huyện triển khai việc tuyên truyền, vận động; xây dựng phương án tổ chức nhận bàn giao mốc giới ngoài thực địa, phương án tổ chức thi công báo cáo cơ quan liên quan.

Đồng thời, UBND huyện chỉ đạo Công an huyện chủ động nắm bắt tình hình, xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; khẩn trương xây dựng phương án bảo vệ tổ chức cắm mốc, bàn giao mốc giới ngoài thực địa và xây dựng phương án bảo vệ thi công.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự án tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài: Chưa biết khi nào sẽ hoàn thành!

Dự án tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài: Chưa biết khi nào sẽ hoàn thành!

Dự án xây dựng tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài vẫn chưa rõ thời điểm hoàn thành.
Ngày mai (19/5): Dự án cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh sẽ khởi công

Ngày mai (19/5): Dự án cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh sẽ khởi công

Dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu nối Tây Hồ với Đông Anh, vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng sẽ được khởi công vào ngày mai (19/5).
Giá vàng tuần tới dự báo tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng tuần tới dự báo tiếp tục giảm mạnh

Triển vọng giá vàng tuần tới không khả quan, khảo sát mới nhất của Kitco cho thấy, cả chuyên gia và nhà đầu tư đều bi quan về giá vàng tuần tới.
Dự báo giá xăng giảm trong kỳ điều hành tới

Dự báo giá xăng giảm trong kỳ điều hành tới

Dự báo trong kỳ điều hành tới, giá xăng đồng loạt giảm còn giá dầu sẽ tăng nhẹ.
Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều hoạt động Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Ngày 18/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp Hội LHPN quận Hoàn Kiếm tổ chức phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Xem thêm
Phiên bản di động