-->

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cơ sở vững chắc cho công tác đấu giá đất, giải phóng mặt bằng

Ngày 20/12/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chính thức banh hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về áp dụng bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố. Theo các chuyên gia kinh tế và bất động sản, việc áp dụng bảng giá đất mới của Hà Nội đã giúp giá trị đất ở nhiều vị trí sát hơn với giá thị trường, tạo động lực thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và là cơ sở vững chắc cho công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025 Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2 Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh

Không còn sử dụng hệ số K vào điều chỉnh giá đất

Theo Luật Đất đai 2024, từ ngày 1//8/2024, hệ số K đã bị loại bỏ trong một số trường hợp, thay vào đó bảng giá đất được điều chỉnh tiệm cận giá thị trường. Điều này vẫn bảo đảm tính minh bạch và công bằng trong các giao dịch đất đai, đồng thời đơn giản hóa quy trình định giá đất, giảm bớt thủ tục hành chính phức tạp.

Vậy trước khi Luật Đất đai năm 2024 được áp dụng thì Hà Nội và nhiều địa phương khác trong cả nước áp dụng cách tính gì về bảng giá đất và các loại đất trên địa bàn?

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cơ sở vững chắc cho công tác đấu giá đất, giải phóng mặt bằng
Bảng giá đất mới tạo điều kiện tốt hơn cho công tác đấu giá đất, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án. (Ảnh: K.H)

Theo chuyên gia bất động sản Lê Vĩnh Tín, trước khi áp dụng Luật Đất đai 2024 thì Hà Nội tiến hành điều chỉnh giá đất bằng công cụ hệ số K. Đây còn được gọi là hệ số điều chỉnh giá đất được quy định trong Luật Đất đai 2013 để xác định giá đất cụ thể dựa trên giá đất phổ biến trên thị trường, điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương và bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành.

Hệ số K cũng được sử dụng để điều chỉnh giá đất tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, giúp điều chỉnh giá đất trong các trường hợp cụ thể, bảo đảm sự linh hoạt và phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn.

Chuyên gia Lê Vĩnh Tín đưa ra phân tích cụ thể, chẳng hạn, trước khi có Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND, từ năm 2020 đến nay Hà Nội đã ít nhất ban hành tới 4 quyết định điều chỉnh hệ số K để cập nhật giá đất theo sát thị trường.

Bắt đầu phải kể đến Quyết định số 03/2020/QĐ-UBND ngày 2/3/2020, hệ số K tại 4 quận trung tâm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng là 2,1; các quận khác, như: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ 1,9; các huyện ngoại thành: Phú Xuyên, Mỹ Đức là 1,2…

Ngày 25/1/2021, Hà Nội ban hành Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND quy định hệ số K tại 4 quận trung tâm tăng lên 2,15; các quận khác là 1,95…

Ngày 30/12/2022, hệ số K được Hà Nội áp dụng theo Quyết định số 47/2022/QĐ-UBND, hệ số K tại 4 quận trung tâm tăng lên 2,6; các quận như Long Biên, Hoàng Mai là 2,2; các huyện như Gia Lâm, Đông Anh là 1,85…

Bước sang năm 2023, ngày 7/9/2023, Hà Nội ban hành Quyết định số 20/2023/QĐ-UBND áp dụng hệ số K tại 4 quận trung tâm là 3,25; các quận khác lên 2,9…

Bảng giá đất mới là cơ sở cho công tác đấu giá đất, giải phóng mặt bằng

Mặc dù đã loại bỏ hệ số K nhưng bảng giá đất mới theo Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND, ngày 20/12/2024 được UBND TP. Hà Nội xây dựng vẫn có chút kế thừa hệ số K và bảng giá đất năm 2019, đồng thời đã được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu mới Luật Đất đai 2024. Như vậy, bảng giá đất hiện hành của Hà Nội tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025, thay vì kết thúc vào năm 2024 như quy định trước đó.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Phan Mạnh đánh giá mặt tích cực của bảng giá đất mới có nhiều điểm đáng lưu ý, giúp giá đất tại nhiều quận, huyện tăng hơn trước. Chẳng hạn, so sánh với năm 2019, giá đất tại Phố Hòe Nhai (quận Ba Đình) hơn 175 triệu đồng/m2. Nhưng khi áp giá đất mới theo Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND thì vị trí này đã tăng thành 184 triệu đồng/m2.

Còn tại đường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình), giá đất vị trí số 1 theo bảng giá năm 2019 nhân với hệ số K là hơn 401 triệu đồng/m2; còn theo giá đất mới là hơn 425 triệu đồng/m2…

Các tuyến đường trung tâm như Lê Thái Tổ, Hàng Ngang, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm), giá đất hiện nay tăng lên gần 700 triệu đồng/m2.

Tại huyện Thanh Oai, nơi có quốc lộ 21B qua thị trấn Kim Bài, giá đất vị trí số 1 tăng từ hơn 20 triệu đồng/m2 lên gần 27 triệu đồng/m2. Còn tại đường Vạn Xuân (thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức), giá đất tăng từ hơn 49 triệu đồng/m2 lên hơn 52 triệu đồng/m²…

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Phan Mạnh, việc bảng giá đất mới tiếp cận gần hơn với giá thị trường giúp giảm bớt sự chênh lệch, thiết lập cơ chế quản lý đất đai đồng bộ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Quan trọng hơn, điều chỉnh này cũng giúp tăng nguồn thu ngân sách thông qua các khoản thuế, phí và nghĩa vụ tài chính về đất, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong thời gian tới.

Ở khía cạnh giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án, ông Hoàng Trung Kiên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường quận Cầu Giấy nhìn nhận, bảng giá mới góp phần bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người bị thu hồi đất, khuyến khích họ chấp hành chính sách giải phóng mặt bằng. Điều này tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Đặc biệt, đối với công tác đấu giá quyền sử dụng đất, bảng giá làm cơ sở để tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng. Do đó, việc điều chỉnh bảng giá đất tăng tiệm cận với giá thị trường là cấp thiết, nhằm bảo đảm được nguồn thu từ hoạt động đấu giá đất.

Khắc Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn Thủ đô triển khai hiệu quả các mặt hoạt động

Công đoàn Thủ đô triển khai hiệu quả các mặt hoạt động

Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Thành ủy Hà Nội, từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai hiệu quả các mặt công tác, đưa phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn Thủ đô ngày càng phát triển.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong công nhân lao động

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong công nhân lao động

Cùng với các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn quận Bắc Từ Liêm đã chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt

"Nhờn" luật, hàng loạt tài xế xe ôm công nghệ đi ngược chiều, leo vỉa hè bị xử phạt

Sau hơn 4 tháng triển khai Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông, tình trạng xe máy đi ngược chiều, leo vỉa hè tại Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp; trong đó, có nhiều tài xế xe ôm công nghệ. Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) liên tục ra quân xử lý, tuy nhiên, dường như một bộ phận người dân vẫn cố tình vi phạm, cho thấy dấu hiệu "nhờn" luật đáng lo ngại.
Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Dấu ấn trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường

Hà Nội những ngày giữa tháng 4, bầu trời xanh ngắt, mây trắng, nắng vàng rực rỡ. Diện mạo của Thủ đô, dáng vóc của Thủ đô lại càng rực rỡ hơn, phố phường “xanh” hơn trong mắt bạn bè quốc tế khi công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đang có nhiều đột phá, nhất là tại hai địa bàn 2 phường Quán Thánh và Điện Biên, quận Ba Đình. Nơi đang được duy trì mức độ vệ cao nhất (mức độ 1).
LĐLĐ huyện Thường Tín triển khai nhiều hoạt động trong quý II/2025

LĐLĐ huyện Thường Tín triển khai nhiều hoạt động trong quý II/2025

Trong 3 tháng đầu năm 2025, dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, sự lãnh đạo của Huyện ủy, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn huyện Thường Tín đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác Công đoàn đã có sự đổi mới, sáng tạo; linh hoạt trong chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ.
Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Đô thị Sun Group Hà Nam: Sắp vận hành công viên, bàn giao nhà

Những ngày qua, đại đô thị Sun Urban City do Sun Group đầu tư tại Hà Nam đã “khuynh đảo” thị trường khi gần 80% quỹ hàng đợt 2 đã hết sau 2 giờ mở bán. Thực tế, nếu nhìn vào tiến độ xây dựng của đại đô thị, chắc chắn không ít nhà đầu tư cũng phải trầm trồ thán phục vì tốc độ xây nhanh không hề thua kém tốc độ họ… “xuống tiền”.
Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Sáng nay, 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng Giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.

Tin khác

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Chi tiết khung giá cho thuê nhà ở xã hội tại Hà Nội từ ngày 14/4

Thành phố Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố. Khung giá có hiệu lực từ 14/4/2025.
Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Phát triển BĐS theo định hướng TOD - chiến lược từ Masterise Homes

Khi TOD trở thành chuẩn quy hoạch mới tại đô thị lớn, Masterise Homes cho thấy năng lực đón đầu hạ tầng, phát triển dự án theo xu hướng, mở ra dư địa tăng trưởng bền vững.
Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Chung cư cũ và bài toán “tái thiết đô thị”

Kể từ khi bài toán chung cư cũ được nhắc đến, vô số ý tưởng đã được đưa ra và thực hiện, tuy nhiên đều chưa đạt được hiệu quả nhân rộng như mong muốn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này, đó chính là cách nhìn nhận từ các góc độ khác nhau thay vì cùng nhau tìm giải pháp giải quyết. Giờ đây, với việc đặt “trách nhiệm của các bên” lên trước, phải làm tròn “nghĩa vụ” và “trách nhiệm” này rồi mới cân nhắc đến “lợi ích” sẽ là cơ sở để hài hoà giữa bài toán chung cư cũ và tái thiết đô thị.
Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Hà Nội ban hành khung giá mới cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng từ ngày 14/4/2025

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 27/2025/QĐ-UBND về khung giá cho thuê nhà ở xã hội, áp dụng cho các công trình không sử dụng vốn đầu tư công hoặc nguồn tài chính công đoàn. Quyết định này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 14/4/2025, với mục tiêu đảm bảo tính công khai, minh bạch và giúp người dân dễ tiếp cận nhà ở xã hội.
Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Thu nhập không theo kịp giá bất động sản, giới trẻ lựa chọn thuê nhà trọn đời

Trước thực trạng giá bất động sản ngày một tăng chóng mặt, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng chuyển sang ở trọ, thuê nhà trọn đời thay vì cố gắng sở hữu cho mình một ngôi nhà hay một căn hộ. Theo nhiều người, việc thuê nhà trọn đời sẽ giúp họ bớt áp lực về mặt tài chính và có điều kiện trải nghiệm không gian sống tốt hơn.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM  ​​​​​​​

Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​

Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "ngủ đông" dài

Trong khi nhiều phân khúc bất động sản (BĐS) khác nóng lên từng ngày, thì BĐS nghỉ dưỡng vẫn im lìm “ngủ đông”. Không chỉ các chủ đầu tư lớn mà nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua loại hình BĐS này nhằm mục đích cho thuê cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm.
Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Thận trọng trước cơn “sốt ảo” của thị trường bất động sản

Sau gần 2 năm thị trường đất nền “nằm im” vì lãi suất cao và tín dụng bị siết chặt thì đến quý đầu năm 2025, đất nền đã bắt đầu hồi phục và có dấu hiệu bật tăng khi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ. Cơn “sốt ảo” này ngày càng có dấu hiệu vượt đỉnh trước các thông tin về việc sáp nhập địa giới các tỉnh, thành.
Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Thị trường đất nền Hòa Lạc đang "ấm" dần

Những thông tin tích cực của hạ tầng khu vực đang tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của thị trường đất nền Hòa Lạc.
Gần 65.000 tỷ đồng làm dự án lấn biển Cần Giờ

Gần 65.000 tỷ đồng làm dự án lấn biển Cần Giờ

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Quyết định số 1055/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạng mục lấn biển thuộc dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Xem thêm
Phiên bản di động