Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo Nghị định 147 sẽ thay đổi thói quen sử dụng mạng xã hội của người Việt Nam |
Nhiều quảng cáo tạo ra áp lực tâm lý đến trẻ em
Thảo luận về dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Tú Anh (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, trẻ em đang ngày càng đối mặt với những hình thức quảng cáo tinh vi và xâm nhập, đòi hỏi cần có những quy định pháp luật cụ thể về bảo vệ quyền lợi của các em.
“Trong kỷ nguyên số, trẻ em đang phải đối mặt với một đại dương quảng cáo khổng lồ, các thuật toán thông minh không ngừng phân tích hành vi của trẻ để đưa ra những quảng cáo cá nhân hóa, vô hình trung tạo ra một áp lực lớn tâm lý đến các em.
Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc quá sớm với những quảng cáo thường xuyên, có thể dẫn đến những vấn đề như tiêu dùng bốc đồng, hình thành những chuẩn mực không lành mạnh về vẻ đẹp và thành công, thậm chí gây ra các rối loạn tâm lý. Mặc dù đã có những quy định rõ ràng, tuy nhiên, việc bảo vệ trẻ em trước quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên mạng xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn”, theo đại biểu.
Đáng chú ý là quảng cáo trên mạng xã hội rất đa dạng và khó kiểm soát, đặc biệt là quảng cáo hiển thị trên các trang web không chính thức. Các nhà quảng cáo luôn tìm kiếm những cách thức mới để thu hút sự chú ý của trẻ em, đôi khi vượt quá những giới hạn cho phép của pháp luật. Nhiều phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của quảng cáo đối với trẻ em, dẫn đến việc không có sự giám sát chặt chẽ.
![]() |
Cần giải pháp quản lý quảng cáo qua mạng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em. Ảnh minh họa: P.N |
Vì vậy, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề nghị định nghĩa rõ ràng về quảng cáo nhằm vào trẻ em, bao gồm cả quảng cáo trực tiếp và quảng cáo gián tiếp; chi tiết hóa các quy định về nội dung, hình thức quảng cáo nhằm vào trẻ em. Đồng thời, tăng cường các biện pháp xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định, xây dựng một cơ chế giám sát hiệu quả để phát hiện và xử lý các vi phạm.
Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và cùng nhau xây dựng các tiêu chuẩn chung về quảng cáo nhằm vào trẻ em trên các nền tảng xuyên biên giới.
Quy định rõ cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ
Đại biểu Lê Văn Khảm (Đoàn tỉnh Bình Dương) cũng đề cập đến ảnh hưởng của quảng cáo đối với trẻ em. Theo ông, nhiều nghiên cứu và quan sát thực tế cho thấy, quảng cáo có tác động và tác động có tính chất tích lũy đến cảm xúc, hành vi, cách cảm nhận về các chuẩn mực đến tâm lý, thái độ sống, lối sống của trẻ em.
Luật Quảng cáo hiện hành đã có quy định về việc cấm quảng cáo, tạo cho trẻ em có suy nghĩ, hành động trái với đạo đức và thuần phong mỹ tục và cấm quảng cáo xấu đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ em.
Những quy định này là đúng, nhưng còn tương đối chung chung, chưa thực sự rõ ràng, và việc nhận diện hay đánh giá thế nào về ảnh hưởng xấu của quảng cáo đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ em là vấn đề cần quan tâm.
Nếu quảng cáo hướng đến trẻ em thì ngay từ khâu thẩm định, phê duyệt đã có sự chú ý từ các chuyên gia và các cơ quan chức năng để xem xét, đánh giá. Nhưng có những quảng cáo không trực tiếp, hoặc không hoàn toàn hướng đến trẻ em, nhưng trẻ em cũng có thể bị tác động khi tiếp nhận quảng cáo, thì việc nhận diện và đánh giá tác động là khó khăn.
Ông Khảm cho rằng, một số quảng cáo có thể chưa vi phạm đến thuần phong mỹ tục, nhưng có những hình ảnh không đẹp mắt, như quảng cáo thực phẩm có hình ảnh người truyền tải, có động tác hay cách ăn uống rất xấu làm cho trẻ em tưởng rằng thế là đúng, thế là vui, trong khi chúng ta còn đang dạy trẻ em “học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Hoặc quảng cáo có hình ảnh cơ thể như hình dáng, kích thước hay cân nặng của người truyền tải quảng cáo làm cho thanh, thiếu niên bị ám ảnh về hình thể của mình, dẫn đến các em có thể mặc cảm, rối loạn ăn uống, thậm chí là bất mãn hoặc ghét chính bản thân mình. Hay những quảng cáo có ẩn dụ về tình dục, làm cho trẻ tò mò và tìm kiếm thông tin mà không phải từ những bài học giáo dục giới tính mà từ những ẩn ý có từ quảng cáo...
Vì thế, đại biểu Lê Văn Khảm đề nghị nghiên cứu quy định rõ hơn nội dung về cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát triển bình thường của trẻ em, và cần phải có tổ chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đánh giá và giám sát việc quảng cáo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Những người góp sức cho trái bóng lăn
Tin khác

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu
Sự kiện 19/04/2025 15:13

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Sự kiện 19/04/2025 12:54

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Sự kiện 18/04/2025 16:37

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Thời sự 18/04/2025 14:19

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sự kiện 18/04/2025 11:22

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã
Sự kiện 17/04/2025 20:07

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Sự kiện 17/04/2025 18:13

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Sự kiện 17/04/2025 17:50

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu
Sự kiện 17/04/2025 15:03

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Sự kiện 16/04/2025 19:55