-->
Thị trường bất động sản

Các “ông lớn” ồ ạt đầu tư

Quý I/2015, tín hiệu thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu có sự trỗi dậy khi dòng tiền 2,2 tỉ USD từ các nước EU đổ vào đầu tư. Trong khi đó, các “ông lớn” trong nước thì tìm kiếm dự án đầu tư ở các tỉnh. 
Bất động sản và những kế sách thoát…bất động
Doanh nghiệp Bất động sản tăng đột biến: Có “thổi lửa” cho thị trường?
3 loại hình bất động sản hấp dẫn nhất năm 2015

Hút nhà đầu tư từ EU

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư) cho biết, tính lũy kế đến ngày 20/3, đã có 23 trong 28 nước thành viên EU đầu tư vào Việt Nam với 1.607 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 19,7 tỷ USD. Trong số đó, Hà Lan đứng đầu với 233 dự án, vốn đầu tư đăng ký 6,63 tỷ USD (chiếm 33,6% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam). Pháp đứng thứ 2 với 429 dự án, có vốn đầu tư 3,38 tỷ USD (chiếm 17,2%). Thứ 3 là Vương quốc Anh có 204 dự án với 3,18 tỷ USD (chiếm 16,2%). Đứng thứ 4 là Luxembourg có 32 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 1,57 tỷ USD (chiếm 8%).…

Xét theo lĩnh vực đầu tư, các nước EU đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Kinh doanh bất động sản đứng ở vị trí thứ 3 với 34 dự án đầu tư tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD, (11,2%). Về sự chuyển động có dấu hiệu tích cực của lĩnh vực BĐS, ông Michel Tosto, Giám đốc dịch vụ cổ phiếu và trái phiếu - khách hàng tổ chức của Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt nhận định, điều này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến Việt Nam. Lý do là, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng, lạm phát thấp và đồng tiền của Việt Nam vẫn ổn định.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Công ty TNHH Savills Hà Nội khẳng định, những tháng qua có thể nói là giai đoạn đáng nhớ đối với thị trường BĐS trong nước. Nó đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn để mở ra một chu kỳ mới dù thị trường còn rất nhiều vấn đề. Bên cạnh sự tích cực từ phía các chủ đầu tư, sức cầu cũng không tệ khi khối lượng giao dịch nhà ở tăng. Quy luật cung cầu đã thể hiện rõ dựa trên diễn biến của thị trường. Đối với người mua thì tâm lý cũng đã cải thiện rõ rệt. Vì thế thị trường BĐS năm 2015 được đánh giá là đang trên đà phục hồi, đặc biệt phân khúc căn hộ để bán được dự báo có sự phục hồi nhanh hơn. “Ngoài phân khúc văn phòng, các phân khúc khác như căn hộ dịch vụ, bán lẻ, khách sạn đều đang trong quá trình điều chỉnh để tiếp tục phát triển, sau khi đã trải qua rất nhiều thách thức, dường như cả chủ đầu tư cũng như các khách hàng đều đã định hình đường hướng đi cũng như các phương thức phát triển nhằm thích ứng với chuyển động của thị trường”, ông Matthew Powell nói.

Các DN tìm kiếm dự án ở các tỉnh

Trong khi dòng vốn ngoại đổ vào đầu tư lĩnh vực BĐS thì cũng là lúc các “ông lớn” tìm kiếm các dự án tại các tỉnh. Đầu tháng 3 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã đề nghị với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kế hoạch xây dựng trung tâm hành chính mới (phường Đông Hải) và khai thác quỹ đất tại khu hành chính cũ (phường Điện Biên). Theo kế hoạch nhiều hạng mục sẽ được triển khai như: Trung tâm thương mại, khách sạn cao 25 tầng và biệt thự liền kề trên tổng diện tích trên 50.000 m2. Dù chưa công bố chính thức con số vốn bỏ ra để đầu tư, nhưng nhìn về quy mô có thể thấy tiềm năng kinh tế tại địa phương bắc miền Trung chính là sức hút đối với "ông lớn" bất động sản này.

Các “ông lớn” ồ ạt đầu tư
FLC group đổ hàng nghìn tỷ đầu tư vào các dự án bất động sản tại Thanh Hóa

Trước khi Vingroup vào cuộc, tháng 7/2014, FLC group cũng đã khởi công dự án khu nhà hỗn hợp FLC Complex Thanh Hóa quy mô vốn 1.200 tỷ đồng. Đây là bước đi kế tiếp mà FLC group thực hiện tại tỉnh Thanh Hóa. Có vẻ như FLC group đã nhìn thấu tương lai của vùng đất Bắc miền Trung này nên đã triển khai nhiều dự án khủng. Bắt đầu là dự án nghỉ dưỡng 5.500 tỷ đồng đã được khởi công và trong bản ghi nhớ ký với UBND tỉnh Thanh Hóa trong năm 2014, FLC group cam kết sẽ đầu tư thêm dự án BĐS thuộc nhiều phân khúc tại địa phương.

Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Thành Đông cũng đang triển khai kế hoạch tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ là tỉnh Ninh Thuận. Thông qua hình thức đổi đất lấy hạ tầng, sau khi công viên biển Bình Sơn (Phan Rang, Tháp Chàm) được khánh thành tháng 10 năm ngoái, Cty Thành Đông cũng nhận được 5 ha đất để triển khai các hạng mục khách sạn, resort, khu đô thị phía đông... thành phố Phan Rang (thủ phủ Ninh Thuận). Tuy nhiên, thực hiện dự án tại vùng đất khô hạn như Ninh Thuận là không dễ. Song song với những dự án tại Ninh Thuận, Cty Thành Đông còn thực hiện dự án BĐS khác tại Hải Dương và loạt dự án nghỉ dưỡng tại vùng biển thuộc các tỉnh phía Nam.

Một trong những doanh nghiệp cũng “mặn nồng” với các dự án ở tỉnh là Công ty cổ phần đầu tư Dầu khí toàn cầu (GP.Invest). Doanh nghiệp này đang chuẩn bị triển khai dự án đô thị mới Tây Nam tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Chủ tịch GP.Invest Nguyễn Quốc Hiệp cho biết, lý do để có những quyết định đầu tư tại tỉnh trung du phía Bắc là do dự án nằm vị trí đẹp ngay giữa thành phố. Quan trọng hơn, sau khi có quỹ đất sạch, hạ tầng cơ sở hoàn thành việc bán đất nền sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được một phần vốn đầu tư. Dù vậy, ông Hiệp vẫn không kỳ vọng nhiều sức hút thị trường tại địa phương này, vì hầu như sức mua sản phẩm tại hầu hết các tỉnh vẫn kém, nhất là từ người dân bản địa.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Max Việt Nam - chủ đầu tư của hàng loạt dự án tại Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long (Quảng Ninh) thừa nhận, đầu tư tại địa phương thuận lợi lớn nhất là chi phí xây dựng, giá đất lẫn giá bán đều rẻ. "Với các sản phẩm đặc thù, 40-60% khách hàng của công ty đến từ Hà Nội và TP HCM. Am hiểu thị trường để đáp ứng đúng nhu cầu của những người có tiền là trở ngại lớn nhất của mỗi nhà đầu tư. Không phải lúc nào đơn vị cũng có sẵn những nhân viên kinh doanh tư vấn giỏi, thuyết phục tốt", Tổng giám đốc Trần Đức Diễn cho hay. Cùng đó, do khoảng cách địa lý chủ đầu tư thường phải tổ chức chương trình tham quan giới thiệu dự án, chi phí di chuyển khá tốn kém khiến tăng các chi phí truyền thông, bán hàng. "Đây cũng là điểm cạnh tranh mà các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay phải lưu tâm khi quyết định đầu tư tại các tỉnh", ông Diễn nói.

Trần Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"

(LĐTĐ) Ngày 24/1 (tức 25 tháng Chạp) là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tại nhiều tuyến đường Thủ đô, giao thông có dấu hiệu “tăng nhiệt”.

Tin khác

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng trình Thủ tướng việc tổ chức hội nghị thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, dự kiến trong tháng 1/2025.
Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

(LĐTĐ) Thời gian gần đây Sở Xây dựng Hà Nội và Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình liên tục đưa ra những thông tin cảnh báo về sự rủi ro của các dự án nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện giao dịch. Vậy cách nào để nhận biết bất động sản ở phân khúc này chưa đủ an toàn?
Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

Năm 2025, Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán

(LĐTĐ) Trong năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ có ít nhất 12 dự án chung cư mở bán, với giá dự kiến thấp nhất 65 triệu đồng/m2.
Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, đến thời điểm này, vẫn chưa đánh thuế bất động sản thứ hai. Hiện Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai để báo cáo các cấp có thẩm quyền. Còn theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân đẩy giá bất động sản lên cao là hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.
Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

Bất động sản công nghiệp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Đánh giá của Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 trong khi bất động sản ở các phân khúc đất nền, chung cư, nhà ở thương mại… đều tăng thì tại phân khúc bất động sản công nghiệp giá đất, giá nhà xưởng cho thuê chỉ tăng nhẹ. Các khu vực có sự kết nối hạ tầng giao thông hoàn thiện, pháp lý an toàn chính là điểm lựa chọn lý tưởng cho việc đầu tư vào bất động sản công nghiệp.
UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm

UDIC tiếp tục phấn đấu trở thành đơn vị chủ lực của Thủ đô trong tham gia dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 9/1, Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn tới dự, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững

(LĐTĐ) Được vinh danh ở hai hạng mục “Nhà phát triển BĐS tiêu biểu” (lần thứ 4 liên tiếp) và “Dự án bất động sản xanh tiêu biểu” dành cho dự án trọng điểm The Global City tại giải thưởng Bất động sản (BĐS) tiêu biểu 2024, Masterise tiếp tục khẳng định uy tín và năng lực vượt trội trên hành trình kiến tạo những công trình kiến trúc đẳng cấp và trải nghiệm xứng tầm cho khách hàng.
Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?

(LĐTĐ) Tây Hồ Tây tiếp tục là khu đô thị giá đất cao nhất Hà Nội, với hơn 113 triệu đồng mỗi m2, tăng 225% sau điều chỉnh, theo bảng giá của Thành phố.
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản

Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản

(LĐTĐ) Sở Xây dựng thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản yêu cầu kiểm tra và rà soát các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn. Động thái này nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, đồng thời nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý thị trường.
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội

Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô, Hội đồng nhân dân Thành phố quy định cơ chế, chính sách, biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đối với dự án phát triển nhà ở, nhà lưu trú bố trí cho người lao động làm việc tại khu công nghệ cao, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động