-->

Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y

(LĐTĐ) Có đến bệnh viện khám, điều trị; trông bệnh nhân ốm mới thấy đội ngũ y, bác sĩ (gọi tắt là người lao động) vất vả ra sao. Cơm hộp, môi trường xung quanh toàn người bệnh và mùi thuốc, nhưng họ vẫn vui vẻ, cần mẫn với công việc mà mình đã chọn.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Thêm chính sách mang tính đột phá cho ngành Y tế phát triển 34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam Liên quan đến sức khỏe 100 triệu dân, chính sách đãi ngộ với nhân viên y tế là vô cùng cấp thiết

Hôm đến thăm bệnh nhân đang nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Cũng gần đến giờ nghỉ trưa, anh bạn “ghé tai” nói, làm việc áp lực như thế mà ngày nào cũng “xài” cơm hộp tôi thấy thương họ quá. “Tháng trước tôi trông mẹ ốm ở bệnh viện, chỉ ăn cơm hộp mấy hôm về đã sút cả ki-lô gam”, ông bạn kể. Nghe bạn nói, tôi cũng an ủi, mỗi người một nghề mà, nhưng phải công nhận ngành Y là một trong những nghề vất vả nhất. Vất vả là thế nhưng tiền lương và đặc biệt cách thức tính phụ cấp, bảo hiểm xã hội vẫn chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng người làm trong ngành Y khá thiệt thòi. Vẫn biết thời gian qua, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi đối với công chức, viên chức tại các cơ sở y tế công lập (y tế dự phòng, y tế cơ sở). Đây là tin vui đối với người lao động trong ngành Y.

Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y
Để trở thành bác sĩ chuyên khoa và bậc cao hơn thời gian học tập, nghiên cứu mất gần chục năm trời, song việc tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu vẫn như các ngành, nghề khác (Một ca phẫu thuật liên quan đến tim mạch)

Cách đây vài năm, Lao động Thủ đô cũng đã có một số bài phản ánh về bất cập trong chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội. Và tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vừa diễn ra, PGS.TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết: Sau đại dịch Covid-19, ngành Y tế đã gặp rất nhiều những khó khăn do hệ lụy từ dịch bệnh, đặc biệt là những khó khăn về cơ chế chính sách trong đãi ngộ, thu hút cán bộ nhân viên y tế; khó khăn trong tự chủ, đấu thầu thuốc, trang thiết bị y tế… Hiện cả nước có 500.000 đoàn viên ngành Y tế, phụ trách chăm sóc sức khỏe, tính mạng cho khoảng gần 100 triệu dân. Do đó, việc thay đổi chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ, người lao động ngành Y tế là vô cùng cấp thiết.

Bà Phạm Thanh Bình nêu dẫn chứng: “Ngành Y là ngành đặc thù, với trình độ và chất lượng lao động cao. Để có chứng chỉ hành nghề và được đi làm tại các cơ sở y tế, một bác sĩ phải mất 7,5 năm; trong đó 6 năm học đại học và 18 tháng thực hành sau khi tốt nghiệp, so với cử nhân các ngành khác chỉ học trong 4 năm là sự chênh lệch rất lớn (đấy là chưa kể với các bệnh viện tuyến Trung ương, muốn vào làm việc phải có bằng bác sĩ nội trú theo học trong 3 năm trời, tính tổng cộng khoảng hơn 9 năm. Thời gian này, một viên chức làm việc tại cơ quan Nhà nước đã được tăng lương 3 lần-PV). Tuy nhiên, khi ra trường, tiền lương ngạch, bậc, các chế độ phụ cấp của bác sĩ và cử nhân các ngành khác lại đang được hưởng như nhau”.

Được biết, Bộ Y tế đã và đang tập trung tham mưu Đảng, Chính phủ “gỡ vướng” vấn đề lương và phụ cấp. Còn vấn đề bảo hiểm xã hội, nên chăng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Bảo hiểm, Nội vụ… cần ngồi lại để tham mưu Chính phủ trình Quốc hội nghiên cứu, cho phép cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội đặc thù với nhân viên Y tế theo hướng đối với bác sĩ cần xác định tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi còn là sinh viên. Như thế mới đảm sự công bằng và đảm bảo quyền lợi lao động ngành Y, ngành mang trọng trách “cứu người”!

Lê Hà

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Tập trung xóa nghèo để vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Một trong những thông điệp của chuyến thăm, chúc mừng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên nhân dịp năm mới 2025, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ của Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 7/1, chính là phải tập trung làm tốt hơn nữa công tác giảm, tiến tới xóa nghèo.
“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

“Hóa rồng” từ khoa học, công nghệ

(LĐTĐ) Ngày 22/12, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (gọi tắt là Nghị quyết). Đây thực sự là Nghị quyết mang tầm chiến lược để nước ta đi tắt, đón đầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, đưa đất nước “hóa rồng” trong kỷ nguyên mới.
Nguy cơ dân số già và tâm lý  “ngại đẻ”!

Nguy cơ dân số già và tâm lý “ngại đẻ”!

(LĐTĐ) Trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo, robot tự động gì đi chăng nữa vẫn không thể thay được nguồn lực con người trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Lại câu chuyện giá nhà!

Lại câu chuyện giá nhà!

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày này thời tiết lạnh giá, nhìn lịch, chỉ hơn tháng nữa Tết sẽ đến. Lướt web, đọc báo, nghe thiên hạ bàn… giá nhà đất vẫn cứ “nóng ran”.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cần góc nhìn đồng cảm!

Cần góc nhìn đồng cảm!

(LĐTĐ) Từ khi xã hội hình thành Nhà nước, đồng nghĩa với việc hình thành bộ máy để quản lý xã hội. Vì vậy, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia đó thế nào, Nhà nước sẽ hình thành bộ máy (hệ thống chính trị) để vận hành một cách hiệu quả nhất.
“Cách mạng” về môi trường

“Cách mạng” về môi trường

(LĐTĐ) Để Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, thành phố đáng sống, đáng đến, đáng làm việc, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo triển khai tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường, ô nhiễm môi trường.
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…

(LĐTĐ) Vì sức khỏe thanh, thiếu niên; vì tương lai giống nòi; vì trách nhiệm trước cử tri và đồng bào cả nước, chiều ngày 30/11 vừa qua, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua Nghị quyết về cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động