--> -->

Cái giá “đổ” ra đường lớn lắm, đừng chủ quan

Vẫn biết nhu cầu của con người dường như không có giới hạn. Khi chúng ta đã đủ ăn, đủ mặc thì lại thích có nhiều tiền, sử dụng, sở hữu nhiều loại tài sản đắt giá, tiện nghi, làm và hưởng thụ những gì mình thích. Song khi thiên tai, dịch họa ập đến, những nhu cầu “xa xỉ” bỗng chốc tan biến. Lúc này cái mà chúng ta cần đến là sự an toàn, sức khỏe và các nhu yếu phẩm thiết yếu để phục vụ sự sống như năng lượng, lương thực, thuốc men.    
cai gia do ra duong lon lam dung chu quan Đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý các trường hợp vi phạm cách ly xã hội
cai gia do ra duong lon lam dung chu quan Chủ tịch Hà Nội kêu gọi người dân thực hiện giãn cách xã hội nghiêm túc trong 5 ngày tới
cai gia do ra duong lon lam dung chu quan Chống dịch Covid-19: Đừng để trả giá đắt vì sự chủ quan, lơ là
cai gia do ra duong lon lam dung chu quan Những hình ảnh vi phạm quy định cách ly xã hội cần lên án
cai gia do ra duong lon lam dung chu quan
Nhiều người đang trong thời gian thực hiện cách ly xã hội vẫn "đổ" ra đường khiến việc kiểm soát dịch Covid- 19 trở nên khó khăn (ảnh M.Phương)

Đại dịch Covid-19 do chủng virus SARS- CoV-2 gây ra khiến toàn thế giới đã và đang lâm vào cuộc khủng hoảng y tế, xã hội và kinh tế nghiêm trọng nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay. Số người nhiễm virus liên tục gia tăng, số người chết do virus cũng vậy. Virus SARS- CoV-2 có sức tàn phá khủng khiếp cả độ nguy hiểm lẫn quy mô (không gian) mà hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu, sản xuất được vác-xin để ngăn ngừa. Bởi vậy, dù có nhiều khác biệt trong phòng, chống trước đây giữa các quốc gia, song đến nay tất cả các nhà khoa học và Chính phủ các nước trên toàn thế giới đều dường như thống nhất phương pháp tốt nhất để hạn chế sự lây lan của virus trong cộng đồng là thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.

Sở dĩ thực hiện giãn cách xã hội và bắt buộc đeo khẩu trang bởi vì theo nghiên cứu của các nhà khoa học virus SARS- CoV-2 lây lan qua đường hô hấp. Chẳng hạn, một người bị nhiễm Covid-19, khi vô tình thở mạnh, hay hắt hơi thì đồng thời virus cũng bị “tuồn” ra ngoài theo những giọt nước bắn ra từ miệng. Bởi vậy, giữ khoảng cách 2- 3 mét, kết hợp với đeo khẩu trang khi đi ra đường, trong phòng là biện pháp tốt nhất để hạn chế lây lan của virus.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhằm hạn chế mức độ lây nhiễm dịch Covid-19 một cách thấp nhất, trong tầm kiểm soát của Chính phủ, vào ngày 31/3, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị 16 về cách ly xã hội trên phạm vi toàn quốc có hiệu lực từ ngày 1/4 đến ngày 15/4 (biện pháp để làm giãn cách xã hội - PV). Những ngày đầu ở những đô thị lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, người dân, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện rất nghiêm túc. Song kể từ ngày 7/4 đến nay, khi các số ca mắc mới có xu hướng giảm, đồng thời số người khỏi bệnh ngày càng tăng, xu hướng chủ quan của không ít người dân cũng bắt đầu tăng lên. Bất chấp những khuyến cáo của các nhà khoc học, các cơ quan quản lý, báo chí, nhiều người dân vẫn “đổ” ra đường để thực hiện những việc không cấp thiết. Không chỉ “đổ” ra đường mà không ít người còn tranh thủ thời gian thực hiện giãn cách xã hội để tụ tập ăn nhậu.

Vì sao người ta vẫn cứ đổ ra đường và ngang nhiên ra đường? Đây chính là vấn đề cần bàn, cần nhìn nhận nghiêm túc để thực thi Chỉ thị 16 của Thủ tướng về cách ly xã hội một cách tốt nhất. Theo Chỉ thị của Thủ tướng, những ngành nghề đặc thù thì mới tiến hành làm việc tại cơ quan, đi kèm đó những lĩnh vực, dịch vụ như ngân hàng, siêu thị bán nhu cầu yếu phẩm, quán bán thuốc, chợ dân sinh…thì được phép mở cửa. Tất cả phải làm việc online.

Tuy nhiên, có một thực tế, sau tuần đầu thực hiện cách ly xã hội thì không ít cơ quan, đơn vị đã cho nhân viên đi làm trở lại. Trong khi, những công việc này có thể vẫn làm việc online bình thường. Bạn tôi làm cho một doanh nghiệp trong nước “than trời” rằng, trong khi cả nước thực hiện cách ly xã hội, thì “sếp” trưởng phòng vẫn bắt nhân viên đến cơ quan làm việc bình thường. Điều này chứng tỏ, việc thực hiện cách ly xã hội còn phải phụ thuộc vào ý chí của người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp. Cán bộ, nhân viên chẳng ai muốn “đổ” ra đường đi làm, nhưng vì cơ quan, doanh nghiệp không cho nghỉ làm ở nhà thì tất nhiên vì đồng lương phải đi làm là tất yếu.

Cạnh đó, do nhiều người còn hiểu Chỉ thị chỉ mang tính khuyến cáo, chưa có chế tài xử lý về việc thực hiện giãn cách xã hội, nên rất nhiều người làm công việc tự do (kinh doanh, làm thuê…) vẫn ra đường đi làm bình thường. Khi chúng tôi hỏi một số người, tại sao lại đi làm, đi ra đường những ngày này? Câu trả lời nhận được thường là: “Bệnh, dịch ai chả sợ. Nhưng không đi làm lấy gì mà sống? Không đi làm ở nhà có mà chết đói à?”. Rồi lại có người cơ quan cho nghỉ làm việc online, nhưng “nỗi nhớ” tụ tập vẫn ở trong huyết quản, thế là hàng quán không mở thì tụ tập đến nhà một ai đó… Cứ thế đường phố ngày một đông, bất chấp đang trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội!

Trở lại với vấn đề thiên tai, dịch họa, khi những “tai ương” này đến thì mọi thứ khác đều không còn là xa xỉ. Mà xa xỉ lúc này cũng chính là cái quan trọng tối cần thiêt nhất là năng lượng, lương thực, thực phẩm và thuốc men. Ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng những ngày thực hiện việc cách ly xã hội, những thứ này không thiếu. Điện không bao giờ bị cắt, cửa hàng xăng, dầu, ga vẫn hoạt động bình thường; hàng hóa, nhu yếu phẩm tại các chợ dân sinh, hệ thống siêu thị vô cùng dồi dào. Nghĩa là dân không bao giờ bị rét hay bị nóng, bị đói. Với những người lao động bị mất việc, người yếu thế trong xã hội, thực hiện chủ trương của Đảng, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 9/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết gói hỗ trợ an sinh xã hội trị giá 62.000 tỉ đồng để giúp các nhóm trên vượt qua khó khăn trong vòng 3 tháng, bắt đầu từ 1/4. Còn doanh nghiệp trước mắt nhận gói cứu trợ trị giá 18.0000 tỉ đồng, đi kèm đó ra rất nhiều chính sách ưu đãi. Trong cơn đại dịch, các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống không thiếu. Các nhóm yếu thế bị ảnh hưởng cao do dịch, Đảng, Nhà nước vô cùng quan tâm, đã ban hành cơ chế, chính sách giúp đỡ rất kịp thời. Đây thực sự là nỗ lực rất lớn và rất ưu việt, nhân văn của Đảng, Nhà nước ta. Ấy vậy chỉ mà có nửa tháng thực hiện cách ly xã hội mà chúng ta lại không thực hiện nghiêm chỉnh thì không có lời lẽ nào diễn tả được sự thất vọng của chính chúng ta.

Hãy nhìn ra thế giới. Bắt đầu từ Singapore, từ tháng 1 đến giữa tháng 3/2020, quốc gia này được thế giới đánh giá là mẫu hình về phòng, chống dịch Covid-19. Số ca mắc Covid-19/ngày cũng như chúng ta hiện nay, không nhiều. Tuy nhiên, bước sang những ngày cuối tháng 3 và tháng tư này, do không quản lý được những F0 (người nhiễm Covid-19), số lây nhiễm trong cộng đồng đã gia tăng chóng mặt. Đến nay đã có hơn 1.000 ca nhiễm buộc Chính phủ Singapore thực hiện nhiều biện pháp nghiêm ngặt, còn kinh tế thiêt hại rất lớn. Còn các quốc gia phương Tây và Mỹ do lúc đầu không thực hiện giãn cánh xã hội và đeo khẩu trang, nên dù hiện tại Chính phủ đã điều chỉnh chính sách bằng việc thực thi các biện pháp mạnh như phong tỏa, giãn cách, cấm tụ tập đông người hay thực hiện đeo khẩu trang khi đi ra ngoài thì đã muộn, số người bị nhiễm và bị tử vong đang ngày càng quá lớn. Hình ảnh bệnh viện quá tải, số ca tử vong tăng cao… ngày nào cũng “đập” vào mắt nhiều người Việt Nam chúng ta, nhưng không hiểu sao vẫn nhiều người dường như không biết sợ!

cai gia do ra duong lon lam dung chu quan
Nếu chúng ta không cộng đồng trách nhiệm, thực thi việc cách ly xã hội nghiêm túc, thì nguy cơ lây bệnh rất lớn và chính chúng ta là người gánh hậu quả đầu tiên (ảnh khu chăm sóc đặc biệt bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại BV Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2- VOV)

Bài học về sự chủ quan trong phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu là “tấm gương” để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình. Trong lúc Đảng, Nhà nước, toàn quân và toàn hệ thống chính trị đang nỗ lực cao nhất để phòng, chống tiến tới đẩy lùi dịch bệnh nhằm tạo sự an toàn và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân thì không có lý do gì mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, người dân lại không cộng đồng trách nhiệm, chung tay với Đảng, Nhà nước trong việc phòng chống này. Yêu nước thời dịch bệnh không phải như thời chiến tranh là hãy ra chiến trường, mà yêu nước mùa Covid-19 “xin hãy ở nhà và giãn cách xã hội”. Vậy thôi, sao khó thế?

Chúng ta đang cố gắng để được bình yên, chúng ta đang cố gắng để không có nhiều ca mắc mới, đặc biệt là những ca mắc lây lan trong cộng đồng do mất dấu vết F0. Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính bản thân mình xin đừng “đổ” ra đường và hãy thực hiện giãn cánh xã hội!

Hà Lê

Nên xem

Dự án tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài: Chưa biết khi nào sẽ hoàn thành!

Dự án tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài: Chưa biết khi nào sẽ hoàn thành!

Dự án xây dựng tuyến đường từ phố Tố Hữu đến đường 70 kéo dài vẫn chưa rõ thời điểm hoàn thành.
Ngày mai (19/5): Dự án cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh sẽ khởi công

Ngày mai (19/5): Dự án cầu Tứ Liên nối Tây Hồ với Đông Anh sẽ khởi công

Dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn 2 đầu cầu nối Tây Hồ với Đông Anh, vốn đầu tư hơn 20.000 tỷ đồng sẽ được khởi công vào ngày mai (19/5).
Giá vàng tuần tới dự báo tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng tuần tới dự báo tiếp tục giảm mạnh

Triển vọng giá vàng tuần tới không khả quan, khảo sát mới nhất của Kitco cho thấy, cả chuyên gia và nhà đầu tư đều bi quan về giá vàng tuần tới.
Dự báo giá xăng giảm trong kỳ điều hành tới

Dự báo giá xăng giảm trong kỳ điều hành tới

Dự báo trong kỳ điều hành tới, giá xăng đồng loạt giảm còn giá dầu sẽ tăng nhẹ.
Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bình Dương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều hoạt động Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Ngành Y tế Thủ đô chủ động các giải pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tình hình dịch sốt xuất huyết có thể gia tăng trong thời gian tới do bước vào “mùa dịch”. Bởi vậy, ngoài sự vào cuộc một cách quyết liệt của ngành Y tế Thủ đô, của các cơ quan chức năng, thì người dân cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Ngày 18/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp Hội LHPN quận Hoàn Kiếm tổ chức phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.

Tin khác

“Lời hứa” và những con số biết nói

“Lời hứa” và những con số biết nói

Hôm qua tôi lướt web trên mạng xã hội, khi dừng lại dòng tin liên quan đến thu ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội 4 tháng đầu năm 2025, “không khí” thảo luận rất sôi nổi. Nhiều người đặt câu hỏi: Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính sao thu ngân sách cao thế? Và không ít người có kiến thức kinh tế, “đi soi” cơ cấu thu, sau đó đều đi tới kết luận bức tranh kinh tế Thủ đô đã phát triển lên tầm cao mới.
Kỳ vọng xã mới

Kỳ vọng xã mới

Theo kế hoạch, từ 1/7/2025 các xã, phường mới trên địa bàn cả nước sẽ đi vào hoạt động. Đồng thời, từ 1/9 các tỉnh, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập cũng chính thức vận hành. Người dân kỳ vọng và tin tưởng với cuộc “cách mạng” triệt để của hệ thống chính trị lần này, kinh tế đất nước sẽ có bước nhảy vọt, an sinh - xã hội sẽ không ngừng phát triển.
“Giải phóng” kinh tế tư nhân

“Giải phóng” kinh tế tư nhân

Doanh nghiệp là chủ thể cạnh tranh của nền kinh tế, thành hay bại của nền kinh tế ngoài cơ chế, chính sách, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân được xác định đặc biệt quan trọng.
Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Để hàng giả, hàng “bẩn” không còn đất sống

Hà Nội nói riêng, các đô thị lớn nói chung được mệnh danh là “Thiên đường ẩm thực”; đặc biệt ẩm thực đường phố. Khách du lịch rất mê. Tuy nhiên, khi các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tin các vụ bắt, truy tố các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn, đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ nguy hại đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng đến thị trường du lịch và thương hiệu quốc gia. Càng đáng lo bên cạnh thực phẩm, một số mặt hàng giả như sữa, thuốc, thực phẩm chức năng còn được sản xuất ngay trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quốc tế Lao động 1/5; chào mừng Tháng Công nhân 2025 cũng là thời điểm cả nước đang “thần tốc” tiếp tục triển khai nghị quyết của Đảng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - với tâm thế của Đại thắng mùa xuân lịch sử; với những thành quả đã đạt được trong suốt nửa thế kỷ qua; với cuộc cách mạng lịch sử về tinh gọn bộ máy mà cả nước đang triển khai, chúng ta tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam vì mục tiêu đất nước hùng cường.
Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4) kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước: Khát vọng vươn mình!

Hôm nay (30/4), đồng bào trong và ngoài nước cùng hướng về Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu để theo dõi Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) với niềm tự hào truyền thống, cùng nhau định hình tương lai vì đất nước hòa bình, thống nhất và hùng cường.
Tự hào quá Việt Nam ơi!

Tự hào quá Việt Nam ơi!

Những ngày này, từ Hà Nội, Hải Phòng đến Huế, Đà Nẵng rồi tới Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… khắp nơi đều lan tỏa một không khí hân hoan kỷ niệm ngày thống nhất. Muôn người như một, cả trăm triệu người dân Việt Nam đều cảm thấy đang mãnh liệt cháy một ngọn lửa yêu nước nồng nàn.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Xem thêm
Phiên bản di động