-->
Dự thảo Quản lý kinh doanh xe ôm:

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Đề xuất cho “shipper công nghệ” hoạt động trở lại Nhiều tài xế công nghệ chuyển nghề trong “bão giá” xăng Tài xế xe ôm công nghệ che biển kiểm soát sẽ bị xử lý nghiêm

Quản để duy trì trật tự

Cụ thể, dự thảo nghị quyết nêu rõ, những người dùng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để chở khách hay hàng hóa phải đủ 16 tuổi trở lên và phải đăng ký với UBND phường, xã, thị trấn để xác nhận đóng dấu vào thẻ hoạt động vận chuyển. Thẻ này do tổ chức, cá nhân tự in ấn theo mẫu.

Ngoài ra, người hành nghề chở khách, hàng hóa phải mang theo giấy chứng nhận đăng ký xe; giấy phép lái xe (nếu điều khiển xe mô tô hai bánh); giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực; thẻ hoạt động vận chuyển trong lúc hành nghề.

UBND các quận, huyện, thị xã quy định vị trí đón trả khách và xếp dỡ hàng hóa cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách và hàng hóa tại nơi công cộng thuộc địa phương quản lý.

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Không ít lái xe ôm, xe mô tô, xe gắn máy dùng lòng đường làm nơi đón, trả khách. Ảnh: K.H.

Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ và các loại xe tương tự phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 điều 47 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đăng ký vận chuyển hành khách (hàng hóa) với UBND phường, xã, thị trấn nơi cư trú.

Đối với cá nhân kinh doanh vận chuyển phải gửi đăng ký hoạt động và Thẻ hoạt động vận chuyển đến UBND phường, xã, thị trấn nơi mình cư trú để đóng dấu xác nhận vào Thẻ hoạt động vận chuyển.

Dự kiến sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến, UBND thành phố Hà Nội sẽ hoàn thiện dự thảo và ban hành chính thức vào cuối năm 2024, có hiệu lực ngay sau đó.

Lý giải với báo chí về nội dung này, ông Nguyễn Tuyển, Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, mục tiêu của việc cấp thẻ hành nghề với xe ôm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự đô thị, đảm bảo an toàn cho hành khách chứ không phát sinh thủ tục gây khó khăn.

Vẫn còn băn khoăn

Ghi nhận của phóng viên, tại nhiều tuyến phố của Hà Nội, kể cả tuyến phố đông đúc hay thoáng đãng thì các tài xế xe ôm, kinh doanh vận chuyển khách bằng mô tô, xe máy, xe thô sơ… đều thích đỗ xe dưới lòng đường để bắt khách. Ngã tư giao cắt giữa phố Hàng Điếu với phố Bát Đàn, quận Hoàn Kiếm, một người đàn ông dựng xe dưới lòng đường, nằm vắt vẻo trên xe, tay vẫy, miệng liên tục hỏi khách đi đâu, có đi xe ôm không? Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch của Hà Nội mà còn vi phạm Luật ATGT khi xe đỗ dưới lòng đường, cản trở việc đi lại của các phương tiện tham gia giao thông khác.

Ông Nguyễn Văn Hải nhẩm tính thời gian hành nghề xe ôm của mình ở đầu con ngõ 194 Đội Cấn, quận Ba Đình đến nay đã được 25 năm. Gọi là tài xế xe ôm nhưng thực tế chưa có một tổ chức nào công nhận việc làm của ông là một nghề chính thức. Xe ông phải tự lo, chỗ hành nghề phải tự kiếm, hôm nào ế khách phải tự chịu và muốn đóng bảo hiểm xã hội để có đồng lương dưỡng già thì phải tự bỏ tiền.

Một luật sư thường đi xe của ông phân tích vui, việc của ông có danh nhưng chưa có phận, điều ghi nhận là không trái pháp luật và không vi phạm pháp luật. Ông Hải nhìn nhận, mặt thuận lợi của thẻ hành nghề là để hành khách nhận diện lái xe đó ở đâu, tên gì, quá trình vận chuyển khách có tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông hay không, có lạng lách, đánh võng hay chèo kéo, vòi vĩnh, xúc phạm, thậm chí là hành hung khách hay không?

Điều khiến ông Hải băn khoăn, ở thời điểm hiện tại, nếu thấy địa điểm bắt khách ở phường này không ổn, ông có thể qua phường khác chọn địa điểm thích hợp để hành nghề. Nhưng với việc có thẻ hành nghề, không hiểu không gian hoạt động có bị thu hẹp chỉ trong phạm vi nơi mình sinh sống?

Lên Hà Nội hành nghề lái xe ôm được 15 năm, anh Trần Hoài Hùng, quê Trực Ninh, Nam Định cùng hai người em họ khác thuê một căn hộ nhỏ ở phố Hồ Đắc Di, quận Đống Đa. Anh Hùng cho rằng quản lý tạm trú tạm vắng đã có bên công an phường, khách của anh toàn bà con trong ngõ, gần như rất ít khi phải đón khách ngoài.

Cuộc sống hiện tại của anh Hùng hoàn toàn do anh tự lo liệu nên không khỏi băn khoăn, tới đây khi được cấp thẻ hành nghề xe ôm thì mọi chuyện có khác? Ngoài trách nhiệm của người làm nghề xe ôm với chính quyền và cộng đồng, với hành khách thì anh sẽ được hỗ trợ gì từ chính quyền?

Nói tới khía cạnh hỗ trợ từ UBND phường như dự thảo đề cập về điểm bắt khách, xếp dỡ hàng hoá…, ông Phạm Văn Lũng, 65 tuổi, quê Bình Lục, Hà Nam không khỏi băn khoăn, bởi hàng ngày ông chỉ việc đưa xe ra đầu con ngõ 68, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy để bắt khách. Khách hoặc tự tìm tới cùng hàng hoá, hoặc ông phải chạy xe vào nơi khách yêu cầu để nhận hàng và chở hàng đến nơi cần thiết. Giờ có quy định điểm xếp dỡ hàng hoá, không hiểu mỗi lần khách muốn chở hàng chẳng nhẽ lại phải mang hàng đó đến điểm tập kết rồi xe ôm mới được nhận hàng.

Chưa hết, muốn chở hàng về khu phố Quan Hoa chẳng hạn, trước ông chở thẳng hàng vào nơi khách yêu cầu, chẳng nhẽ sau này lại phải đưa hàng về điểm tập kết của phường và khách phải tự đến lấy? Nếu làm theo cách này chắc chắn những người như ông Hùng sẽ không thể cạnh tranh với xe ôm công nghệ, bởi họ không bị ràng buộc vào những quy định trên. Ông Hùng mong muốn thành phố làm rõ chi tiết này.

Cũng chung tâm trạng như ông Hùng, ông Đinh Quyết Minh, 62 tuổi hành nghề xe ôm tại Tổ dân phố Ngang, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm phân tích, người hành nghề xe ôm thường gắn bó với mỗi một con ngõ, một khu dân cư hay tổ dân phố. Khách chỉ việc ra đầu ngõ hay nhấc điện thoại gọi lập tức tài xế có mặt ngay. Nhưmg giả thiết, ông phải di chuyển ra con ngõ khác được UBND phường lựa chọn làm nơi đón khách, như vậy khách nơi con ngõ ông ở sẽ có xu hướng tìm tới xe ôm công nghệ thay vì tìm tới ông bởi sự bất tiện về khoảng cách. Chưa kể, tài xế xe ôm các ngõ khác được quy hoạch về đây sẽ dẫn đến chỗ quá nhiều xe ôm, chỗ lại thiếu, thậm chí sẽ dẫn đến những xích mích về địa bàn, người nhiều việc ít.

Ông Minh mong muốn, ngoài địa điểm đón trả khách do UBND phường lựa chọn thì cũng cần có những điểm đỗ khác theo thói quen truyền thống để đích cuối cùng là phục vụ được khách hàng, ổn định đời sống lái xe. Đương nhiên, lái xe phải có cam kết không đỗ xe đón khách làm ảnh hưởng đến văn minh khu phố hay an toàn giao thông.

Và câu chuyện bố trí điểm đón trả khách

Khi nghe chúng tôi đề cập tới dự thảo cấp thẻ hành nghề cho người sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hoá, ông Bùi Trí Đức, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm, Long Biên tỏ ra ngạc nhiên vì bản thân chưa nghe đến dự thảo.

Ông Đức không khỏi phân vân, bởi đặc điểm của phường chỉ trên 2 vạn dân, gần như chưa phải chịu áp lực dân số như nhiều phường khác trên địa bàn thành phố nhưng nếu phải tìm địa điểm đón trả khách và xếp dỡ hàng hoá cho đội ngũ xe ôm quả rất khó.

Đây là việc mới, bản thân phường nhiều năm nay chưa từng nhận được chỉ đạo từ quận hay thành phố thống kê số lượng người hành nghề xe ôm đang sinh sống, làm việc trên địa bàn: “Chỉ cần hơn chục xe ôm việc bố trí chỗ đỗ đã khó, nếu phát sinh ra 20 đến 30 người làm nghề dịch vụ vận chuyển bằng xe ôm, xe mô tô, gắn máy… thì không biết phải tính toán địa điểm ra sao, đó là chưa kể họ có chấp nhận hay không. Chế tài nào xử lý nếu như những người hành nghề chạy xe dịch vụ không đến phường đăng ký hoặc chạy xe mà không có thẻ do UBND phường cấp? Giờ nhiều lái xe ôm còn chạy cả xe công nghệ nên đương nhiên họ sẽ không bị dàng buộc bởi dự thảo”, ông Trí nói.

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Đất chật người đông, ngay như UBND phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm vẫn còn thiếu diện tích để xe cho khách và công dân tới liên hệ công việc. Ảnh: K.H.

Quản lý người làm hành nghề xe ôm, xe dịch vụ và tìm địa điểm đón trả khách đối với các phường có địa bàn rộng còn khó, đối với UBND phường đặt ngay trong các khu phố cổ càng khó gấp nhiều lần. Đại diện UBND phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm than thở, bởi ngay tại Trụ sở phường chỗ đỗ xe cho công dân và khách đến liên hệ công việc còn rất khó, huống hồ đây lại là điểm cố định cho người hành nghề xe ôm hay dịch vụ xe mô tô, xe máy…

Tại UBND phường Cửa Đông, ông Lê Quang Huấn, Phó Chủ tịch UBND phường không khỏi phân vân vì nhiều người chạy xe ôm, xe máy, xe mô tô dịch vụ còn đăng ký chạy cả xe công nghệ. Vậy quản lý họ sao đây? Rồi dự thảo nói người sinh sống, tạm trú tại địa bàn phường thuộc diện làm thẻ nhưng còn những người sống ở phường này lại hành nghề chạy xe ở phường khác thì giải quyết như nào?

Về bố trí chỗ đỗ xe, xếp dỡ hàng hoá, ông Huấn băn khoăn, bởi không rõ mỗi vị trí đỗ xe sẽ tương đương với bao nhiêu xe, giả thiết cứ 10 người một điểm đỗ, vậy 20 đến 30 người thì bố trí sao đây? Trên địa bàn phường chỉ còn chợ Hàng Da là thoáng đãng nhất. Bất cập ở chỗ, gần như cả 3 phía đều đã được Sở GTVT cấp phép trông giữ xe cho đơn vị quản lý chợ là Công ty Thương mại Cổ phần chợ Hàng Da.

“Rõ ràng việc quản lý người hành nghề xe ôm, xe mô tô, xe máy… không đơn giản là cấp thẻ để họ đeo trên người mà kéo theo đó còn rất nhiều câu chuyện quản lý con người liên quan đến pháp lý. Trước mắt, UBND phường sẽ phối hợp với công an phường nắm bắt và lên danh sách bước đầu người hành nghề xe ôm, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ…, đồng thời trao đổi với bộ phận tư pháp lên phương án nếu như nhận được chỉ đạo của quận hay thành phố”, ông Huy nói.

Khắc Hạnh

Nên xem

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự báo nắng nóng diện rộng

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Thời điểm này cũng trùng với giai đoạn giao mùa ở miền Bắc và miền Trung, do đó thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là một đợt nắng nóng diện rộng ngay trước kỳ nghỉ.
Real Madrid vs Arsenal: Khi “Vua châu Âu” lâm nguy trước một Arsenal đầy bản lĩnh

Real Madrid vs Arsenal: Khi “Vua châu Âu” lâm nguy trước một Arsenal đầy bản lĩnh

Nhận định bóng đá trận Real Madrid vs Arsenal diễn ra vào lúc 02h00 ngày 17/4 trong khuôn khổ tứ kết lượt về Champions League 2024/25.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/4: Nắng nóng 32 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 16/4, khu vực Hà Nội đêm không mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất: 30-32 độ.
Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Công đoàn huyện Quốc Oai tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động trong Tháng Công nhân

Bám sát chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, trong Tháng Công nhân năm 2025, các cấp Công đoàn huyện Quốc Oai tiếp tục tổ chức các hoạt động đang phát huy hiệu quả tại địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, được đông đảo đoàn viên Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động đón nhận, được các cấp ủy đảng, chính quyền, người sử dụng lao động quan tâm, ủng hộ.
Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Hơn 60 doanh nghiệp tham gia kết nối cung cầu hàng hóa tại Hưng Yên

Ngày 15/4, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Phòng Kinh tế, hạ tầng và Đô thị (UBND thành phố Hưng Yên) phối hợp với tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu thành phố Hưng Yên năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), chủ thể OCOP, hộ kinh doanh, làng nghề… trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tham dự.

Tin khác

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

UBND xã Kim Chung huyện Hoài Đức: Cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trên đất nông nghiệp

Sáng 11/4, Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội tiến hành cưỡng chế phá dỡ hai công trình xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp tại khu Sau Hàng, thôn Lai Xá.
Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Quận Ba Đình tăng cường “phạt nguội” vi phạm về trật tự đô thị

Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả công tác trật tự độ thị, trật tự xây dựng, và vệ sinh môi trường trên địa bàn, cũng như thay đổi thói quen, hành vi của nhân dân, thời gian qua quận Ba Đình đã tăng cường xử lý “phạt nguội” qua hệ camera đã được tích hợp công nghệ nhận diện AI.
Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Cần xử lý dứt điểm công trình sai phép, xây dựng trên đất nông nghiệp

Quản lý đất đai, trật tự xây dựng không chỉ là thước đo năng lực lãnh đạo, ý thức trách nhiệm và danh dự của tập thể, cá nhân ở địa phương và của cả Thành phố, mà còn là căn cứ để Thành phố đánh giá cán bộ… Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tại Hội nghị giao ban quý I/2025 giữa Thường trực Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã. Tuy nhiên, tại một số xã trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội tình trạng xây dựng công trình kiên cố, nhà xưởng trên đất nông nghiệp vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Đảm bảo an toàn tại các “Phố cà phê đường tàu”

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại một số khu vực có đường sắt đi qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, các lực lượng chức năng đã và đang nỗ lực đảm bảo TTATGT, trật tự đô thị (TTĐT) tại địa phương.
Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Hướng đến đời sống người dân được tốt hơn

Dựa trên nguyên tắc "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ", đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng và Hào Nam đã và đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp của nhân dân.
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Chung cư cao tầng phải đảm bảo quy định về chống động đất

Mô hình nhà chung cư cao tầng đã được xã hội hiện nay chấp nhận và ngày càng trở thành xu hướng nhà ở chủ yếu tại các khu vực đô thị của nước ta. Tuy nhiên, những hệ luỵ sau trận động đất mạnh từ Myanmar và việc hàng trăm căn hộ ở chung cư Diamond Riverside, đường Võ Văn Kiệt (phường 16, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh) bị nứt tường sau rung chấn, bong tróc nền cũng đang khiến nhiều người có tâm lý lo ngại.
TP.HCM: Ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Lễ 30/4

TP.HCM: Ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Lễ 30/4

Ngày 1/4, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học

Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có 5 quyết định giao đất tại các quận, huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Long Biên để thực hiện các dự án.
Xem thêm
Phiên bản di động