--> -->

Cải tạo, chỉnh trang đô thị: Khuyến khích chủ sở hữu tự bảo tồn, chỉnh trang

Điều 20 của Luật Thủ đô năm 2024 đã đưa ra nhiều chính sách mới, tháo gỡ các vướng mắc của các bên liên quan trong việc cải tạo, chỉnh trang đô thị.
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân” Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

Cải tạo, chỉnh trang đô thị phải phù hợp quy hoạch

Cải tạo, chỉnh trang để diện mạo đô thị ngày càng xanh, hiện đại, nâng cao chất lượng sống, hướng tới phát triển bền vững là một trong các mục tiêu được thành phố Hà Nội hướng tới.

Điều 20 của Luật Thủ đô năm 2024 đã đưa ra nhiều chính sách mới, tháo gỡ các vướng mắc của các bên liên quan trong việc cải tạo, chỉnh trang đô thị như Nhà nước, chủ đầu tư, người dân trong phạm vi cải tạo, chỉnh trang đô thị bảo đảm phù hợp với thực tiễn,

Cụ thể, Luật quy định việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn Thành phố phải phù hợp quy hoạch, quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế đô thị; bảo vệ các di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, kiến trúc, cảnh quan của Thủ đô; bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, phòng cháy, chữa cháy; nâng cao tiện ích đô thị, cải thiện môi trường sống cho dân cư ở khu vực cải tạo, chỉnh trang.

Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn Thành phố được triển khai thực hiện theo dự án bao gồm: Dự án tái thiết một khu vực đô thị cụ thể, trừ dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng; Dự án chỉnh trang công trình hoặc một nhóm công trình xây dựng tại một khu vực cụ thể; Dự án bảo vệ, tu bổ công trình hoặc một nhóm công trình, khu vực có giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, kiến trúc, cảnh quan đô thị; Dự án cải tạo, chỉnh trang hỗn hợp là dự án đầu tư xây dựng trong đó có thể bao gồm các công trình xây dựng mới, công trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và bảo vệ, tu bổ.

Cải tạo, chỉnh trang đô thị: Khuyến khích chủ sở hữu tự bảo tồn, chỉnh trang
Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân. Ảnh: Phương Ngân

Cũng theo Luật Thủ đô, việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn Thành phố được thực hiện trong các khu vực như: Khu vực đô thị có các công trình xây dựng có kết cấu, khoảng cách giữa các công trình không bảo đảm quy chuẩn theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.

Khu vực đô thị có các công trình xây dựng thuộc diện nguy hiểm, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ thuộc trường hợp buộc phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở; khu vực có hạ tầng giao thông không bảo đảm yêu cầu về an toàn giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông.

Khu vực đô thị không bảo đảm đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của đơn vị ở mà không còn đủ quỹ đất để phát triển bổ sung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...

Tự đề xuất thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị

Đáng quan tâm, các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất tại khu vực đô thị có quyền tự đề xuất thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị khi được toàn bộ số chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất nằm trong ranh giới dự án đề xuất cải tạo, chỉnh trang đô thị đồng thuận góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.

Việc cải tạo, chỉnh trang đô thị trong trường hợp này phải được lập thành dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị, do doanh nghiệp được các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thống nhất lựa chọn làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập quy hoạch chi tiết, lập dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và triển khai thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị, bảo đảm phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Trường hợp các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất góp quyền sử dụng đất để mở rộng quỹ đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ cải tạo, chỉnh trang đô thị và không tự lựa chọn chủ đầu tư thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện vai trò chủ đầu tư dự án.

Trường hợp cấp bách cần cải tạo, chỉnh trang đô thị mà không lựa chọn được nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 20 thì Ủy ban nhân dân Thành phố thu hồi đất, tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

Số tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất lớn hơn số tiền chi cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiếp tục phân chia và chi trả cho các chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất bị thu hồi đất. Việc sử dụng đất trúng đấu giá phải phù hợp với quy hoạch và mục tiêu cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Cải tạo, chỉnh trang đô thị: Khuyến khích chủ sở hữu tự bảo tồn, chỉnh trang
Phụ nữ phường Thanh Xuân Nam tham gia vệ sinh môi trường, làm đẹp ngõ phố

Đối với nhà chung cư cũ trong khu chung cư hoặc khu đô thị, việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ theo quy định của pháp luật về nhà ở chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch đô thị và yêu cầu cải tạo, chỉnh trang đô thị đối với cả khu chung cư.

Đối với các công trình kiến trúc có giá trị có nhiều chủ sở hữu, Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ngân sách Nhà nước để hỗ trợ kiểm định chất lượng công trình; hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Cần ưu tiên bảo tồn các biệt thự cũ

Tại Hội thảo khoa học về triển khai Luật Thủ đô mới đây do thành phố Hà Nội tổ chức, Sở Xây dựng Hà Nội đã tham luận về “Cải tạo, chỉnh trang đô thị, thực hiện Điều 20 của Luật Thủ đô 2024”.

Từ thực tiễn quản lý, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, đối với các công trình do nhà nước đang quản lý, cần ưu tiên bảo tồn các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 có giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, đã được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xếp nhóm 1, nhóm 2.

Ưu tiên các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 thuộc sở hữu Nhà nước; các biệt thự nằm trong danh mục biệt thự không được bán, các biệt thự 1 chủ quản lý, sở hữu, sử dụng; các biệt thự đang sử dụng làm trụ sở, các đại sứ quán.

Ưu tiên các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 nằm ở những vị trí (như ở góc phố, quảng trường, những khu vực có tầm nhìn tốt...) có khả năng tạo điểm nhấn cho cảnh quan đô thị; ở những tuyến phố đặc trưng cho một thời kỳ (những tuyến phố có nhiều biệt thự cũ, công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954); công trình có khuôn viên đất rộng, bề mặt thoáng, có cây xanh, cổng, hàng rào; không bị che lấp, được lộ diện ở lớp thứ nhất.

Đồng thời, thành phố Hà Nội bố trí một phần kinh phí từ Quỹ Bảo vệ di sản và phát triển văn hóa Thủ đô để bảo tồn, chỉnh trang biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 do Thành phố quản lý.

Đối với các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 thuộc sở hữu tư nhân, cần khuyến khích việc giãn dân tại những biệt thự, khuyến khích việc quy gom về một chủ sở hữu đối với các biệt thự cũ theo các quy định của pháp luật; hỗ trợ nhà ở tái định cư hoặc hỗ trợ bằng tiền cho hộ gia đình, cá nhân, khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phá dỡ, tháo bỏ các diện tích xây dựng thêm trong khuôn viên đất vườn, đất lưu không của nhà biệt thự (đặc biệt phần mặt tiền biệt thự cũ).

Khuyến khích các chủ sở hữu, sử dụng tự bỏ kinh phí bảo tồn, chỉnh trang; được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi tại các ngân hàng thương mại và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như cơ chế cải tạo chung cư cũ; được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi thực hiện bảo tồn, chỉnh trang các biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Vĩnh biệt họa sĩ Lê Thiết Cương, bậc thầy tối giản trong hội họa

Họa sĩ Lê Thiết Cương - nhà giám tuyển và phê bình mỹ thuật gạo cội - qua đời tối 17/7, ở tuổi 63 sau thời gian mắc bệnh ung thư hiếm gặp.
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng

Qua rà soát mới nhất, đến nay cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm, với giá trị, nguồn lực rất lớn của xã hội đang bị lãng phí. Các dự án tồn đọng, các vướng mắc về pháp lý liên quan quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch…
“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

“Bản sắc Việt”: Hành trình sáng tạo khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ

Vượt khỏi khuôn khổ của một sân chơi thiết kế thông thường, cuộc thi sáng tạo xe máy điện “Bản sắc Việt” là hành trình đặc biệt, nơi những ý tưởng sáng tạo và tình yêu văn hóa Việt được hòa quyện, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả

Ngày 17/7/2025, đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Kết luận số 178-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ bảo đảm tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính 2 cấp hoạt động thông suốt, hiệu quả.
Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phát triển làng nghề bún Phú Đô gắn với bảo vệ môi trường

Phường Từ Liêm có nghề truyền thống sản xuất bún Phú Đô, trải qua những thăng trầm của nghề, đến nay nghề sản xuất bún vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng như thực trạng chung của nhiều làng nghề khác, Phú Đô phải đối mặt với vấn đề nan giải trong xử lý nước thải và khí thải. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cùng người dân đang từng bước áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại vào quy trình sản xuất bún.

Tin khác

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho  Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Xã Đoài Phương sẵn sàng cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I

Ngày 17/7, Đảng ủy xã Đoài Phương tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng thời thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Phường Tùng Thiện: Thăm, tặng quà người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), từ ngày 15 - 17/7, Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Tùng Thiện đã tổ chức 3 đoàn công tác đi thăm và tặng quà cho 15 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu trên địa bàn.
Phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ

Toàn thể cán bộ, đảng viên, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân xã Phúc Thọ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
Cử tri kiến nghị nâng cấp hệ thống y tế và cải thiện hạ tầng giao thông

Cử tri kiến nghị nâng cấp hệ thống y tế và cải thiện hạ tầng giao thông

Sáng 17/7, tại phường Từ Liêm, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố số 12 đã tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 25 HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (đợt 1). Tổ đại biểu tiếp xúc cử tri của 4 phường Từ Liêm, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ.
Hà Nội những bước “chuyển mình” vững chắc

Hà Nội những bước “chuyển mình” vững chắc

Với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội đã hoàn tất việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp rất hiệu quả và khoa học. Hiện tại đang dồn sức cho các nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng: Đại hội Đảng bộ các cấp, kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Hà Nội là điểm sáng trong thực hiện an sinh xã hội

Hà Nội là điểm sáng trong thực hiện an sinh xã hội

6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục đạt kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực công tác. Trong đó, lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục được quan tâm, an sinh xã hội được chăm lo, góp phần phục vụ cuộc sống nhân dân Thủ đô ngày càng tốt hơn.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” tại Thủ đô

Từ yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm, phong trào “Bình dân học vụ số” đang được triển khai mạnh mẽ khắp các địa phương trên cả nước. Tại Hà Nội, phòng trào đã lan tỏa đến từng ngõ, từng nhà với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.
Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

Nâng cao kiến thức pháp luật cho học sinh

6 tháng đầu năm 2005, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng. Chú trọng đến thế hệ tương lai, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học được triển khai sâu rộng, với nhiều hình thức phong phú.
Vận động khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội mở cửa nhà vệ sinh miễn phí dịp 2/9

Vận động khách sạn, nhà hàng tại Hà Nội mở cửa nhà vệ sinh miễn phí dịp 2/9

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị vận động mở cửa nhà vệ sinh miễn phí phục vụ du khách, nhân dân phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân

Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân

Từ hôm nay (16/7), Công an thành phố Hà Nội thay đổi địa điểm tiếp công dân.
Xem thêm
Phiên bản di động