-->

Biển hiệu quảng cáo và những thăng trầm

Thời xưa, không nhiều công cụ hiện đại, không biển bảng thiết kế, không những đoạn clip quảng cáo được quay phim dàn dựng công phu. Bởi vậy, sẽ không lạ nếu như thời xưa, nhắc đến quảng cáo là gợi đến những bài rao hàng, quảng cáo đầy vần điệu, vừa thấy vui tai, lại vừa dễ nhớ.
tin nhap 20160524093741 Người dân đồng thuận với chính quyền
tin nhap 20160524093741 Quảng cáo "leo lên" cây !

Kinh thành Thăng Long thời Lê vốn là cái chợ lớn. Từ mờ sáng, các cô bán rượu Kẻ Mơ đã cất tiếng rao lanh lảnh, rồi đến bà bán muối, anh bán chiếu...  - những tiếng rao nối nhau làm Kẻ Chợ lúc nào cũng nhộn nhịp và chỉ nghe tiếng rao người ta biết đó là hàng hóa gì. Tiếng rao chính là hình thức ban đầu của hoạt động quảng cáo ở Thăng Long - Hà Nội.

Cho đến những năm 1930, quảng cáo không chỉ tăng lên mà còn xuất hiện nhiều hình thức khác nhau. Những năm 1936 -1937, việc kinh doanh chiếu bóng rất phát đạt, vì thế, các rạp xây mới nhiều hơn và để thu hút khán giả, nhiều rạp có các chiêu quảng cáo khá hấp dẫn. Ngoài quảng cáo trên các báo, dán áp-phích trước cửa rạp, họ còn cho căng băng-rôn trên các phố.

tin nhap 20160524093741
Nhiều biển quảng cáo bằng xi-măng đắp nổi đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân sống ở khu phố cổ Hà Nội.

Đầu những năm 1940, phát xít Nhật vào Việt Nam và theo chân họ có rất nhiều hàng hóa Nhật Bản. Khi đó, trên các phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường không chỉ có sản phẩm  Châu Âu mà bắt đầu có hàng hóa tiêu dùng mang nhãn hiệu Nhật Bản. Để thu hút khách, các hiệu buôn ở phố Hàng Ngang quảng cáo bằng loa phóng thanh mở hết cỡ.

Sau này, các doanh nhân khi làm kinh doanh đã nhận thấy tầm quan trọng của việc quảng bá thương hiệu bằng cách làm biển quảng cáo. Từ đó đến nay, hình ảnh những biển quảng cáo cũ được làm bằng xi măng đã trở lên quen thuộc với người dân phố cổ. Những cái tên Vĩnh Bảo, Lợi Ký, ... đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều người. Nhiều bảng quảng cáo ở Hà Nội dù chỉ được đúc bằng xi măng, nhưng  đều có tuổi thọ trên dưới trăm năm và được người dân nơi đây gìn giữ qua thời gian. Hiện, chủ sở hữu một số thương hiệu trên vẫn được buôn bán đúng mặt hàng có từ ngày xưa.

Trên phố Hàng Ngang, thi thoảng người dân lại bắt gặp một phần xưa cũ Hà Nội. Những tấm biển quảng cáo đúc bằng xi măng nằm trên những mảng tường rêu phong của ngôi nhà cổ trên phố Hàng Hòm hiện chuyên sản xuất và thiết kế bảng quảng cáo hiện đại, vẫn giữ nguyên cái tên Thuận Thịnh đắp bằng xi măng. Hay như ông Thành - chủ nhà - cho biết, trước kia phố có tên tiếng Pháp là Rue des Caisses - chuyên buôn bán hòm da khóa chuông, gia đình ông cũng vậy. "Tấm bảng quảng cáo đã có tuổi thọ trên 70 năm. Hiện các lối đi lại, cửa ra vào đều để nguyên không hề sơn sửa, Lợi Ký là tên của các cụ ngày xưa".

Theo khảo cứu của một số nhà nghiên cứu, thời bao cấp gần như không còn biển quảng cáo. Nguyên nhân chính là do các đơn vị sản xuất theo kế hoạch Nhà nước giao, nên không cần quảng cáo. Lúc này, chỉ còn lại các biển báo kiểu:  Mậu dịch quốc doanh, cửa hàng kem, cửa hàng ăn uống… Quảng cáo xuất hiện trở lại từ cuối những năm 1990. Thời điểm này, biển quảng cáo chủ yếu được vẽ kẻ bằng tay, hoặc đúc như bê-tông, đắp vữa... Vì thế, biển quảng cáo chịu ảnh hưởng mạnh của các quy tắc đồ họa cổ điển và phụ thuộc vào vài phong cách dễ nhận biết. Xã hội ngày càng một hiện đại thì biển quảng cáo càng ngày càng được tối ưu hóa, đẹp hơn, sang trọng hơn.

Hiện nay, vấn đề thẩm mỹ trong biển quảng cáo một mặt phụ thuộc vật liệu (giấy đề-can bóng hay mờ, láng hay sần, nhựa hay sắt thép, kính hay gỗ...), một mặt ảnh hưởng bởi các xu  hướng đồ họa thế giới mà các nhà thiết kế học được qua làn sóng đầu tư nước ngoài.

Trước thực trạng biển quảng cáo tràn lan các mặt phố hiện nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, việc chấn chỉnh ở mức độ nào đó là cần thiết. Trở lại việc “đồng bộ kiểu mẫu” các biển hiệu quảng cáo trên đường Lê Trọng Tấn vừa qua, PGS - TS Lê Quý Đức – nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển - cho rằng, trước khi quyết định nhân rộng mô hình, chính quyền có thể tổ chức những buổi đào tạo cơ bản về cách thức làm biển hiệu và trang trí cửa hiệu cho các hộ kinh doanh. Chỉ bằng cách nâng cao kiến thức thì sự lựa chọn hình thức thẩm mỹ mới đáp ứng được mong muốn về diện mạo đô thị.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng

(LĐTĐ) Yeah1 - nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2024 với lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng 378% so với năm 2023.
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà

(LĐTĐ) Trận đấu Brighton vs Everton sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1, trong khuôn khổ vòng 23 Premier League 2024/25. Nhận định trước trận đấu này, phần thắng nghiêng hẳn về phía đội chủ nhà, và nếu họ có được 3 điểm, đó cũng không phải là điều ngạc nhiên.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua

(LĐTĐ) Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ Premier League sẽ diễn ra vào lúc 22h00 ngày 25/1. Ở trận đấu này, Pháo thủ buộc phải thắng nếu như muốn tiếp tục cuộc đua vô địch ở Premier League mùa này.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động