Cách xử lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường sau bão, lụt
Bí thư Thành ủy Hà Nội tham gia Lễ Phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường sau cơn bão số 3 Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả cơn bão số 3 |
Trao đổi với báo chí, bà Lương Mai Anh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ với các địa phương để vận động, hướng dẫn nhân dân dọn vệ sinh kết hợp với xử lý nước và vệ sinh môi trường sau mưa lũ, ngập lụt.
Xử lý các giếng nước để ăn uống và sinh hoạt
Đối với giếng khơi, dù đã dùng nilông hoặc nắp bịt miệng giếng, nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì nắp và nilông chỉ ngăn rác, cặn vào giếng, chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng.
Người dân cần tiến hành vệ sinh, thau rửa giếng và khử khuẩn nước giếng như sau: khơi thông tất cả các vũng nước đọng xung quanh khu vực giếng; tháo bỏ nắp và nilông bịt miệng giếng; nếu giếng ngập lụt, nước đục thì phải tiến hành thau vét giếng.
![]() |
Nước rút đến đâu cần huy động cộng đồng làm vệ sinh môi truờng đến đó vì nếu không làm kịp thời, sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi. |
Múc cạn nước và vét hết bùn cặn. Các vùng có điện hoặc máy nổ thì dùng máy bơm điện hút cạn nước rồi thau vét giếng. Trường hợp không thể thau vét được thì chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung.
Nếu tất cả các giếng trong khu vực đều không thể thau vét thì có thể áp dụng biện pháp xử lý tạm thời như múc vài chục lít lên bể chứa rồi đánh phèn và khử khuẩn, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau mức nước giếng xuống thấp tiến hành thau rửa.
Trường hợp không có phèn chua để làm trong nước thì làm một bể lọc cát tạm thời bằng một thùng, xô hay vại thể tích khoảng 20 - 30 lít. Đục một lỗ đường kính 1cm trên thành cách đáy thùng 5cm, cho một ít đá hoặc gạch vỡ lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên, rồi đổ cát dày khoảng 25 - 30cm. Đổ nước giếng vào cho đến khi nước chảy ra trong thì lấy để khử khuẩn.
Nếu giếng bị ngập nhưng nước lụt không tràn vào giếng và nước giếng trong thì vẫn phải khử khuẩn trước khi sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn và thau rửa, nếu không thì có thể tiến hành khử khuẩn ngay nước trong giếng để sử dụng. Một vài tuần sau, tiến hành thau rửa giếng.
![]() |
Trong bão, lụt, nước ngập vào nhà, mang theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác động vật... làm nước và môi trường bị ô nhiễm. |
Đối với các giếng đã bị ngập lụt thì nhất thiết phải thau rửa và khử khuẩn mới được sử dụng. Khi có hàng loạt giếng bị ngập lụt, nhu cầu cấp nước lớn mà không đủ lực lượng xử lý nước thì ở mỗi cụm dân cư chọn một vài giếng ít bị ô nhiễm xử lý trước để lấy nước dùng ngay.
Làm trong nước bằng phèn chua
Dùng phèn chua (loại thường dùng là phèn nhôm) với liều lượng 50g/1m3 nước, nếu nước đục nhiều có thể cho lượng phèn tối đa tới 100g/1m3. Hoà tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên thành giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử khuẩn.
Sau đó, khử khuẩn giếng nước bằng các chế phẩm khử khuẩn nước sinh hoạt đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực.
Múc một gầu nước, hoà lượng hoá chất vừa đủ vào nước, lưu ý phải khuấy cho tan hết. Tưới đều gầu nước này vào thành giếng. Thả gầu cho chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên kéo xuống khoảng 10 lần. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm hóa chất vào giếng và khuấy đều, cho thêm đến khi nào nước giếng có mùi Clo thì thôi. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử khuẩn, sau đó để khoảng 30 phút là có thể dùng được.
Lưu ý, sau khi khử khuẩn ngửi thấy mùi Clo thì việc khử khuẩn mới có tác dụng. Trong trường hợp không có hoá chất khử khuẩn, chỉ ăn uống nước đã đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử khuẩn.
![]() |
Khi nước rút đi, cần thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy, loăng quăng và muỗi. |
Đối với giếng khoan, bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa sau đó có thể sử dụng được. Cần Lưu ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.
Xử lý vệ sinh môi trường
Nước rút đến đâu cần huy động cộng đồng làm vệ sinh môi truờng đến đó vì nếu không làm kịp thời, sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi.
Các biện pháp thực hiện gồm: đẩy sạch bùn đất ra khỏi nhà cửa; khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế.
Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi. Thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy, loăng quăng và muỗi. Phun hóa chất diệt côn trùng những nơi có nguy cơ cao.
Đối với nhà tiêu
Nếu nhà tiêu hỏng nặng thì ngừng sử dụng và tạm thời dùng chung với nhà tiêu chưa bị hư hỏng của hàng xóm hoặc có thể chọn nơi cao ráo xa nhà, xa giếng (20m) đào hố đi tạm rồi lấp đất, ngăn chặn côn trùng, súc vật tiếp xúc với phân, chờ một vài tuần sửa lại nhà tiêu.
Xử lý xác súc vật chết
Vị trí chôn xác súc vật tốt nhất là ở ngoài đồng, xa các nguồn nước (ao, sông, hồ...) ít nhất 50m. Có thể chôn xác súc vật ở trong vườn nhưng cần lưu ý là phải cách xa các giếng nước ít nhất 30m và phải xử lý kỹ bằng hoá chất khử khuẩn tẩy uế.
Đào hố chôn sao cho tất cả xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8m. Chuyển toàn bộ xác súc vật và hớt một lớp đất khoảng dày khoảng 10cm chỗ xác súc vật nằm cho vào hố chôn. Đổ 2 - 3kg vôi bột lên trên hoặc phun dung dịch hoá chất khử khuẩn, tẩy uế rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh bị đào bới.
Khử khuẩn nơi có xác súc vật, sau khi chuyển xác súc vật đi chôn phải phun thuốc khử khuẩn hoặc rắc vôi bột vào chỗ đó. Nếu không có vôi bột hay hoá chất khử khuẩn thì có thể tập trung rác (khô) vào chỗ đó và đốt.
Kiểm tra nơi chôn xác súc vật, hàng ngày phải kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại và rào chắn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Prudential ra mắt thị trường sản phẩm bảo hiểm liên kết chung PRU-Bảo vệ tối đa

Vesak 2025 tại Hà Nội: Lộ trình cấm đường, phân luồng giao thông chi tiết từ 13 - 21/5

Khởi sắc thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh

Đoàn cán bộ Công đoàn Thủ đô và các điển hình tiên tiến học tập, làm theo Bác báo công dâng Bác

Quốc hội: Thí điểm thành lập Khu thương mại tự do tại Hải Phòng

Infographic: 7 hành vi gây lãng phí cần phải phòng, chống

Việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS không ảnh hưởng đến quyền, cơ hội học tập
Tin khác

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát
Cộng đồng 12/05/2025 17:24

Ba "phượt thủ nhí" và hành trình 30km khiến phụ huynh toát mồ hôi
Cộng đồng 12/05/2025 06:01

“Saudade – Nỗi nhớ”: Đêm văn nghệ tôn vinh ngôn ngữ và văn hóa Bồ Đào Nha tại Trường Đại học Hà Nội
Cộng đồng 11/05/2025 22:51

Cần biện pháp ứng phó hiệu quả hơn để phòng, chống lừa đảo trực tuyến
Xã hội 11/05/2025 18:33

Ngày của Mẹ (Mother's Day), lời nhắc nhở ý nghĩa đối với gia đình
Cộng đồng 11/05/2025 08:59

Phiên tòa tập sự số 16: Sân chơi chuyên môn uy tín dành cho sinh viên ngành Luật
Cộng đồng 10/05/2025 15:22

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi
Cộng đồng 09/05/2025 20:26

Độc đáo không gian triển lãm nghệ thuật từ vật liệu tái chế giữa lòng Hà Nội
Cộng đồng 08/05/2025 22:39

Kết thúc hoạt động 32 cơ quan thanh tra tại Nghệ An
Cộng đồng 08/05/2025 22:12

Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Cộng đồng 08/05/2025 17:25