-->

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và quận Hoàn Kiếm dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính năm 2022

Sáng 23/3, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2022 đối với các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã. Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) và Chuyển đổi số Thành phố chủ trì Hội nghị.
Hiệu quả từ mô hình tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng của Chủ tịch quận Triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính

Chỉ số CCHC tăng so với năm 2021

Từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023, các bước triển khai xác định Chỉ số CCHC được Thành phố thực hiện bài bản, bảo đảm tính khách quan, minh bạch.

Báo cáo tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Nội vụ đã công bố kết quả chỉ số CCHC các đơn vị năm 2022. Với các sở và cơ quan tương đương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội dẫn đầu với chỉ số đạt 91,68%, thứ 2 là Sở Nội vụ: 91,59%. 2 đơn vị thấp điểm nhất là Sở Y tế: 81,01% và Thông tin và Truyền thông: 80,90%.

Chỉ số cụ thể các sở khác như sau: Tài chính: 90,57%; Tư pháp: 90,42%; Công Thương: 89,66%; Xây dựng: 89,03%; Văn phòng UBND Thành phố: 88,86%; Du lịch: 88,83%; Giao thông vận tải: 81,41%; Giáo dục và Đào tạo: 88,33%; Khoa học và Công nghệ: 87,04%; Thanh tra Thành phố: 84,81%; Ban Dân tộc: 83,15%; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 82,76%; Kế hoạch và Đầu tư: 82,01%; Văn hoá và Thể thao: 81,97%; Quy hoạch Kiến trúc: 81,62%; Ngoại vụ: 81,21%; Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất: 81,24%; Tài nguyên và Môi trường: 81,03%.

Kết quả chỉ số CCHC khối quận, huyện, thị xã năm 2022 quận Hoàn Kiếm dẫn đầu với 96,08%. Đứng thứ hai là quận Nam Từ Liêm: 95,38% 2 đơn vị thấp điểm nhất là Hai Bà Trưng: 89,08% và Ứng Hoà: 88,86%.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và quận Hoàn Kiếm dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính năm 2022
UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố chỉ số cải cách hành chính năm 2022 đối với các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã.

Các quận huyện các có chỉ số cụ thể như sau: Long Biên: 94,46%; Tây Hồ: 94,38%; Thanh Trì: 93,85%; Thanh Xuân: 93,72%; Đông Anh: 93,66%; Ba Đình: 93,65%; Quốc Oai: 93,64%; Bắc Từ Liêm: 93,63%; Cầu Giấy: 93,55%; Phúc Thọ: 93,49%; Hà Đông: 93,44%; Gia Lâm: 93,41%; Thanh Oai: 93,18%; Mỹ Đức: 92,95%; Đống Đa: 92,81%; Phú Xuyên: 92,70%; Mê Linh: 92,62%; Hoài Đức: 92,54%; Hoàng Mai: 92,33%; Ba Vì: 91,97%; Đan Phượng: 91,73% ; Chương Mỹ: 91,59%; Sơn Tây: 91,50%; Sóc Sơn: 91,28% ; Thạch Thất: 90,62%; Thường Tín: 90,12%.

Theo Hội đồng thẩm định, đánh giá, chấm điểm, xác định chỉ số CCHC năm 2022 Thành phố, qua nghiên cứu, đánh giá, cho thấy công tác CCHC năm 2022 của thành phố Hà Nội đã có sự cải thiện rõ nét. Kết quả chỉ số CCHC trung bình cả hai khối sở và khối huyện đều tăng so với năm 2021.

Ở khối Sở, kết quả trung bình năm 2022 là 85,73%, tăng 3,78% so với năm 2021. Trong đó, điểm thẩm định trung bình năm 2022 đạt 84,19%, so với năm 2021 tăng 5,43%; Điểm điều tra xã hội học trung bình năm 2022 đạt 89,19%, tăng 0,04% so với năm 2021; Kết quả khảo sát mức độ hài lòng người dân năm 2022 tăng 0,6% so với năm 2021.

Với các quận huyện, kết quả trung bình năm 2022 là 92,75%, tăng 2,20% so với năm 2021. Trong đó, điểm thẩm định trung bình năm 2022 đạt 91,56%, so với năm 2021 tăng 2,49%; Điểm điều tra xã hội học trung bình năm 2022 đạt 42.11%, tăng 0,97% so với năm 2021; Kết quả khảo sát mức độ hài lòng người dân năm 2022 tăng 2,2% so với năm 2021.

Kết quả Chỉ số CCHC năm 2022 tăng cả 2 khối (điểm thẩm định và điểm điều tra xã hội học) thể hiện sự nỗ lực và tiến bộ của các cơ quan, đơn vị trong việc cải thiện chất lượng công tác CCHC; được các đối tượng bị tác động đánh giá cao, người dân và doanh nghiệp ghi nhận..

Đối với khối Sở, 4/8 nội dung có kết quả tăng là: Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số (tăng 13,09%); Công tác chỉ đạo điều hành CHCC (tăng 7,66%); Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (tăng 3,58%); Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước (tăng 1,40%); các quận huyện 5/8 nội dung có kết quả tăng…

Tuy nhiên, qua triển khai, Hội đồng thẩm định Thành phố đánh giá một số sở, cơ quan ngang sở và UBND các quận huyện thị xã chưa thực hiện tốt việc tự đánh giá, chấm điểm, chưa cung cấp đầy đủ tài liệu, số liệu đánh giá chưa đúng thực trạng đơn vị; vẫn còn những trục nội dung có kết quả giảm so với năm 2021; công tác chỉ đạo điều hành CCHC và xây dựng chính quyền điện tử có tiến bộ nhưng kết quả thấp so với trung bình chung; nhiều sáng kiến, mô hình mới dừng ở ý tưởng hoặc thí điểm phạm vi hẹp, chưa nhân rộng…

Cần tiếp tục cố gắng

Phát biểu tại Hội nghị, nhìn lại năm 2022, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nêu rõ, các đơn vị có thành tích xuất sắc, tiến bộ vượt bậc về CCHC đã được tôn vinh hôm nay, cần tiếp tục cố gắng.

“Không được hài lòng, cần tiếp tục cố gắng; các đơn vị chưa được tôn vinh cần phải nhìn nhận rõ phải nỗ lực, còn rất nhiều cơ hội phát triển”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nhắc nhở.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và quận Hoàn Kiếm dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính năm 2022
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trao Bằng khen của UBND Thành phố cho 2 đơn vị dẫn đầu khối sở và khối huyện.

Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định, cùng với cả nước, Hà Nội đã có bước tiến dài về CCHC, ngày càng phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp. Qua đó, chỉ số tăng trưởng, thu hút đầu tư, sự hài lòng của người dân đã tăng lên.

Bên cạnh đó, điều tra xã hội học của khối quận huyện có sự tiến bộ nhiều hơn các sở ngành và đặt câu hỏi với lãnh đạo các sở cần nghiêm túc suy nghĩ thêm để cải cách tốt hơn nữa trong năm 2023.

Chủ tịch UBND Thành phố cũng đề cập việc, qua tổng hợp dư luận, thực tiễn lãnh đạo chỉ đạo, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy rất quan tâm tới thủ tục hành chính ở các sở ngành. Ban chỉ đạo Thành phố sẽ làm việc trọng tâm, trọng điểm với các sở ngành về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, con người.

Đồng thời nhắc nhở, các sở cần rà soát lại quy trình, quy chế, nắm rõ luồng đến, luồng đi của từng văn bản, rõ thời hạn, báo cáo cụ thể; quy chế phối hợp giữa các sở, không để tình trạng hồ sơ chậm muộn...

“Rà soát lại, chấn chỉnh lại. Yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Ai cũng chú ý làm tốt công việc của mình, phòng mình, đơn vị mình thì công việc mới hiệu quả”, Chủ tịch UBND Thành phố chia sẻ.

Dịp này, 19 tập thể (khối sở: 7 đơn vị; khối huyện: 12 đơn vị) được Chủ tịch UBND Thành phố tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trước đó, báo cáo Kết quả xác định Chỉ số CCHC năm 2022 của các ở, cơ quan, ngang sở, UBND các quận, huyện, thị xã cho biết, Chỉ số CCHC của các sở, cơ quan tương đương sở, UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, gồm 8 nội dung, trong đó, Chỉ số CCHC đối với các sở, cơ quan tương đương sở gồm 161 tiêu chí chấm điểm; Chỉ số CCHC đối với UBND quận, huyện, thị xã gồm 164 tiêu chí chấm điểm.

8 nội dung đánh giá gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số; tác động cải cách hành chính đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Chỉ số CCHC của các cơ quan, đơn vị xác định trên cơ sở điểm do Hội đồng thẩm định đánh giá, chấm điểm và điểm qua điều tra xã hội học do Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội triển khai đo lường. Tổng số điểm tối đa là 100 điểm, trong đó: Tổng số điểm tối đa do Hội đồng thẩm định đánh giá là 70/100 điểm. Tổng số điểm tối đa qua điều tra xã hội học là 30/100 điểm.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

​​​​​​​Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Luật Thủ đô lần này như một cú huých, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
Năm 2025, Việt Nam đăng cai ba giải bóng đá nữ quốc tế

Năm 2025, Việt Nam đăng cai ba giải bóng đá nữ quốc tế

Việt Nam sẽ là nước chủ nhà của 3 giải đấu lớn cấp khu vực và châu lục dành cho bóng đá nữ trong năm 2025.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động Tháng Công nhân, hướng về người lao động

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động Tháng Công nhân, hướng về người lao động

Sáng nay (23/4), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn quận năm 2025.
Tiết học lịch sử "đặc biệt" khơi dậy lòng yêu nước

Tiết học lịch sử "đặc biệt" khơi dậy lòng yêu nước

Những ngày tháng Tư, khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cô và trò lớp 4A6 Trường Tiểu học Kim Đồng (quận Ba Đình) đã cùng nhau xem bộ phim tài liệu "Mùi cỏ cháy" trong không gian tràn ngập tranh, ảnh, tài liệu về chiến thắng lịch sử 30/4/1975.
Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân dự buổi lễ.
Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Đây là một trong những nội dung tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng đề xuất tăng mạnh mức hình phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường và tội lây lan dịch bệnh.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động