--> -->

Cần có quy chuẩn chung cho an toàn nông sản

Để quy chuẩn hóa chất lượng nông sản, thực phẩm phục vụ người dân, hiện nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang thực thi theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap... Thực tế, những sản phẩm này hiện có giá bán cao, thường để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị. Trong khi đó, tại chợ truyền thống người dân vẫn phải sử dụng nông phẩm không rõ xuất xứ. Trước thực trạng này câu hỏi đặt ra là, bao giờ chúng ta có quy chuẩn chung về nông phẩm cho cả hệ thống siêu thị, chợ dân sinh?
Không thể bỏ quên an toàn nông phẩm Hiệu quả từ mô hình “Tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát”

Thực phẩm sạch vẫn còn nhiều rào cản

Kể từ khi được áp dụng và triển khai thực hiện đến nay, không thể phủ nhận nông sản, thực phẩm được sản xuất theo mô hình VietGap hay GlobalGap với các khâu kiểm soát chặt chẽ về chất lượng an toàn vệ sinh, sơ chế, đóng gói… đã được nhiều người tiêu dùng đánh giá là sạch, an toàn cho bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, với giá thành cao, hiện nhóm mặt hàng này dường như vẫn chưa thể “chen chân” vào được các chợ dân sinh, chợ truyền thống, nơi chiếm số đông những bà nội chợ thường lui tới hàng ngày.

Cần có quy chuẩn chung cho an toàn nông sản
Sản xuất rau an toàn theo mô hình VietGap phải tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu cây giống, chăm bón, dán nhãn QR Code…

Ghi nhận tại chợ Hà Đông (Hà Nội), một trong những chợ dân sinh lớn nhất trên địa bàn quận Hà Đông, mặc dù xung quanh chợ có nhiều cửa hàng thực phẩm bán, giới thiệu các mặt hàng nông sản, thực phẩm an toàn nhưng trong khu vực chợ lại không thấy xuất hiện các sản phẩm, nông sản an toàn có thương hiệu.

Theo chia sẻ của một số tiểu thương ở chợ, sở dĩ các nông phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGap khó có chỗ đứng trong chợ là bởi, sức mua của người dân với mặt hàng này ít, trong khi đó việc bảo quản, bày bán phải có đầu tư lớn.

Chị Hà, một tiểu thương bán rau, quả lâu năm tại chợ, cho biết, chị thường lấy rau quả ở các chợ đầu mối về bán và đây đều là những mặt hàng bình thường, phù hợp với nhu cầu về giá của người dân. Các mặt hàng rau quả này cũng được bày bán tràn lan ở chợ, không đóng gói, không bảo quản… và người dân đến mua họ chấp nhận với thực tế như vậy. Còn với mặt hàng rau an toàn hay rau quả theo tiêu chuẩn VietGap, chị Hà và nhiều tiểu thương khác tại chợ dường như chưa nghĩ tới. Thực tế, nếu nhập về cũng khó bán bởi giá thành sản phẩm thường cao hơn gấp đôi, gấp 3 lần các mặt hàng cùng loại. Trong khi đó, tâm lý ra chợ của người dân vẫn là tươi, ngon và rẻ.

“Tâm lý người mua ra chợ là muốn mua được mặt hàng rẻ, vì thế, chỉ cần 2 sạp rau quả cạnh nhau, nhưng giá bán chênh nhau người tiêu dùng đã so sánh rồi chứ chưa nói đến việc bán sản phẩm an toàn, hay sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap. Ở chợ, trước cũng có người từng lấy mặt hàng VietGap về bán, nhưng được một thời gian ngắn thì ngừng vì ế”, chị Hà chia sẻ.

Không chỉ khó “chen chân” vào các chợ dân sinh, chợ truyền thống, nông sản an toàn hay nông sản sạch thậm chí còn khó xuất hiện ở các chợ đầu mối bởi, với những nhà vườn sản xuất theo mô hình nông sản sạch, họ thường có những ký kết trực tiếp với các đầu mối thu mua và quá trình này được thực hiện theo chuỗi, từ người trồng đến cửa hàng, siêu thị…

Chị Thu Phương, tiểu thương chuyên lấy rau quả tại chợ đầu mối nông sản Thanh Hà (Cự Khê, Thanh Oai), cho biết, tại chợ đầu mối chưa từng thấy mặt hàng nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGap nào được các thương lái vận chuyển mang về chợ. Các mặt hàng nông sản, rau quả ở chợ thường được thu mua từ các vùng trồng lớn trên địa bàn Thành phố, hoặc các tỉnh, thành lân cận; còn việc mặt hàng an toàn hay sạch như thế nào thì không phải trách nhiệm của tiểu thương, mà là trách nhiệm của các cơ quan chức năng.

“Chúng tôi chỉ nhập hàng về bán phù hợp với mức thu nhập của người dân, người dân vẫn chấp nhận thì chúng tôi vẫn bán. Còn nếu người mua muốn đảm bảo an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ thì họ sẽ không lựa chọn ra chợ mà sẽ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị…”, chị Phương nói.

Bao giờ có quy chuẩn chung cho nông sản?

Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội, hiện nay trên địa bàn Thành phố có 454 chợ, trong đó có 15 chợ hạng 1, 65 chợ hạng 2, 311 chợ hạng 3 và 63 chợ chưa phân hạng. Ngoài ra, có 2 chợ đầu mối là chợ đầu mối ở quận Hoàng Mai và chợ đầu mối Minh Khai (Bắc Từ Liêm); 4 chợ hoạt động mang tính chất đầu mối là (chợ Long Biên, chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ cá Yên Sở, chợ đêm Văn Quán)… Với số lượng lớn các chợ dân sinh, chợ đầu mối như vậy cho thấy, tiềm năng để nông sản, thực phẩm an toàn xuất hiện ở các chợ này là rất lớn. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc, nhất là vướng mắc về giá, kho bãi, lưu trữ… đã hạn chế các hợp tác xã, đầu mối thu mua tiếp cận với khu vực tiềm năng này.

Thực tế, để sản xuất nông phẩm theo mô hình VietGap, các hợp tác xã, doanh nghiệp phải thực hiện theo mô hình chăn nuôi, trồng trọt khép kín từ việc chăm sóc, bảo quản, thu mua, tiêu thụ. Do đó, nếu đưa vào các chợ truyền thống, chợ dân sinh việc bảo quản kém sẽ khiến nông phẩm không đảm bảo chất lượng dẫn đến việc giảm thương hiệu, giảm uy tín...

Chia sẻ về quá trình chăm sóc, phân phối sản phẩm rau, quả an toàn, bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc hợp tác xã Ba Chữ (huyện Đông Anh) cho biết, sản phẩm rau an toàn của hợp tác xã chủ yếu được phân phối qua các hình thức như: Thương lái thu mua tại đầu bờ, hợp đồng với các công ty, cửa hàng, chuỗi siêu thị để cung ứng cho người tiêu dùng.

“Để cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, hợp tác xã đặc biệt coi trọng từng khâu trong quá trình sản xuất. Từ cây giống, chăm bón, đến việc thu hoạch, sơ chế, đóng gói, dán nhãn QR Code, bảo quản… đều phải đảm bảo tuyệt đối về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và tránh việc hàng hóa bị làm giả”, bà Nguyễn Thị Huyền cho hay.

Có thể thấy, để có được sản phẩm nông phẩm được sản xuất theo mô hình an toàn, người trồng phải đảm bảo quy trình sản xuất khép kín, sự kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn chặt chẽ. Do đó, giá thành chắc chắn sẽ phải cao hơn so với các sản phẩm thông thường. Vì thế, khi giá thành cao, chất lượng được khẳng định, việc bị làm giả hoặc trà trộn sản phẩm là điều khó tránh khỏi.

Đề cập đến vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú - nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, cho rằng: Vấn nạn hàng chợ “đội lốt” rau an toàn, rau đạt chuẩn VietGAP không phải bây giờ mới xuất hiện và nó không chỉ diễn ra với mặt hàng rau, mà còn diễn ra với rất nhiều thực phẩm khác. Do đó, dù ở chợ hay siêu thị cũng rất khó để người tiêu dùng có thể phân biệt, lựa chọn được rau, quả sạch theo đúng nghĩa. Thậm chí, ngay cả các chuyên gia cũng phải chấp nhận “khuất mắt trông coi” và lựa chọn theo niềm tin, cảm tính của chính mình.

Từ chia sẻ của chuyên gia Vũ Vinh Phú có thể thấy, mục tiêu đưa hàng hóa, nông sản chất lượng từ trang trại đến bàn ăn người dân thông qua chợ truyền thống, chợ dân sinh vẫn cần sự nỗ lực lớn từ các đơn vị chức năng và chính các đơn vị sản xuất. Trong đó, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ giá trị của sản phẩm an toàn, hướng đến bảo vệ sức khỏe; tăng cường kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm… thì cần có một quy chuẩn chung cho nông sản, thực phẩm cả ở chợ dân sinh và hệ thống siêu thị.

Để giải quyết vấn đề này, tại cuộc họp về công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề nghị, các cơ quan chức năng thuộc Bộ rà soát lại tất cả các tiêu chuẩn, quy định, chế tài, xem còn phù hợp hay không, cần sửa cái gì? Mục đích là phải làm minh bạch, tử tế, không chỉ để phục vụ thị trường xuất khẩu, mà là phục vụ thị trường gần 100 triệu dân trong nước. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp từ nay đến cuối năm, đó là chuẩn hóa nông sản tại thị trường trong nước và việc này sẽ được bắt đầu từ các chợ cóc, chợ truyền thống./.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Prudential ra mắt thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo vệ tối đa

Prudential ra mắt thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo vệ tối đa

PRU-Bảo vệ tối đa là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mới nhất của Prudential, đáp ứng nhu cầu bảo vệ ở mức độ tối ưu trên mức phí bảo hiểm phù hợp nhất với khả năng tài chính.
Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Ngày 13/5, Phòng Cảnh giao thông Hà Nội cho biết, để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Đại lễ Phật đản (Vesak) 2025; Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện từ 13 - 21/5.
Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế tăng trưởng ổn định, doanh nghiệp (DN) có nhiều đơn hàng, có nhu cầu mở rộng sản xuất là những yếu tố quan trọng để thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khởi sắc, đáp ứng nhu cầu phát triển của các thành phần, ngành nghề kinh tế của Thành phố.
Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Ngày 13/5, tại Khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô cùng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác.
Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định thành lập Khu thương mại tự do (TMTD) tại thành phố Hải Phòng, một số chính sách đặc thù ưu đãi như đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, kinh doanh; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục xuất nhập cảnh, tạm trú và giấy phép lao động; thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng; tối ưu hóa ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế...
Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo hướng dẫn về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí. Hướng dẫn nêu 7 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống.
Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, việc bỏ cấp Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế.

Tin khác

Giá vàng thế giới "lao dốc" sau thông tin Mỹ - Trung đạt thỏa thuận về thuế quan

Giá vàng thế giới "lao dốc" sau thông tin Mỹ - Trung đạt thỏa thuận về thuế quan

Giá vàng thế giới hôm nay rơi thẳng đứng sau thông tin Mỹ - Trung đồng ý giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới.
Tỷ giá USD hôm nay (13/5): Thế giới và thị trường tự do cùng tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay (13/5): Thế giới và thị trường tự do cùng tăng mạnh

Hôm nay 13/5, tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.945 VND/USD, giảm 9 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 101,78 điểm, tăng 1,44%.
Giá xăng dầu hôm nay (13/5): Giá dầu thế giới bật tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (13/5): Giá dầu thế giới bật tăng mạnh

Hôm nay (13/5), giá dầu thế giới bật tăng mạnh, sau khi Mỹ và Trung Quốc tuyên bố sẽ giảm bớt một số biện pháp thuế quan, làm dấy lên hy vọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 65,37 USD/thùng, tăng 2,28%, giá dầu WTI ở mốc 62,49 USD/thùng, tăng 2,39%.
Hôm nay (13/5): Giá vàng trong nước đang giảm rất mạnh

Hôm nay (13/5): Giá vàng trong nước đang giảm rất mạnh

Giá vàng hôm nay (13/5): Giá vàng trong nước đang giảm mạnh, giá vàng miếng giảm tới gần 3 triệu đồng.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Giá xăng dầu hôm nay (12/5): Dầu thế giới vẫn tiếp tục leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay (12/5): Dầu thế giới vẫn tiếp tục leo dốc

Hôm nay (12/5), giá dầu thế giới vẫn tiếp đà leo dốc do thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Anh là nguyên nhân tác động tới giá dầu thô trong tuần qua. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,88 USD/thùng, tăng 1,70%, giá dầu WTI ở mốc 61,06 USD/thùng, tăng 1,85% (tương đương tăng 1,11 USD/thùng).
Tỷ giá USD hôm nay (12/5): Giá bán USD cao nhất đạt 26.198 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (12/5): Giá bán USD cao nhất đạt 26.198 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (12/5): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.951 đồng.
Giá vàng hôm nay (12/5): Ổn định ở cả trong nước và thế giới

Giá vàng hôm nay (12/5): Ổn định ở cả trong nước và thế giới

Sáng nay (12/5), giá vàng trong nước và thế giới tương đối ổn định. Theo đó, vàng miếng SJC tiếp tục duy trì ở mức 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất ở mức 120 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động