Xoá bỏ bếp than tổ ong, chính quyền cần quyết liệt hơn nữa
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc xóa bếp than tổ ong | |
Nhiều chuyển biến tích cực trong xóa bếp than tổ ong | |
Giải pháp “xanh” thay thế bếp than tổ ong |
Trên địa bàn Hà Nội vẫn còn tình trạng người dân sử dụng bếp than tổ ong (Ảnh:K.Tiến) |
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đến tháng 6/2020, mỗi quận huyện vẫn còn tới gần vài nghìn chiếc bếp than tổ ong đang sử dụng. Hơn nữa, mùa đông sắp đến, nhu cầu đun nấu, giữ ấm tăng lên, thì việc giảm sử dụng loại bếp này lại càng khó. Thành phố Hà Nội quyết tâm “khai tử” bếp than tổ ong ngay trong năm nay, tuy nhiên, trên thực tế, tại nhiều nơi vẫn không hề dễ dàng để xóa ngay được. Có tình trạng người dân vẫn lén lút sử dụng bếp than tổ ong, chỉ im ắng sau mỗi đợt kiểm tra rồi đâu lại vào đó.
Ghi nhận trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, quận Ba Đình, quận Cầu Giấy…mặc dù đã được cơ quan chức năng tuyền truyền nhưng nhiều người dân vẫn có thói quen sử dụng bếp than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh. Đáng kể đến đó là các hộ kinh doanh ăn uống tại vỉa hè, tại các khu chợ dân sinh. Chị Nguyễn Thị M. một hộ kinh doanh ăn uống tại vỉa hè trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm chia sẻ: Mặc dù biết là thành phố có chủ trương xóa bỏ bếp than tổ ong, gia đình tôi cũng đã mua bếp điện để thay thế. Tuy nhiên, do nguồn điện ở đây không được đảm bảo, hay bị cắt điện nên tôi sử dụng bếp than tổ ong cho tiện.
Theo bà Bùi Thị An – nguyên đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng, có thể thấy, chủ trương xóa bỏ bếp than tổ ong đến hết năm 2020 của thành phố là hoàn toàn đúng bởi đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường, góp phần làm không khí Thủ đô thời gian qua lên đến mức ô nhiễm báo động, thuộc nhóm hàng đầu thế giới.Với mức độ ô nhiễm của môi trường không khí ở đô thị ngày càng nghiêm trọng, những giải pháp mạnh tay để ngăn chặn hoặc giảm thiểu nguồn phát thải gây ô nhiễm là rất cần thiết và phải làm quyết liệt để đạt được mục tiêu đề ra.
Bà Bùi Thị An cho rằng, để những quyết định đó đạt hiệu quả thực chất và bền vững, các cấp chính quyền cần có những phương án thay thế, hướng dẫn cụ thể để người dân hiểu và đồng lòng thay đổi xóa bỏ bếp than tổ ong. Cụ thể, phải có các giải pháp mềm dẻo, thích hợp để người dân dần thay đổi. Chính quyền cần tuyên truyền, và có những biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ người dân trong việc thay thế bếp than tổ ong.
Hiện nay, nhiều nơi đã có những cách hỗ trợ người dân trong việc mua bếp điện, bếp hồng ngoại thay thế, theo tôi cách làm này vô cùng thiết thực. Quan trọng nhất là người dân cần nâng cao nhận thức xóa bỏ bếp than tổ ong để chung tay bảo vệ môi trường Thủ đô và cũng là bảo vệ chính mình”, bà Bùi Thị An bày tỏ.
Cũng theo bà Bùi Thị An, nếu như sau khi tuyên tuyền và cũng đã có những chính sách giúp đỡ đối với người dân mà vẫn cố tình vi phạm thì chính quyền địa phương cần xử lý theo đúng quy định của thành phố. “Hiện nay, rất nhiều hộ gia đình, hộ bán hàng ăn, trà đá trên các tuyến phố đã sử dụng bếp gas, bếp điện để đun nấu. Việc thay đổi thói quen này sẽ bớt đi hình ảnh nhem nhuốc và độc hại cho chính người sử dụng. Thiết nghĩ, thành phố cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động tới từng đối tượng cụ thể và chuẩn bị sẵn các kịch bản riêng mới hiệu quả”, bà Bùi Thị An nhấn mạnh.
Có thể thấy, hiện nay những tác hại mà bếp than tổ ong đem lại là không hề nhỏ nhưng thực tế vẫn đang bị nhiều người dân bỏ qua, chính quyền địa phương cũng gặp những khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp để tuyên truyền vận động người dân. Do đó, để có thể thực hiện mục tiêu loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong, các chuyên gia môi trường cho rằng, Hà Nội cần tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về những tác hại của việc sử dụng bếp than tổ ong, cũng cần đưa ra những chỉ dẫn về một loại bếp đun sạch, bếp cải tiến thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.
Ông Phạm Văn Hà (Bí thư Chi bộ Khu dân cư số 9, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa): Để việc xóa bỏ bếp than tổ ong đạt được kết quả theo đúng lộ trình đã đề ra, bên cạnh tuyên truyền, vận động các cơ quan quản lý cần thực hiện nhiều giải pháp thực sự quyết liệt. Trong đó, Hà Nội cần có chế tài mạnh mẽ, thậm chí công khai thông tin những hộ gia đình, hộ kinh doanh… còn sử dụng bếp than tổ ong.
Đồng thời, huy động các tổ chức đoàn thể như Tổ dân phố, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh vào cuộc. Có nghĩa là, các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể cấp cơ sở phải đồng lòng, thực sự tỏ rõ quyết tâm “loại bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong” trong đời sống dân cư.
Còn PGS- TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (đại học Bách khoa Hà Nội): Hiện nay, những gia đình còn sử dụng bếp than tổ ong chủ yếu đến từ những gia đình có thu nhập thấp. Vậy, để có thể xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong ra khỏi Thủ đô cần phải có các quy hoạch cụ thể những khu vực nào, những gia đình nào còn sử dụng bếp than tổ ong. Sau đó, vận động các hộ dân không sử dụng nữa đồng thời phải có các chính sách hỗ trợ người dân như giảm giá tiền điện, sử dụng bếp từ...
Cùng quan điểm,TS Hoàng Dương Tùng (Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường): Ở “bức tranh” toàn cảnh là khắc phục ô nhiễm không khí tại đô thị lớn thì các cơ quan chính quyền phải có thêm những biện pháp quyết liệt, cụ thể để giảm thiểu tình trạng này.
Cụ thể cần phải tăng cường các phương tiện giao thông công cộng. Ngoài ra, phải kiểm soát chặt chẽ khí thải của các làng nghề. Cần thanh tra, kiểm tra, có những biện pháp để hạn chế, yêu cầu phải lắp đặt thiết bị xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Chính quyền cần quyết liệt trong việc di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội đô…/.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?
Môi trường 17/01/2025 06:41