“Các loài quý hiếm vùng Trường Sơn” - ấn phẩm có ích không chỉ với trẻ em
Chống buôn lậu động vật hoang dã trên các địa bàn trọng điểm | |
Rú Chá - rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm trên phá Tam Giang | |
Cùng ký tên trực tuyến toàn cầu “Chúng tôi không muốn sừng tê giác!” |
Ấn phẩm này được thực hiện công phu, giàu tính khoa học. Ảnh: L.Q.V |
Qua hình thức chuyện kể về chuyến thám hiểm của 3 cha con nhà khoa học nhằm khám phá rừng núi Trường Sơn (khu vực giáp ranh giữa Việt Nam và Lào), ấn phẩm giới thiệu khá chi tiết và sinh động, bằng tranh vẽ và thông tin giàu tính khoa học, về nhiều loài động vật đặc hữu của vùng này, trong đó có nhiều loài mà hầu hết chúng ta chưa nghe nói tới bao giờ.
Cuốn sách in song ngữ Anh - Việt, với sự phối hợp của NXB Thế Giới, góp phần nâng cao hiểu biết của người đọc, trước hết là các thiếu nhi, về kho tàng thế giới hoang dã ở nước ta, và qua đó giúp hình thành ý thức của các em trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên và các loài động vật hoang dã.
Tại buổi ra mắt sách, từ trái sang: TS Văn Ngọc Thịnh, BTV Đặng Thanh Giang, cô Camille Coudrat và anh Eric Losh. Ảnh: L.Q.V |
Camille Coudrat là nhà sinh vật học và nhà bảo tồn thiên nhiên hoang dã người Pháp, đồng thời là nhà sáng lập và Giám đốc Dự án Anoulak (“anoulak” trong tiếng Lào có nghĩa là “bảo tồn”) - một tổ chức phi chính phủ của Pháp. Nhiệt thành góp phần vào việc bảo vệ đa dạng sinh học của Trường Sơn, khiến cô đã chọn Lào làm quê hương thứ 2. Camille thích một mình dạo quanh rừng rậm trong vùng, cảm nhận vẻ đẹp và sự kỳ diệu của thiên nhiên. Với trái tim của một nghệ sĩ, Camille lên ý tưởng quyển sách này như là sự kết hợp hoàn hảo giữa bảo tồn thiên nhiên và nghệ thuật.
Dự án Anoulak nhằm mục đích bảo tồn dài hạn và nghiên cứu hệ động thực vật và sinh cảnh ở Lào. Một phần đặc biệt quan trọng của dự án là bảo tồn Khu Bảo tồn Quốc gia Nakai-Nam Theun (NNT NPA) - một trong những khối rừng liên tục, rộng lớn và hoang sơ (ít bị xâm lấn) nhất còn sót lại của Trường Sơn và có lẽ cả bán đảo Đông Dương. Nakai-Nam Theun được cộng đồng khoa học nhận định là “vùng đa dạng sinh học then chốt”. Dự án Anoulak cũng nhằm hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương theo hướng phát triển bền vững.
Còn Eric Losh là giám đốc nghệ thuật, họa sĩ và nhà bảo tồn động vật hoang dã người Mỹ, tác giả và họa sĩ minh họa của cuốn sách này. Trong 2 năm, ông kết hợp các kỹ thuật vẽ, màu nước và màu acrylic cùng kỹ thuật số để tạo ra hình ảnh trong sách này, dựa trên các ảnh tư liệu và trí tưởng tượng của mình. Trước đó, ông đã viết và minh họa quyển “Hợp âm của Kibale” - một truyện thiếu nhi về linh trưởng và các động vật rừng nhiệt đới khác của Vườn Quốc gia Kibale (Uganda).
Theo TS Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc Quốc gia WWF (Quỹ quốc tế Bảo tồn thiên nhiên) Việt Nam, ấn phẩm này là một thông điệp bảo vệ môi trường. Hy vọng rằng, qua cuốn sách này, các bạn đọc thiếu nhi dù sau này có làm các công việc khác nhau, cũng đồng thời là những nhà bảo vệ môi trường, bảo tồn động vật hoang dã. Trong buổi ra mắt sách, các em thiếu nhi còn tham gia vẽ tranh về đề tài bảo vệ động vật hoang dã. Triển lãm về ấn phẩm này được tiếp tục tại Phố Sách 19/12 ở Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47