--> -->

Cẩn trọng với “bà hỏa”!

Trong thời gian vừa qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn diễn biến phức tạp, nhiều vụ cháy lớn xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, tạo tâm lý bất an trong nhân dân.Đặc biệt, vào thời điểm cuối năm, nguy cơ cháy nổ ở các di tích, nơi thờ tự cũng tăng cao do lượng người đến hành hương, cúng viếng, cầu may đông. Thế nhưng, hiện nay tại một số đình, chùa ở Hà Nội công tác phòng cháy vẫn chưa được chính quyền, ngành chức năng, chủ quản nơi thờ tự và người dân quan tâm thực hiện.
Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ các nhà kho chứa phế liệu Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ từ nhà xưởng Cảnh giác với nguy cơ cháy, nổ mùa nắng nóng
Cẩn trọng với “bà hỏa”!
An toàn cháy nổ tại các khu di tích đền, chùa luôn được quan tâm, chú trọng (Ảnh: K.Tiến)

Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ

Trong năm qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra ba vụ cháy lớn tại các di tích, trong đó, có những di tích mới được tu bổ chưa lâu, tốn kém hàng chục tỷ đồng bị cháy, gây thiệt hại nặng nề.Ngay sau Tết Dương lịch 2020, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại chùa Cự Ðà (xã Ða Tốn, huyện Gia Lâm) khiến tam bảo, tiền đường, thượng điện bị thiệt hại, nhiều cột, kèo, tượng Phật bị cháy rụi.

Ðáng tiếc, chùa Cự Ðà được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia, có kiến trúc đẹp. Di tích được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đầu tư, tu bổ năm 2008 - 2009 và là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Cuối tháng 6/2020, liên tiếp xảy ra hai vụ cháy. Ðầu tiên là vụ cháy đền Lâm Du (phường Bồ Ðề, quận Long Biên). Dù chưa được công nhận là di tích, nhưng đền Lâm Du đã nằm trong danh mục kiểm kê di tích của thành phố. Gần như toàn bộ hạng mục kiến trúc chính của ngôi đền bị cháy rụi, một số tượng thờ cũng bị cháy nham nhở. Cùng ngày với vụ cháy đền Lâm Du, chùa Linh Quang (thôn Ðông Thượng, xã Ðông Yên, huyện Quốc Oai) cũng “phát hỏa”.

Dù lực lượng phòng cháy, chữa cháy có mặt ngay sau khi xảy ra cháy, nhưng do thời tiết khô nóng, di tích nhiều hiện vật dễ cháy, cho nên thiệt hại nặng nề. Toàn bộ nhà tam bảo và các pho tượng gỗ tại đây gần như bị thiêu rụi. Ðáng chú ý, di tích chùa Linh Quang được tu bổ năm 2014, với kinh phí hàng chục tỷ đồng. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã kiểm kê lại hiện vật, lên phương án để phục dựng. Tuy nhiên, tòa tam bảo chùa Linh Quang có quy mô rất lớn nên sẽ đòi hỏi khoản kinh phí lớn, nếu muốn khôi phục.

Có thể thấy, tình hình cháy nổ ở các khu di tích, thờ tự xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng, làm mất đi những di sản văn hóa không thể khôi phục được.Cùng với sự xuống cấp, các vụ cháy là một trong những nguyên nhân hủy hoại các di tích. Các di tích từng xảy ra cháy lớn có thể kể đến như: chùa Tảo Sách, chùa Tĩnh Lâu (quận Tây Hồ), chùa Thanh Sơn (huyện Sóc Sơn), đình Thọ Tháp (quận Cầu Giấy…

Thượng tá Bùi Đăng Tuấn – Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm, khuyến cáo, để hạn chế nguy cơ cháy và thiệt hại do cháy gây ra tại các cơ sở thờ tự, người đi viếng, thắp nhang cần tuân theo hướng dẫn về số lượng nhang mỗi người được thắp tại các cơ sở. Quá trình cầm nhang di chuyển cũng cần chú ý các tấm vải, màn, tranh giấy... được treo, tránh làm bén lửa. Người đứng đầu các cơ sở thờ tự cũng cần chú ý kiểm tra nguồn điện, nguồn nhiệt, lối thoát hiểm thường xuyên.

Theo các chuyên gia, các di tích như đình, chùa, đền… là những nơi có nguy cơ mất an toàn về phòng cháy cao do người dân thường thắp nến, thắp hương, đốt vàng mã, trong khi di tích có kiến trúc bằng gỗ, một số trang trí bằng vải, dễ bắt lửa. Ngoài ra, chập điện cũng là nguyên nhân gây hỏa hoạn như vụ cháy ở chùa Tĩnh Lâu.

Đặc biệt, trong ngày cuối năm, lễ hội đầu năm việc mọi người tập trung đông tại các đình chùa, miếu, sử dụng nhiều vật dụng dễ cháy như: giấy vàng mã, đèn cầy, nhang, đèn... cũng khiến nguy cơ cháy nổ gia tăng. Không thể phủ nhận một nguy cơ lớn dẫn đến cháy nổ tại các di tích hiện nay là do con người.

Cứ mỗi độ lễ, Tết là nhiều di tích trên địa bàn Hà Nội lại biến thành cái “chảo nhiệt” khổng lồ. Hàng trăm người chen chân trong các gian thờ chật chội, nghi ngút hương khói, cạnh các khu hóa vàng, hóa sớ luôn nóng rực. Gặp những ngày hanh khô, tàn lửa theo gió bay khắp nơi, khiến các di tích chẳng khác nào nằm trên đống lửa. Mặc dù hiện nay, các địa phương, các ban quản lý di tích liên tục cảnh báo và yêu cầu du khách không thắp hương, không đốt vàng mã trong di tích.

Tuy nhiên, tâm lý nhiều người, khi lên đền, lên chùa mà không thắp được một nén hương là chưa phải; hay chẳng ai lại mang tờ vàng cánh sớ từ đền chùa về nhà để hóa. Thành thử, hương vẫn thắp (dù là ngoài sân) và sớ, vàng mã vẫn đốt, nên nguy cơ cháy tại các di tích vẫn luôn thường trực, hết năm này qua năm khác.

Cẩn trọng với “bà hỏa”!
Tại Phủ Tây Hồ, Ban quản lý đã để biển yêu cầu người dân không mang hương vào trong đền (Ảnh: K.Tiến)

Trách nhiệm không của riêng ai

Theo ghi nhận của phóng viên, trong sáng 27/12 (tức Rằm tháng 11 Âm lịch), tại nhiều cơ sở thờ tự trên địa bàn Hà Nội có rất đông người dân đến viếng. Ai cầm cũng trên tay một bó nhang cháy nghi ngút. Trong khi đó, tại nhiều cơ sở thờ tự treo nhiều tấm vải, cờ, tranh giấy... là những vật rất dễ bắt cháy. Mặc dù tại các đình, chùa, di tích, Ban quản lý đã treo bảng nhắc nhở, cử người hướng dẫn người dân đi viếng, lễ thế nhưng vẫn có một số người chưa thực hiện đúng, thắp hương, đốt vàng không đúng nơi quy định, thậm chí vứt tàn thuốc lá một cách bừa bãi…

Có thể thấy, hiện nay, do việc phân cấp quản lý theo hạng di tích, nên nhiều di tích hiện đang nằm dưới sự quản lý của chính quyền hoặc ban quản lý cấp quận, phường. Không ít di tích được địa phương “khoán” hẳn cho thủ từ trông coi. Chính vì vậy, việc quản lý, kiểm tra, nắm bắt các nguy cơ cháy nổ là khá khó khăn.

Đó là chưa nói đến những cái khó về xây dựng hồ sơ theo dõi công tác phòng chống cháy nổ, huấn luyện nghiệp vụ phòng chống cháy nổ hay trang bị các kiến thức về phòng chống cháy nổ cho đối tượng này. Trong khi đó, nhận thức về vai trò của công tác phòng chống cháy nổ, thì không phải ở đâu và lúc nào cũng được đề cao, được thực hiện một cách nghiêm túc. Ngoài ra, các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống cháy nổ tại một số di tích hiện vẫn chưa thể đáp ứng các yêu cầu đề ra.

Bà Nguyễn Thị Vy – Tiểu Ban di tích chùa, đình, đền Cổ Nhuế, cho biết, tại khu di tích cũng từng xảy ra hỏa hoạn. Lần gần đây nhất là khoảng 3,4 tháng trước, tại khu vực đình cũng đã bị chập điện. Không may mắn là gần đấy có 1 tủ sách nên đã bị lửa bén vào. Khi phát hiện ra sự việc là khoảng 4h sáng, lửa đã cháy đến 1 nửa sách, leo lên đến mái. Ngay sau đó, lực lượng chữa cháy đã kịp thời có mặt để xử lý nhanh chóng, do vậy không gây thiệt hại nhiều về người và tài sản.

Theo bà Vy, hiện nay, công tác phòng chống cháy nổ tại khu di tích chùa, đình, đền Cổ Nhuế cũng đã được quan tâm, chú trọng. Hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp đặt đầy đủ, nếu không may xảy ra hỏa hoạn thì tại các khu di tích sẽ có đủ phương tiện để hỗ trợ chữa cháy. Đặc biệt, ngoài đền, đình không có người ở đêm, cho nên khi họp, tiểu ban di tích dặn người trông coi trước khi về dập hết công tắc, điện, đảm bảo an toàn. Khi Công an quận tổ chức các buổi tập huấn, khu di tích cũng sẽ cử người tham gia đầy đủ…

Cẩn trọng với “bà hỏa”!

Việc tập huấn phòng chống cháy nổ tại các khu di tích thường xuyên được Công an quận Bắc Từ Liêm tổ chức (Ảnh: K.Tiến)

Đánh giá về công tác phòng chống cháy nổ tại các di tích, nơi thờ tự trên địa bàn hiện nay, Thượng tá Bùi Đăng Tuấn – Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm,cho rằng: Phần lớn các nơi thờ tự được xây dựng từ rất lâu, một số chùa, đình có duy tu, sửa chữa, tuy nhiên về kết cấu phần lớn làm bằng gỗ, chất liệu dễ cháy. Đáng chú ý hơn, một số công trình đang xuống cấp, khi xảy ra sự cố hỏa hoạn, rất dễ cháy lan, cháy lớn. Tuy nhiên, xác định rõ công tác phòng chóng cháy nổ tại các khu di tích, nơi thờ tự dịp cuối năm là vô cùng quan trọng, các lực lượng chức năng quận Bắc Từ Liêm cũng đã chủ động lên kế hoạch ứng phó.

Thời gian qua, Ban chỉ huy Công an quận Bắc Từ Liêm đã chủ động nhiều biện pháp phòng ngừa cháy nổ. Cùng với việc thực hiện công tác tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm, công tác tuyên truyền, nâng cao kỹ năng chữa cháy, thoát nạn đã được triển khai đồng bộ tại nhiều khu dân cư, trường học, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp đặc biệt là tại các khu di tích.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm 2020,đầu năm 2021, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy cho các lực lượng chức năng, Công an quận sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát công tác phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở, đơn vị trên địa bàn, kịp thời phát hiện, nhắc nhở những tồn tại, đồng thời xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm Luật phòng cháy chữa cháy…

Vẫn biết rằng, sự cố cháy, nổ tại các công trình nói chung và tại di tích, nơi thờ tự nói riêng là điều không ai mong muốn. Do vậy, để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản thì cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm, đồng thời tăng cường công tác phòng chống cháy nổ tại các di tích, nơi thờ tự./.

Cần nâng cao ý thức về phòng cháy chữa cháy

Trong thời gian cận Tết Nguyên đán, lưu lượng hàng hóa phục vụ trao đổi của các doanh nghiệp, nhân dân có xu hướng gia tăng, chỉ cần một chút bất cẩn trong công tác phòng cháy sẽ có nguy cơ xảy ra cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng, nắm bắt vấn đề này lực lượng Công an quận Bắc Từ Liêm thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cũng như huấn luyện về công tác phòng cháy chữa cháy đến người dân. Đặc biệt, Công an quận Bắc Từ Liêm tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính với những vi phạm liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy.

Để hạn chế nguy cơ về cháy, nổ người dân, doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề như: Về vấn đề hàng hóa của các hộ dân, doanh nghiệp tại các nhà kho, phân xưởng, nên để hàng hóa sắp xếp khoa học, đúng lô, cách xa nguồn điện, nguồn nhiệt, ổ cắm, cầu dao. Thường xuyên kiểm tra hệ thống công nghệ, thiết bị, dây chuyền sản xuất, hệ thống điện để phát hiện kịp thời những yếu tố mất an toàn và có biện pháp khắc phục.

Ngoài ra, việc thờ cúng, hút thuốc bên trong các nhà kho, xưởng sản xuất cần được nghiêm cấm… Không nên cơi nới, thay đổi công năng sử dụng của nhà kho, xưởng sản xuất, chứa hóa chất nguy hiểm trong các khu vực này. Hàng hóa chứa trong kho, nhà xưởng cần được phân loại, sắp xếp riêng biệt đúng quy định… Đặc biệt, cần nghiên cứu rõ các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy.

Thượng tá Đỗ Anh Quyến - Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm

Sẵn sàng ứng phó với cháy nổ

Về vấn đề phòng chống cháy nổ tại di tích Đình Kiều Mai luôn được chú trọng. Tại khuôn viên di tích, lực lượng chức năng thường xuyên quan tâm, định kỳ thay đổi các bình chữa cháy và bố trí tại những điểm dễ dàng sử dụng. Đặc biệt, để công tác phòng chống cháy nổ đạt kết quả, ban quản lý di tích đã tích cực phổ biến và tuyên truyền kiến thức, pháp luật về phòng cháy chữa cháy cho cán bộ, viên chức và người lao động. Thực hiện truyền thông trên hệ thống truyền thanh của đơn vị để tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân, du khách. Cùng với đó, chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra độ an toàn của hệ thống điện, kiểm tra nhắc nhở đóng ngắt điện trước giờ nghỉ hoặc sau khi mất điện; kiểm tra việc sử dụng nguồn lửa trong khu di tích; kiểm tra việc ngăn cháy, chống cháy lan từ các vật liệu dễ cháy, nguồn cấp nước chữa cháy, các trang bị phương tiện chữa cháy.

Ông Trần Quốc Đạt – Thủ từ Đình Kiều Mai, quận Bắc Từ Liêm

Nâng cao ý thức nhờ tập huấn

Thời gian qua, công tác phòng cháy chữa cháy luôn được tổ dân phố, các lực lượng trên địa bàn đặt lên hàng đầu. Ngoài việc phối hợp với các lực lượng của Ủy ban nhân dân, công an phường về công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội… các thành viên thuộc tổ dân phố cũng rất tích cực trong công tác tuyên truyền phòng chống cháy nổ. Chúng tôi cũng được Đội phòng cháy chữa cháy của Công an quận Thanh Xuân cho đi tập huấn, diễn tập về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn. Tại các buổi diễn tập, những ví dụ về quy trình xử lý một vụ cháy khi phát sinh trên địa bàn được truyền đạt dễ hiểu. Ngoài ra, những kiến thức cơ bản về phòng cháy bao gồm các nguyên nhân gây ra cháy nổ, một số biện pháp phòng cháy chữa cháy tại cơ quan và gia đình, cách xử lý tình huống khi xảy ra sự cố cháy nổ, kỹ năng thoát hiểm và biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ… được lực lượng chức năng tuyên truyền dễ hiểu, gần gũi, góp phần nâng cao ý thức về an toàn phòng chống cháy, nổ.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phường Khương Trung, quận Thanh Xuân

Luyện Đinh – Kim Tiến (lược ghi)

Kim Tiến – Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Bộ Tài chính thông tin về việc một Vụ trưởng bị ngã tử vong

Ngày 25/7, Bộ Tài chính đã thông tin chính thức về vụ tai nạn dẫn đến việc ông Phan Đức Dũng - Vụ trưởng bị ngã tử vong.
Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Đẩy mạnh tuyên truyền Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch năm 2025

Ngày 25/7, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn đề nghị các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực tham gia Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VIII - năm 2025.
Thắng ngược Philippines, U23 Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp vào chung kết U23 Đông Nam Á

Thắng ngược Philippines, U23 Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp vào chung kết U23 Đông Nam Á

U23 Việt Nam tiếp tục khẳng định sức mạnh và bản lĩnh tại giải U23 Đông Nam Á 2025 khi giành chiến thắng 2-1 trước U23 Philippines trong trận bán kết đầy kịch tính. Dù bị dẫn trước, đoàn quân của HLV Kim Sang-sik đã có màn lội ngược dòng ấn tượng nhờ sự tỏa sáng đúng lúc của hai ngôi sao trẻ Đình Bắc và Xuân Bắc, qua đó lần thứ ba liên tiếp góp mặt ở trận đấu cuối cùng của giải.
Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô

Chính quyền địa phương hai cấp: Chìa khóa nâng tầm du lịch Thủ đô

Mô hình chính quyền hai cấp đang tạo ra những cơ hội mới cho du lịch Thủ đô. Việc phân quyền rõ ràng giúp các địa phương chủ động hơn trong việc phát triển du lịch, thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự linh hoạt này không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách mà còn góp phần quảng bá văn hóa và hình ảnh của Hà Nội ra thế giới.
Phường Ô Chợ Dừa góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường

Phường Ô Chợ Dừa góp ý dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ phường

Chiều 25/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Ô Chợ Dừa tổ chức Hội nghị tham gia góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ phường Ô Chợ Dừa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Người thầy thuốc và nghĩa cử "đền ơn đáp nghĩa" với người có công

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa”, nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai các hoạt động thiết thực như khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng và các gia đình chính sách.
Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Xã Phú Nghĩa: Gặp mặt tri ân người có công, thân nhân liệt sĩ tiêu biểu

Nhằm tri ân công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 25/7, xã Phú Nghĩa tổ chức Hội nghị gặp mặt, tặng quà người có công và thân nhân liệt sĩ tiêu biểu trên địa bàn xã.

Tin khác

Dập tắt nhanh đám cháy nhà dân trên đường Giải Phóng, không thiệt hại về người

Dập tắt nhanh đám cháy nhà dân trên đường Giải Phóng, không thiệt hại về người

Lực lượng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ Công an thành phố Hà Nội đã kịp thời khống chế hoàn toàn đám cháy bùng phát tại một căn nhà trên đường Giải Phóng chiều 22/7, may mắn không ghi nhận thiệt hại về người.
Cháy kho, xưởng rộng 1.700m2 ở Trương Định, Hà Nội

Cháy kho, xưởng rộng 1.700m2 ở Trương Định, Hà Nội

Vào 0h15 ngày 19/7 đã xảy ra một vụ hỏa hoạn tại một kho, xưởng rộng 1.700m2 thuộc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả I, trên đường Trương Định, phường Tương Mai, Hà Nội. Mặc dù đám cháy diễn biến phức tạp với nhiều vật liệu dễ cháy và khói độc, nhưng đã được lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an thành phố Hà Nội kịp thời khống chế.
Hà Nội chủ động phòng cháy giữa nắng nóng

Hà Nội chủ động phòng cháy giữa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nguy cơ cháy nổ tại Hà Nội tăng cao. Trước tình hình đó, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) cùng chính quyền các cấp đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản người dân.
Kịp thời dập tắt đám cháy xưởng gỗ ở xã Phù Đổng

Kịp thời dập tắt đám cháy xưởng gỗ ở xã Phù Đổng

Sáng 16/7, một đám cháy lớn bùng phát tại xưởng gỗ ở xã Phù Đổng, Hà Nội. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Công an thành phố Hà Nội đã điều động nhiều đơn vị, phương tiện đến hiện trường, nhanh chóng khống chế ngọn lửa. Rất may, vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người.
Đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn xã Quốc Oai và các xã lân cận

Đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn xã Quốc Oai và các xã lân cận

Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực số 29, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đề nghị Công an các xã Quốc Oai; Hưng Đạo; Kiều Phú; Phú Cát lập hồ sơ, thực hiện công tác quản lý Nhà nước về PCCC đối với 100% cơ sở thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã quản lý theo quy định tại Nghị định số 105/2025/NĐ-CP…
Hưng Yên: Cháy lớn tại xưởng tái chế kim loại, 4 người tử vong, 3 người bị thương

Hưng Yên: Cháy lớn tại xưởng tái chế kim loại, 4 người tử vong, 3 người bị thương

Một vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào chiều ngày 28/6 tại xưởng tái chế kim loại ở xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã khiến 4 người thiệt mạng và 3 người khác bị thương.
Giảm thiểu cháy nổ từ tuyên truyền xuống tận cơ sở

Giảm thiểu cháy nổ từ tuyên truyền xuống tận cơ sở

Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công an về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), Công an thành phố Hà Nội đã phát động đợt cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn PCCC tại các khu dân cư, cơ sở kinh doanh, nhà ở kết hợp sản xuất. Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của các lực lượng và chính quyền địa phương, công tác PCCC tại Thủ đô đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Cháy chung cư mini 8 tầng ở Tây Hồ, hàng chục người được hướng dẫn thoát nạn

Cháy chung cư mini 8 tầng ở Tây Hồ, hàng chục người được hướng dẫn thoát nạn

Vụ cháy xảy ra tại phòng ngủ của chung cư mini 8 tầng (số 4A, ngách 16, ngõ 79 đường An Dương Vương - Tây Hồ, Hà Nội). Quá trình chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC đã hỗ trợ khoảng 20 người trên các tầng và trên mái thoát nạn ra ngoài an toàn.
Tăng cường phòng cháy tại cơ sở và khu dân cư

Tăng cường phòng cháy tại cơ sở và khu dân cư

Tháng 6 là thời điểm bước vào cao điểm nắng nóng, khô hanh, cũng là lúc các nguy cơ về cháy nổ tại các khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Trước yêu cầu cấp thiết đó, Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) phối hợp với các địa phương, đơn vị đồng loạt triển khai các hoạt động tuyên truyền, huấn luyện và thực tập phương án chữa cháy tại nhiều quận, huyện.
Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ nổ nhà dân tại khu đô thị Văn Phú

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ nổ nhà dân tại khu đô thị Văn Phú

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 91/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ nổ nhà dân tại số 08 - TT35 khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động