-->

Cải cách hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh gây lãng phí nguồn lực

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cần có các giải pháp khắc phục kết quả các chỉ số về cải cách hành chính cao hơn. Trong đó, có phân công, phân nhiệm rõ ràng và có tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và quận Hoàn Kiếm dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính năm 2022 Khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong cải cách hành chính Hà Nội: Đề xuất giải pháp tránh tình trạng cán bộ đùn đẩy, sợ trách nhiệm

Chiều 21/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số Thành phố. Cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn; Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải; các thành viên trong Ban chỉ đạo.

Không có ý kiến phản ánh về thái độ của cán bộ

Báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số quý I/2023 của thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh cho biết, 100% các cơ quan, đơn vị đã xây dựng kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính, lồng ghép với kiểm tra công vụ và sớm triển khai kiểm tra.

Qua kiểm tra các cơ quan, đơn vị về cơ bản đã nghiêm túc thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức ngay trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán; không còn ý kiến phản ánh của người dân và doanh nghiệp về thái độ nhũng nhiễu, phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Cải cách hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh gây lãng phí nguồn lực
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số Thành phố.

Thành phố đã triển khai và đưa vào vận hành các hệ thống thông tin quan trọng, cốt lõi nhằm cung cấp số liệu, thông tin, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành phố đến 3 cấp.

Trong đó, hệ thống quản lý văn bản và điều hành Thành phố đã triển khai tới 633 cơ quan, đơn vị; cấp 31.345 tài khoản cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao đông phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng và xử lý công việc; 96.240 văn bản đã được cập nhật và 12.492 văn bản điện tử được giao dịch qua hệ thống. Nhờ đó, đảm bảo chỉ tiêu 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng.

Cùng với đó, hệ thống thông tin báo cáo đã triển khai tới 100% cơ quan, đơn vị; cấp 3.345 tài khoản cho đại diện các cơ quan, đơn vị phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng và thực hiện các chế độ báo cáo. Hình thành 2 kho dữ liệu, chia sẻ dùng chung gồm: Kho biểu mẫu, với 134 biểu mẫu; kho chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội với 2.136 chỉ tiêu. Tổ chức kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu về 8 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thành phố với Hệ thống thông tin báo Chính phủ theo quy định.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại như: Cổng dịch vụ công Thành phố và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đang trong giai đoạn thử nghiệm và hoàn thiện, chưa vận hành chính thức cũng gây khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.

Việc thực hiện số hóa tại “bộ phận một cửa” các sở, ngành và “bộ phận một cửa” của UBND cấp huyện đang bị chậm so với lộ trình đề ra do thiếu hướng dẫn chi tiết về quy định đối với lưu trữ hồ sơ điện tử của Bộ Nội vụ và các đơn vị liên quan. Việc ban hành hướng dẫn và thống nhất danh mục mã số hồ sơ, thành phần hồ sơ số hóa chưa được các Bộ chủ quản hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện.

Cải cách hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh gây lãng phí nguồn lực
Toàn cảnh phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số Thành phố.

Về nhiệm vụ trọng tâm quý II/2023, Ban Chỉ đạo Thành phố tập trung thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ. Trong đó, chỉ đạo triển khai hoàn thành dứt điểm các nhiệm vụ còn chậm muộn trong quý I/2023 và hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ đã được đề ra trong quý II/2023 tại các Kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 của UBND Thành phố; Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số thành phố Hà Nội.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính, kiểm tra công vụ, chú trọng kiểm tra việc thực hiện và công khai hằng tháng kết quả nhiệm vụ của Trung ương, Thành phố giao…

Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo, phân tích chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thành phố năm 2022. Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông đã thông tin về dự thảo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh đến năm 2023, định hướng đến năm 2023; Dự thảo "Kế hoạch phát triển kinh tế số và xã hội số thành phố Hà Nội đến năm 2025"...

Tránh những lực cản trong cải cách hành chính

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đánh giá cao sự vào cuộc của các đơn vị, sở, ngành trên địa bàn Thành phố. Đồng thời yêu cầu đối với các sở, ngành cần xây dựng lộ trình kiểm đếm từng phần việc, nhiệm vụ liên quan đến công tác số hóa mà Thành phố chỉ đạo để bảo đảm tiến độ đề ra.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, đây là phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo Thành phố sau khi kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số thành phố Hà Nội. Đánh giá cao sự nỗ lực, vào cuộc quyết liệt của các đơn vị trong toàn thành phố thời gian qua, nhằm nâng cao các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS…

Song Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng, so với các tỉnh, thành phố trên cả nước thì công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chậm và chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Cải cách hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh gây lãng phí nguồn lực
Người dân được hướng dẫn thực hiện các dịch vụ công.

Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị các thành viên trong Ban Chỉ đạo nghiên cứu, tham mưu giúp Thành phố để có các giải pháp khắc phục kết quả các chỉ số về cải cách hành chính cao hơn. Trong đó, có phân công phân nhiệm rõ ràng và có tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp. Chủ tịch UBND Thành phố cũng thống nhất với đề xuất bổ sung Chủ tịch UBND các quận, huyện vào Ban chỉ đạo, “bởi chuyển đổi số có thành công hay không có vai trò quan trọng của người đứng đầu”.

Chủ tịch UBND Thành phố đề nghị Văn phòng UBND Thành phố đánh giá lại việc phân cấp, ủy quyền vừa qua để từ đó sớm đưa ra các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc. Đồng thời tiếp tục đưa ra các quy trình xử lý công việc tốt hơn, tránh những lực cản trong cải cách hành chính, mang lại lợi ích có thật cho người dân và doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND Thành phố lưu ý về công tác phối hợp giữa các đơn vị sở ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ, nhất là công tác trao đổi thông tin giữa các cá nhân, đơn vị. Đồng thời đề nghị các đơn vị phải nghiên cứu xây dựng lại quy chế làm việc, công tác phối hợp giữa các sở ngành, quận huyện, để ngày một nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ của các cơ quan, đơn vị.

Về chuyển đổi số và các công việc liên quan đến số hóa, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các thành viên trong Ban chỉ đạo nghiên cứu để triển khai các công việc, nhiệm vụ theo hướng vừa làm, vừa lắng nghe, có những bước đi thận trọng.

“Cần chọn những việc trọng tâm, trọng điểm, tạo hiệu quả cao, tránh làm theo hình thức “ào ào” gây lãng phí nguồn lực”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động