Độc đáo ngôi chùa được mệnh danh “đệ nhất danh lam” đất Phố Hiến
![]() | Du khách nô nức đi lễ đền Trần |
![]() | Đông đảo du khách về đền Bảo Hà xin lộc trong ngày đầu năm mới |
![]() | Không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm thu hút hàng triệu du khách |
Chùa Chuông tọa lạc tại khu phố Nhân Dục, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên ẩn chứa bao huyền tích lạ lùng mà cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Với lịch sử lâu đời cùng hệ thống các pho tượng cổ, độc đáo, chùa Chuông được mệnh danh là “đệ nhất danh lam” của mảnh đất Phố Hiến.
![]() |
Những ngày đầu năm chùa Chuông thu hút rất đông du khách tới tham quan, lễ chùa |
Nét đẹp của quần thể kiến trúc chùa Chuông chính là ở bố cục cân đối, nhịp nhàng. Từ ngoài vào là Tam quan với dáng vẻ uy nghi, hài hòa. Qua Tam quan là đến ao chùa, có cầu đá xanh cổ nổi tiếng quý hiếm bắc qua.
Cùng với đó, nét đặc sắc của ngôi chùa cổ kính này là hệ thống các pho tượng Phật độc đáo được chế tác rất tinh xảo. Nổi bật là Bát Bộ Kim Cương, Thập Bát La Hán chạy dọc theo hai dãy hành lang.
Các pho tượng được tạo tác rất công phu, điêu luyện, sống động và uyển chuyển, mỗi pho tượng có một tư thế, dáng vẻ riêng và có biểu cảm khác nhau. Cũng chính vì thế, tại nơi đây đã tạo ra cách bói dân gian khá độc đáo tại chùa Chuông qua cách tính năm chọn tượng, cách tính tuổi để tìm tượng ứng với niên vận của mình trong một năm nhất định.
![]() |
Một góc chùa Chuông với cây cầu đá xanh cổ nổi tiếng |
Hiện tại, chùa Chuông còn lưu giữ nhiều cổ vật, hiện vật rất có giá trị về mặt mỹ thuật cũng như lịch sử - văn hóa như: các bức đại tự, câu đối, chuông đồng, khánh đá,... tiêu biểu là các di vật như: cầu đá xanh, cây hương đá…
Chùa còn có bức phù điêu gỗ Thập Điện Diêm Vương cùng bộ Tứ Trấn, Bát Bộ Kim Cương mô tả cảnh Đường Tăng đi lấy kinh, cảnh địa ngục trần gian ở hai bên hành lang khuyên răn mỗi con người phải biết tu nhân, tích đức nhiều hơn.
![]() |
Hệ thống các pho tượng Phật được chế tác tinh xảo |
Trong cơn lốc đô thị hóa, bê tông hóa chùa chiền đang diễn ra, trải qua bao cuộc thăng trầm, chùa Chuông vẫn tọa lạc yên bình. Năm 1992, chùa được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Trải qua thời gian, ngôi chùa vẫn đang giữ được vẻ vẹn nguyên, trầm mặc, đến chùa Chuông vãn cảnh, du khách như được đắm mình trong một không gian yên bình và thanh tịnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (24/7): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

Việt Nam đoạt 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc tại Olympic Vật lí Quốc tế

Đại lộ tỷ đô Tây Thăng Long: Cơ hội nào cho nhà đầu tư đón sóng hạ tầng?

Giá vàng hôm nay (24/7): Vàng trong nước tăng phi mã

Tỷ giá USD hôm nay (24/7): Giá USD "chợ đen" tăng

Xã Hòa Xá: Tri ân người có công nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Tin khác

Tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Tin mới 24/07/2025 08:40

Uống nước nhớ nguồn
Tin mới 23/07/2025 20:39

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới
Tin mới 23/07/2025 15:52

Quân đội sẵn sàng bay cứu hộ, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ tại Nghệ An
Tin mới 23/07/2025 15:03

Lũ lên nhanh, các xã miền núi Nghệ An ngập sâu trong nước
Tin mới 23/07/2025 08:39

Thực hiện trả lương công chức theo vị trí việc làm trước ngày 1/7/2027
Tin mới 23/07/2025 08:36

Lưu lượng hồ thủy điện Bản Vẽ gần đạt đỉnh, tỉnh Nghệ An chỉ đạo khẩn
Tin mới 23/07/2025 08:05

Nghệ An di dời hàng chục hộ dân khỏi vùng sạt lở
Tin mới 22/07/2025 16:46

Mức chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2025 - 2027
Tin mới 22/07/2025 16:42

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Cộng hòa Senegal, Vương quốc Morocco
Tin mới 22/07/2025 09:10