-->
'Báo động đỏ' thiếu hụt lao động sau dịch

Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh

Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam đang chứng kiến cuộc “di tản” của người lao động lớn nhất trong lịch sử bởi dịch bệnh Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng sâu rộng. Dòng người từ các đô thị công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh… đang ồ ạt hồi hương trú ẩn dịch bệnh. Hiện tượng này đang đẩy các doanh nghiệp sản xuất, các xí nghiệp, nhà máy ở đô thị "báo động đỏ" về sự thiếu hụt nhân sự trong và cả sau dịch.
Đoàn viên, người lao động huyện Gia Lâm ấm lòng đón nhận “Túi An sinh Công đoàn” Gần 275.000 lao động được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ Không để đoàn viên, người lao động khó khăn bị bỏ lại phía sau

Mặc dù dịch Covid-19 đã xuất hiện từ cuối năm 2019, thế nhưng sự bùng phát trở lại mạnh mẽ từ đầu năm 2021 cùng với những biến chủng của vi rút này khiến cả hệ thống từ chính quyền đến doanh nghiệp, người lao động trở tay không kịp.

Đối mặt những đợt dịch liên tiếp

Lần bùng dịch vào tháng 5/2021 là lần thứ 4, sự quay trở lại của vi rút Covid-19 lần này khốc liệt hơn khi mang theo nhiều biến chủng nguy hiểm. Chiến dịch truy vết, khoanh vùng giúp khống chế được dịch, nhưng đi kèm đó cũng là những tác động khiến nhiều ngành nghề kiệt sức, hàng loạt doanh nghiệp phá sản và công nhân mất việc phải hồi hương.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch cũng vừa duy trì sản xuất, các đô thị công nghiệp ở phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh,… đã áp dụng biện pháp “3 tại chỗ”, “1 cung đường - 2 địa điểm”. Mặc dù chính quyền các địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ và doanh nghiệp cũng tích cực để đảm bảo sản xuất, vừa khống chế dịch nhưng tác động nặng nề là không tránh khỏi.

Theo số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2021, có 70.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, trung bình mỗi tháng có 11.700 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Phần lớn các doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh và đã giải thể là những doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm, quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Đây đều là các doanh nghiệp liên tiếp chịu tác động từ những đợt bùng phát dịch bệnh trong thời gian qua. Trong khi các doanh nghiệp tuyên bố giải thể, tình trạng thiếu việc làm trong 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là ở quý 2/2021 cũng tăng khá cao.

Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh
Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh phía Nam đang trải qua giai đoạn cao điểm của dịch bệnh.

Theo báo cáo của Cục Việc làm - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong quý 2/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm người bị mất việc làm, giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…

Đáng chú ý, sự bùng phát nhanh, mạnh, khó kiểm soát hơn của dịch Covid-19 lần này đã làm tỷ lệ thiếu việc làm, thất nghiệp của lao động ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn. Có 21,9% lao động khu vực thành thị bị ảnh hưởng xấu, trong khi đó con số này ở nông thôn là 14,3%. Xu hướng này khác biệt với xu hướng thường thấy qua các năm trước, với tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn thường cao hơn so với khu vực thành thị.

Tính riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực thực hiện khảo sát 4.140 doanh nghiệp, với tổng số 332.301 người lao động. Kết quả, 125.277 người lao động bị mất việc, tạm nghỉ, giãn việc,…

Thông tin từ Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến hết 31/5/2021, số lao động báo không tham gia bảo hiểm xã hội do nghỉ việc là 143.000 người (không tính số người nghỉ không lương hoặc không tham gia bảo hiểm xã hội).

Ngoài ra, theo các đợt thống kê hỗ trợ từ Sở Lao động - thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh, đến nay thành phố có gần 590.000 người lao động, lao động tự do, hộ kinh doanh trong diện hỗ trợ vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh
Số lượng lao động thất nghiệp trong Quý 2/2021 cao hơn vì sự bùng dịch mạnh mẽ hơn.

Bình Dương hiện có 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Do ảnh hưởng của dịch, số lượng lao động thất nghiệp đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong quý 2/2021 là 28.364 người, tăng 15.938 người so với quý 1/2021. Lượng lao động thất nghiệp có sự gia tăng do đây là thời điểm lao động chuyển đổi công việc nhưng gặp phải tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại, các doanh nghiệp tạm thời giảm số lượng tuyển dụng, lao động gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm việc làm.

Ông Trần Triệu Vỹ, Giám đốc Công ty LSS cho biết, doanh nghiệp ông có khối thiết kế, thi công ở thành phố Hồ Chí Minh và nhà xưởng sản xuất đồ nhựa tại Bình Dương. Cả hai địa điểm này đều đang có nguy cơ thiếu hụt nhân sự trầm trọng khi dịch bệnh căng thẳng như thời gian qua.

"Chúng tôi vừa đang chống chọi với khó khăn từ dịch bệnh mang lại trong công việc kinh doanh sản xuất, vừa phải gồng gánh với bài toán giữ chân nhân sự cả trong và sau dịch. Người lao động, đặc biệt là ở khối lao động phổ thông, họ là thành phần nhạy cảm nhất trong ảnh hưởng dịch bệnh chung hiện nay khi đối mặt với chi phí sinh hoạt và điều kiện sống ở đô thị trong dịch bệnh gia tăng. Dù các phương án về nhân sự cũng đã được tính tới nhưng đúng là chúng tôi cũng trở tay không kịp, đáng nói là sau dịch doanh nghiệp đang căng đầu vì câu chuyện nhân sự", ông Vỹ nói.

Nỗ lực dập dịch của Chính phủ và chính quyền thành phố Hồ Chí Minh rất quyết liệt, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Thành phố phấn đấu đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới sau 15/9. Và đây cũng là một mốc quan trọng để doanh nghiệp dự liệu bài toán kinh doanh và nhân sự.

Doanh nghiệp kiệt sức trong "3 tại chỗ"

Trong lúc dịch bệnh lan rộng ngoài cộng đồng, để duy trì hoạt động, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh phía Nam đã chọn mô hình "3 tại chỗ" gồm sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ; hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm”, chỉ duy nhất 1 cung đường vận chuyển tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở của công nhân (có thể chọn ký túc xá, khách sạn, chỗ ở tập trung cho công nhân).

Theo báo cáo của thành phố Hồ Chí Minh, tại 17 khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố Hồ Chí Minh đã có 589 doanh nghiệp với 56.000 lao động ký hoạt động theo phương châm “3 tại chỗ”.

Tại tỉnh công nghiệp Bình Dương, có 3.900 doanh nghiệp với hơn 400.000 lao động đăng ký và đủ điều kiện thực hiện các phương án trên để sản xuất.

Tại Đồng Nai, có 1.156 doanh nghiệp với 136.700 người lao động trong 32 khu công nghiệp đăng ký hoạt động “3 tại chỗ”, chiếm hơn 70% số doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp.

Dù nỗ lực nhưng thực tế thời gian qua đã xuất hiện các ca bệnh trong các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” khiến việc duy trì hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp gặp khó khăn.

Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh
Người lao động ở lại trong các công ty để thực hiện "3 tại chỗ".

Điển hình, Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Long Việt (phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, Bình Dương) có tổng hơn 800 công nhân thực hiện “3 tại chỗ”. Thế nhưng mới chỉ được 10 ngày, công ty này test nhanh, sau đó xét nghiệm PCR, kết quả phát hiện 248 ca F0 và 40 F1. Công ty Timberland (phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên) có hơn 1.300 người ở lại công ty sản xuất "3 tại chỗ" nhưng tới ngày 27/7 đã phát hiện 233 ca F0.

Không chỉ là vấn đề dịch bệnh, áp lực tài chính khi thực hiện các giải pháp sản xuất trong bối cảnh hiện nay đã khiến không ít chủ doanh nghiệp cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt là chi phí xét nghiệm Covid-19 5 ngày/lần đối với nhân sự làm việc "3 tại chỗ" cũng khiến các doanh nghiệp đuối sức.

Trước những khó khăn này, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội hội doanh nghiệp và địa phương về giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Bộ Y tế hoàn thiện Bộ quy tắc và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và các doanh nghiệp thực hiện "y tế tại chỗ". Bộ Y tế cần hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp trong thực hiện “3 tại chỗ” như phát hiện F0 để kiểm soát các nguồn lây nhiễm, giảm tổn thất cho doanh nghiệp và bảo đảm sinh kế cho công nhân, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho toàn nhà máy.

Bên cạnh đó, đại diện VASEP đề xuất cần có hướng dẫn thống nhất trong toàn quốc về việc thực hiện “1 cung đường - 2 địa điểm”, kết hợp tuân thủ quy định 5K và các quy định về phòng dịch của doanh nghiệp và của cơ quan y tế địa phương.

Kỳ 1: Doanh nghiệp ngấm 'đòn' dịch bệnh
Việc ở lại các nhà xưởng để vừa sinh hoạt, vừa sản xuất về lâu dài đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nhất trí quan điểm giải pháp cấp bách nhất hiện nay là đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin Covid-19, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng, trong đó ưu tiên cho nhóm đối tượng là người lao động, chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ trong việc mua vắc xin.

Thủ tướng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các cơ quan liên quan chắt lọc, tiếp thu tất cả những ý kiến của doanh nghiệp để hoàn thành, trình Chính phủ ban hành một Nghị quyết về phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết sẽ làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét giảm giá điện cho các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”. Về vấn đề lưu thông hàng hóa, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ trên tinh thần hàng hóa nào cũng là thiết yếu, chỉ trừ hàng cấm. Đặc biệt, không đặt ra các điều kiện, yêu cầu khác biệt, gây ách tắc lưu thông hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản.

Kỳ 2: Cuộc “tháo chạy” bất đắc dĩ

Tân Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.

Tin khác

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Bí quyết chinh phục "ông lớn" ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp

Trong bối cảnh hiện nay, những ngành nghề có nền tảng ổn định, môi trường chuyên nghiệp và lộ trình phát triển rõ ràng đang trở thành lựa chọn ưu tiên của lực lượng lao động trẻ.
Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Hà Nội đẩy mạnh giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động sớm quay trở lại guồng quay sản xuất, tiếp cận được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Hàn Quốc thu hút lao động nước ngoài đến làm việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) thông tin, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố Kế hoạch thực hiện thị thực chuyên biệt khu vực năm 2025, nhằm thu hút lao động nước ngoài đến làm việc tại các vùng có dân số giảm.
3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

3 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho trên 54.000 người lao động

Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Bình Dương: Thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn lao động

Ngày 11/4, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, đang phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và các địa phương thực hiện các giải pháp nhằm kéo giảm số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Hơn 12.000 vị trí tuyển dụng trong Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 tại Nghệ An

Ngày hội việc làm đợt 2 - năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày Chủ nhật (27/4/2025) tại Khu công nghiệp WHA Industrial Zone Nghệ An.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tạo cầu nối thắt chặt quan hệ 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp

Tham gia Ngày hội việc làm năm 2025 tại Học viện Phụ nữ Việt Nam có 50 doanh nghiệp, trong đó có 34 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm 68%. Ngoài ra, còn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Sản xuất, nhà hàng - khách sạn, công nghệ thông tin… với gần 2.200 chỉ tiêu tuyển dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động