-->

Bí ẩn kiệu cổ ở Đình Giáp Thượng (Hà Đông)

(LĐTĐ) Đình Giáp Thượng – một ngôi đình nhỏ nằm nép mình bên bờ sông Đáy, thuộc tổ dân phố 18, phường Đồng Mai (Hà Đông, Hà Nội); trước những năm kháng chiến chống Pháp, người dân Giáp thượng thờ thánh trên thuyền đình. Đến thời chống Mỹ, thuyền đình bị bom đạn san phẳng – hiện đình Giáp Thượng chỉ còn lại đôi kiệu thiêng có khắc chữ “Thành Thái lục niên” và được người dân gìn giữ, thờ cúng cho đến ngày nay.
Độc đáo ngôi chùa được mệnh danh “đệ nhất danh lam” đất Phố Hiến
Những điều ít biết về những ngôi chùa nổi tiếng nhất đỉnh núi Bà Đen
Ngôi chùa gốm sứ độc nhất Hà thành

Một ngày giữa tháng 6 nắng gắt, chúng tôi tìm đến phường Đồng Mai sau khi được nghe người dân kể về những câu chuyện ly kỳ tại đình Giáp Thượng. Từ trung tâm Hà Nội, đi xuôi theo Quốc Lộ 6 khoảng hơn chục cây số đến cầu Mai Lĩnh (phường Đồng Mai, Hà Đông) rẽ trái, đi khoảng 1km nữa là đến địa phận tổ 18. Tuy nhiên, để đến được đình Giáp thượng chúng tôi còn phải băng qua một cây cầu bê tông nhỏ bắc qua sông Đáy. Nếu không để ý khó không có thể nhận ra đình Giáp thượng, bởi ngôi đình không chỉ nằm nép mình bên bờ sông Đáy, mà đình Giáp thượng không như những ngôi đình khác với mái ngói âm dương xưa cũ, mà mái đình được lợp bằng tôn đỏ do người dân tự đóng góp, xây dựng.

bi an kieu co o dinh giap thuong ha dong
Đình Giáp Thượng do người dân tự đóng góp xây dựng

So với những ngôi đình khác, đình Giáp Thượng có khuôn viên khá chật hẹp, tuy nhiên khuôn viên của đình vẫn gồm hai ngôi. Ngôi đình ngay chính giữa cổng vào là đình thờ mẫu, nằm ngay phía sau là đình thờ thánh Tam phủ (Thiên phủ, địa phủ, thủy phủ). Theo chia sẻ của người dân địa phương, hai ngôi đình này hiện còn lưu giữ 2 bộ kiệu rước thánh (gọi là kiệu bát cống) và kiệu rước mẫu, đây được xem là “báu vật” của đình Giáp Thượng và được người dân gìn giữ rất cẩn thận.

Ông Nguyễn Văn Huấn - Chủ từ đình Giáp Thượng kể, ngày còn nhỏ nghe truyền thuyết kể về sự tích đình Giáp Thượng thì được biết, ngôi đình được bắt nguồn từ những đoàn chài Nam (ngư dân từ Hà Nam theo sông Đáy lên sinh sống); khi lên đến khu vực sông Đáy họ chia ra một số khu vực sinh sống. Trong đó, một số người đã ở lại khu vực sông Đáy, sau này lập thành tổng Nga Mi (thời vua Gia Long), hòa bình lập lại khu vực này được nhập vào xã Đông La, rồi xã Đồng Mai...

Trong quá trình sinh sống, người dân làng chài đã lập nên đình quán chài để thờ thánh, thời đó, quán chài chỉ là một cái lều thờ đơn sơ và bên cạnh người dân trồng thêm một cây gạo. Điều đặc biệt, khi đến thời đơm hoa cây gạo chỉ nở duy nhất một bông, nhiều người dân thấy lạ nhưng không thể lý giải. Ngày đó, dân vạn chài chủ yếu là những người ít học hành, nên không có ai làm quan, đỗ đạt. Thế nhưng, từ khi cây gạo nở hoa ngôi làng đã có người đỗ quan.

bi an kieu co o dinh giap thuong ha dong 3 bi an kieu co o dinh giap thuong ha dong 4
Kiệu cổ đình Giáp Thượng

“Nghe các cụ kể lại, khi quán chài được dựng lên, một thời gian sau cụ Dương Vựng Dực đã đến và dạy học cho người dân. Khi đến đây thấy cây hoa gạo nở hoa chỉ có một bông, bố của cụ Nghị Dực đã hỏi dân làng là ở làng này có ai học giỏi không? Sau đó người dân cho biết, ở đây toàn người mù chữ. Khi đó bố cụ Nghị Dực mới nói, thế thì con tôi đỗ rồi... Không lâu sau cụ Dương Vựng Dực được sắc phong làm Chánh nghị viên hàng tỉnh và sau đó cho người về mua đất ở thôn Mai Lĩnh, xây dựng quán chài thành nơi thờ cúng khang trang…”, ông Huấn kể.

Quán chài hình thành từ đó cho đến thời phong kiến, do người dân trong làng tranh chấp, kiện tụng nhau nên làng Nga Mi bị phân chia thành 2 làng là Giáp Thượng và Giáp Hạ. Vào khoảng những năm 1940, Chánh tổng đã cho người lên hạ nốt cây gạo, khi chặt, cây cây gạo đã bị đổ vào quán chài và đình quán chài mất từ đó. Sau khi chia làng, không có đất để thờ cúng người dân đã di rời bát hương lên thuyền đình để thờ. Sau đó, nhiều người xuôi theo dòng sông Đáy lên tận Phú Thọ, Việt Trì sinh sống...

Năm 1972, thời kháng chiến ác liệt, thuyền đình bị bom Mỹ đánh trúng và xóa tan. Đến năm 1973, người dân mới xin sang vùng Giáp Thượng và được Nhà nước cắm đất, lập làng. Sau đó, người dân chung tay xây dựng lại ngôi đình Giáp Thượng. “Khi xây dựng lại đình Giáp Thượng, người dân làng thời xưa xuôi theo sông Đáy về Việt Trì sinh sống đã cung tiến 2 chiếc kiệu cho đình, đó là kiệu bát cống và kiệu giáp văn. Kiệu bát cống dùng để rước thánh và kiệu còn lại dùng để rước mẫu. Điều đặc biệt, trên kiệu bát cống có khắc mấy chữ hán, do người dân không biết chữ nên mãi sau này mới nhờ dịch ra và được biết, nó có nghĩa là Thành Thái Lục Niên – Vua Thành Thái lên ngôi năm thứ 6”, ông Huấn chia sẻ.

bi an kieu co o dinh giap thuong ha dong 2
Kiệu bát cống có khắc chữ hán - Theo người dân đây là kiệu rước có thời vu Thành Thái

Lưu giữ hai “báu vật” được coi là có niên đại từ thời vua Thành Thái, tuy nhiên theo người dân địa phương, hiện họ vẫn chưa thể biết chính xác thực sự hai chiếc kiệu rước này có phải từ thời vua Thành Thái hay không?. Bởi thế, khi kiệu rước có dấu hiệu xuống cấp người dân đã tự ý sửa chưa lại. Anh Dũng, một người dân địa phương cho biết, hiện nay tại đình Giáp Thượng còn lưu giưa 2 chiếc kiệu rước thánh, nhưng theo thời gian kiệu rước đã bị xuống cấp, do đó, người dân đã chủ động sơn sửa lại, khiến giá trị văn hóa, lịch sử không còn được nguyên vẹn. Nhưng, các nét văn hóa chạm khắc vẫn còn nguyên bản.

Hiện nay, đình Giáp Thượng đã nhận được nhiều sự quan tâm của bà con quanh vùng, cũng như người làng trước đây di cư và sinh sống ở khắp nơi. Thế nhưng, đôi kiệu thánh thì đang ngày một xuống cấp. Bởi thế, người dân ở đây mong muốn rằng, các cơ quan chức năng có thể vào cuộc nghiên cứu, đánh giá và đưa ra kết luận chính xác nhất về giá trị văn hóa, giá trị lịch sử của đôi kiệu cổ này. Qua đó, có những biện pháp gìn giữ, bảo vệ và phục dựng lại giá trị văn hóa, giá trị lịch sử của đôi kiệu...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 đã khai mạc tại khu vực Hồ Văn - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Với chủ đề “Thực học”, Hội chữ Xuân 2025 mang đến một không gian văn hóa đậm đà nét truyền thống, góp phần thu hút và nâng cao trải nghiệm của du khách trong hành trình khám phá văn hóa đầu năm mới.
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Xem thêm
Phiên bản di động