-->

Cần giải pháp đột phá để loại bỏ bếp than tổ ong

(LĐTĐ) Theo lộ trình, Hà Nội sẽ tiến hành loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng như sự thay đổi nhận thức của người dân, việc sử dụng bếp than tổ ong đã được giảm tải khá nhiều. Tuy nhiên, để đạt được kết quả như đúng lộ trình đã đề ra sẽ là rất khó nếu không có giải pháp đột phá.
can giai phap dot pha de loai bo bep than to ong “Sát thủ” vô hình từ bếp than tổ ong và thói quen đốt rơm rạ
can giai phap dot pha de loai bo bep than to ong Loại bỏ bếp than tổ ong: Loay hoay bài toán kinh tế và sức khỏe
can giai phap dot pha de loai bo bep than to ong Loại bỏ bếp than tổ ong vào năm 2020: Khó do thiếu chế tài

Vẫn còn phổ biến

Năm 2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Sở TN&MT) đã tiến hành khảo sát về hiện trạng sử dụng bếp than tổ ong ở 23/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Kết quả kiểm tra cho thấy, có khoảng 55.000 bếp than tổ ong khắp Thủ đô đốt lửa mỗi ngày. Tỷ lệ sử dụng bếp than tổ ong tại các quận nội thành chiếm 63% do tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bán hàng vỉa hè, các huyện ngoại thành chiếm 37% do đồng thời sử dụng các loại nguyên, nhiên liệu khác.

Số liệu khảo sát tại từng hộ gia đình, số lượng than được sử dụng trung bình hàng ngày cho việc kinh doanh cũng chiếm đa số. Cụ thể, Ba Đình là hơn 6kg/ngày, Sóc Sơn là trên 4kg/ngày…

can giai phap dot pha de loai bo bep than to ong
Sử dụng than tổ ong không những gây ô nhiễm mà còn mất mỹ quan đô thị cần phải loại bỏ. (Ảnh minh họa: PV)

Như vậy, tính trung bình một ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều này có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường. Từ kết quả này, Sở TN&MT Hà Nội đã xây dựng lộ trình với quyết tâm loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020.

Là quận được thành phố thí điểm xóa bếp than tổ ong, theo trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm Lê Đỗ Phương, nếu như năm 2017, toàn quận có 2.525 bếp than tổ ong hoạt động, thì đến nay đã xóa được 1.436 bếp... Tương tự, tại quận Ba Đình, việc vận động người dân không dùng bếp than tổ ong cũng có chuyển biến tích cực.

Đầu năm 2018, toàn quận có 3.950 bếp than tổ ong, đến nay đã xóa được gần 1.600 bếp. Số liệu thống kê cho thấy, chúng ta đã đạt được tiến bộ nhất định trong việc giảm thiểu, dẫn đến hạn chế, tuy nhiên, để loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong thì vẫn còn là chặng đường dài.

Nếu việc nấu ăn hàng ngày đa số người dân đều sử dụng bếp gas, bếp từ thì đối với các hộ kinh doanh nhỏ như bán nước vỉa hè, phở, bánh cuốn, bún chả… lại đang sử dụng bếp than tổ ong. Chúng ta không khó bắt gặp tại một số chung cư cũ, vỉa hè… người dân vẫn mặc nhiên đun than tổ ong. Điều này không chỉ gây ô nhiễm cho khu dân cư, khu phố và cả thành phố mà còn góp phần làm xấu xí bộ mặt đô thị. Bởi vậy, loại bỏ than tổ ong ra khỏi đời sống- xã hội trên địa bàn Thủ đô là việc phải làm.

Ông Nguyễn Văn Quý, chủ một nhà hàng trên phố Cầu Chì, Thị xã Sơn Tây cho biết, nhà hàng tôi có đủ từ bếp ga, bếp điện và cả bếp than tổ ong, ngày nay việc sử dụng bếp than tổ ong không còn nhiều như trước nhưng cũng rất khó thay thế nhất là đối với các món cần ninh, hoặc ủ bởi cả chi phí lẫn yêu cầu chất lượng đồ ăn.

Đi dọc tuyến phố Gầm Cầu (quận Hoàn Kiếm) chỉ dài vài chục mét, song hầu như cửa hàng bán đồ ăn nào cũng sử dụng bếp than, có cửa hàng xếp thành hàng 4 - 5 bếp.

Không chỉ là vật dụng quen thuộc đối với các quán ăn, nhà hàng, tại các khu chung cư, khu tái định trên phố Hoàng Đạo Thúy, khu Trung Hòa - Nhân Chính..., hình ảnh người dân và hộ kinh doanh sử dụng bếp than để đun nấu vẫn khá phổ biến.

Không những vậy, nhiều hộ gia đình đun nấu bếp than ngay trước cửa nhà, thậm chí người lớn cũng để trẻ nhỏ ngồi ngay cạnh bếp than để nghịch mà không lường trước nguy hại đến sức khỏe. Người già, trẻ em khi hít phải mùi than tổ ong rất dễ bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hơn nữa, khói than còn gây ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm không khí.

Phải quyết liệt hơn

Thời gian qua, Sở TN&MT Hà Nội đã phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan, tiếp tục triển khai mô hình thí điểm thay thế bếp than tổ ong bằng các bếp cải tiến, thân thiện với môi trường tại một số phường trên địa bàn thành phố. Người dân được mượn bếp dùng thử để trải nghiệm bếp trước khi mua, đồng thời được hưởng mức giá ưu đãi (thấp hơn giá thị trường từ 30 – 40%). Tuy nhiên, việc triển khai cũng chưa thu được hiệu quả cao.

Theo tìm hiểu, ngoài các nguyên nhân như việc sử dụng bếp cải tiến xoong nồi sẽ dính nhọ, mất thời gian cọ rửa, theo người dân, bếp cải tiến cứ sau 15 – 25 phút lại phải “canh” để tiếp nguyên liệu 1 lần. Trái lại, với bếp than tổ ong thì việc thay nguyên liệu chỉ tiến hành 3 - 4 tiếng sau khi đun nấu. Mặt khác, chi phí cũng là rào cản khiến các hộ kinh doanh nhỏ lẻ phải tính toán cân nhắc. “Than tổ ong đang có giá 3.000 đồng/viên, với bếp cải tiến, giá nguyên liệu từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Thời gian cháy hết 1 viên than tổ ong khoảng 4 tiếng thì thời gian cháy hết 1kg nguyên liệu của bếp cải tiến chỉ khoảng 2 tiếng. Việc mua nguyên liệu để đun cũng chưa thuận lợi” – một người dân so sánh.

can giai phap dot pha de loai bo bep than to ong
Tình trạng người dân sử dụng bếp than tổ ong để đun nấu vẫn diễn ra phổ biến. (Ảnh minh họa: HNM)

Trên thực tế, theo ông Lê Tất Định, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội, điều đáng lo ngại là qua khảo sát cho thấy, tại các hộ gia đình sử dụng bếp than tổ ong, có nhiều trường hợp mắc bệnh hô hấp và tim mạch. Đặc biệt, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm bầu không khí mà người Hà Nội vẫn gọi là “sát nhân vô hình” chính là bếp than tổ ong. Hệ lụy của việc đun nấu bằng bếp than tổ ong là nguy cơ tỉ lệ người mắc các bệnh như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp... có xu hướng tăng lên

Tính trung bình một ngày, Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều này có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường. Từ kết quả này, Sở TN&MT Hà Nội đã xây dựng lộ trình với quyết tâm loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020.

Nói như vậy để thấy, muốn giảm thiểu tiến tới loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong trên địa bàn, bên cạnh yếu tố kinh tế, cần tuyên truyền rõ ràng hơn nữa đến người dân về tính hiệu quả của việc đảm bảo môi trường, có sự so sánh giữa hiệu quả kinh tế và sức khỏe để có lựa chọn phù hợp.

Cần phải khẳng định, việc thành phố Hà Nội lên kế hoạch “xóa sổ” bếp than tổ ong là một chủ trương hết sức đúng đắn và trong quá trình thực hiện chúng ta cũng đã thu được nhiều hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để hạn chế tiến tới chấm dứt hoàn toàn bếp than tổ ong vào năm 2020 như đã đề ra vẫn còn một chặng đường dài nếu không có giải pháp đột phá.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết

(LĐTĐ) Phát huy kết quả đạt được trong dịp Tết Nguyên đán năm 2024, Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục thực hiện mô hình giải quyết thủ tục hành chính: “Phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết” đối với 3 thủ tục hành chính, thực hiện tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của 15 phường.
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Theo thống kê của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, 6 khu công nghiệp trên địa bàn có 7.340 lao động thuộc 16 doanh nghiệp đăng ký làm việc trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã bổ sung thêm 2 dự án nhà ở vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Phúc Thọ. Như vậy, năm 2025 huyện Phúc Thọ sẽ triển khai 151 dự án với diện tích 540,53 ha.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), ngày 23/1, Đoàn đại biểu Thành ủy Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã đến dâng hương tưởng niệm đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng tại Di tích nhà số 90 phố Thợ Nhuộm (quận Hoàn Kiếm).

Tin khác

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

Hà Nội: Sẽ kiểm tra “đột xuất” các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Năm 2025 các đội kiểm tra liên ngành 178 của thành phố Hà Nội và các cấp sẽ tiến hành kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.
Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

Huyện Thường Tín đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm

(LĐTĐ) Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân vào dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, huyện Thường Tín đã chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ

(LĐTĐ) Theo Công an thành phố Hà Nội, thời gian gần đây, trên các cầu vượt dành cho người đi bộ xuất hiện tình trạng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tụ tập, ca hát, ăn uống gây mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự. Trước thực trạng trên, lãnh đạo phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chỉ đạo Đội Cảnh sát phản ứng nhanh, ngoài công tác tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, giải tỏa, xử lý các điểm vi phạm.
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh

(LĐTĐ) Đêm 24/12, Công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã ra quân kiểm tra, xử lý các điểm trông giữ xe không phép, sai phép trên địa bàn.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Xem thêm
Phiên bản di động