-->

Bổ sung và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa

(LĐTĐ) Bổ sung, nâng cấp, sử dụng có hiệu quả các Nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại các quận, huyện, xã phường; quy hoạch xây dựng khoa học để có không gian vui chơi giải trí cho người dân và nhà sinh hoạt cộng đồng; sử dụng hiệu quả các công viên, bảo tàng, nâng tầm các khu vui chơi giải trí… là những nội dung chính mà thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ triển khai nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Thành phố tập trung thực hiện 6 nhóm giải pháp với thiết chế văn hóa còn thiếu, chậm triển khai Quan tâm các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ người lao động tại các khu công nghiệp Khai mạc phiên giải trình về đầu tư, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao

Thiếu về số lượng, chưa đạt về chất lượng

Một trong những mục tiêu của chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2016-2020 là hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thể thao các cấp, đến năm 2020, bảo đảm 100% thôn, làng có nhà văn hóa hoặc điểm sinh hoạt cộng đồng; cơ bản có điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng hoặc nhà văn hóa ở các tổ dân phố.

Bổ sung và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa
Nâng cao hiệu quả Nhà văn hóa tại cơ sở góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Ảnh: Nhà văn hóa thôn Đại Áng, huyện Thanh Trì

Tuy nhiên, đến nay theo báo cáo của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, vì nhiều nguyên nhân, trong đó có việc điều chỉnh quy hoạch, thiếu nguồn lực, vướng giải phóng mặt bằng… nên nhiều dự án xây dựng công viên, hồ điều hoà, khu vui chơi giải trí vẫn đang nằm trên giấy, hoặc chậm tiến độ, gây lãng phí và bức xúc trong dư luận như dự án Bảo tàng Hà Nội, Công viên Bắc Linh Đàm, Công viên Hello Kitty...

Tính đến tháng 3/2022, toàn thành phố Hà Nội có 30 thiết chế văn hóa thể thao cấp thành phố, 57 thiết chế văn hóa thể thao cấp huyện, 136 trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, 4.277 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố. Toàn Thành phố có 136/579 xã, phường, thị trấn có công trình trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, đạt 24%. Trong đó, có 2.283 nhà văn hóa thôn, đạt 97%; 1.993 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt tổ dân phố (đạt 65,5%); còn 9/30 quận, huyện “trắng” trung tâm văn hóa cấp xã.

Trong tổng số hơn 4.200 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng thôn, tổ dân phố, có hơn 1.900 nhà văn hóa đáp ứng tiêu chí cơ bản về quy mô, diện tích xây dựng, trang thiết bị; hơn 2.100 nhà văn hóa chưa đáp ứng các tiêu chí cơ bản; 187 nhà văn hóa xuống cấp không bảo đảm điều kiện sinh hoạt…

Đơn cử, dự án Bảo tàng Hà Nội là một trong những dự án được đầu tư lớn nhất trong hệ thống bảo tàng nước ta với tổng số kinh phí trên 2.300 tỷ đồng, nhưng mới hoàn thành giai đoạn 1. Giai đoạn 2 của dự án khái toán khoảng 800 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2015, nhưng đến nay vẫn còn dang dở.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đỗ Đình Hồng, dự kiến trong tháng 5/2022, Sở Xây dựng sẽ thẩm định trong phần thiết kế kỹ thuật, báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố phê duyệt lại các nội dung có liên quan của dự án... cố gắng tới giữa năm 2024 kết thúc dự án này.

Một dự án lớn cũng được dư luận quan tâm là Công viên Bắc Linh Đàm (quận Hoàng Mai) có diện tích hơn 48.00 m2 đã được quận cải tạo nhưng đến nay không hoạt động, nhiều hạng mục bị lấn chiếm. Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm cho biết, sẽ làm việc với Tổng công ty HUD về đầu tư cải tạo bảo đảm sáng, xanh, sạch, đẹp, đồng thời giao các phường ra quân xử lý vi phạm, đưa để đưa vào hoạt động...

Thống kê toàn Thành phố hiện có 187 nhà chung cư tái định cư, trong đó có 81 nhà tái định cư đã có nhà sinh hoạt cộng đồng. Với những toà nhà không có diện tích dành cho nhà sinh hoạt cộng đồng, Sở Xây dựng và các đơn vị quản lý nhà đã rà soát và chuyển đổi công năng diện tích sử dụng kinh doanh dịch vụ sang sử dụng vào mục đích sinh hoạt cộng đồng. Đến nay, 73 tòa nhà đã hoàn thành việc chuyển đổi công năng; 8 tòa nhà đang được rà soát và thực hiện chuyển đổi.

Để giải quyết thực trạng nhà chung cư không có nhà sinh hoạt cộng đồng, Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết sẽ trình Thành phố cho phép chuyển đổi công năng và khẩn trương sửa chữa, đưa vào sử dụng. Với các tòa nhà không có diện tích để chuyển đổi công năng, sẽ đề nghị các quận rà soát bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng tại nhà văn hóa phường gần nhất.

Cập nhật quy hoạch văn hóa Hà Nội vào Quy hoạch chung

Tại phiên giải trình của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc đầu tư, khai thác, quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao diễn ra mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết thời gian tới, Hà Nội sẽ thực hiện 6 giải pháp trọng tâm để nâng cao hiệu quả công tác đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa thể thao.

Bổ sung và nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa
Nhiều khu chung cư không có không gian vui chơi và điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ảnh minh họa

Cụ thể là rà soát, cập nhật quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung để xử lý dứt điểm khâu quy hoạch trong thời gian sớm nhất; Thành phố sẽ quan tâm dành quỹ đất cho các thiết chế văn hóa thể thao; dành nguồn lực đầu tư công và đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa; bố trí ngân sách trong kế hoạch hàng năm để đầu tư xây dựng; nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa, tăng cường quy chế quản lý sau đầu tư...

Về những nội dung trên, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo rà soát tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa thể thao trên địa bàn thành phố; tập trung ưu tiên bổ sung, bố trí nguồn vốn, quỹ đất xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao bảo đảm tiêu chuẩn; quan tâm các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ thanh thiếu nhi, người cao tuổi, người lao động tại các khu công nghiệp.

Trong đó, công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch các thiết chế văn hóa, thể thao phải đi trước một bước, định hình cho tương lai. Không điều chỉnh quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hóa sang mục đích khác. Quỹ đất sau khi di dời các cơ sở ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch ưu tiên bố trí xây dựng các công trình văn hóa, thể thao.

Đồng thời, tăng cường đầu tư nguồn vốn ngân sách; xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa để khai thác tối đa nguồn lực cho đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao. Trước mắt, tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm như: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Cung Văn hóa thể thao Thanh niên, các công viên, các khu vui chơi giải trí và các công trình vốn ngoài ngân sách khác... /.

Để các thiết chế văn hoá được đưa vào sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí, tôi nghĩ rằng trước hết phải tuân thủ theo đúng quy hoạch, xây dựng các thiết chế văn hoá theo đúng chức năng nhiệm vụ của nó. Những cái gì xây dựng đã đầy đủ rồi, những cái gì chưa đầy đủ thì phải hoàn thiện, bổ sung. Thứ hai, phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý thiết chế đó để đưa các thiết chế đi vào hoạt động hiệu quả, làm sao để đáp ứng ngày càng yêu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của nhân dân. Nguyên tắc nói phải đi đôi với làm. Khi đã có ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân thì các cơ quan liên quan nhất định phải vào cuộc, phải có sự phối hợp liên ngành và tìm ra đâu là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Từ đó, tìm cách khắc phục và phát huy điểm mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá.

TS Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

X.Sinh - P.Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động