-->
Bất cập trong công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh:

Bài 2: Đề xuất “cầu cứu” chi phúc lợi

Không chỉ “nôn nóng” thực hiện Đề án xin tự chủ cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh khiến cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viện rơi vào cảnh khó khăn…mà chỉ một thời gian ngắn sau tự chủ, lãnh đạo Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam lại gây bất ngờ khi có văn bản gửi Bộ Y tế “cầu cứu” về việc chi phúc lợi và thu nhập tăng thêm cho đơn vị tự chủ từ nguồn sau chênh lệch thu chi của đơn vị, bất chấp sự phản đối của cán bộ, viên chức Học viện, thậm chí chưa có sự đồng thuận của tổ chức Công đoàn cơ quan.
Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ?
Giáo viên được tự chủ chuyên môn, học sinh được học vượt lớp
Hiệu quả từ chủ trương đúng, hợp lòng dân

Học viện đề xuất xin được..."giải cứu"

Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ mới tự chủ được hơn 1 năm thế nhưng, bộ mặt bệnh viện đã cho thấy sự “thay đổi ngược” so với kỳ vọng của lãnh đạo Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam (Học viện). Theo đó, đời sống của cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viên không chỉ khó khăn chồng chất, mà còn cho thấy sự bất ổn trong nội bộ đơn vị.

Đặc biệt, trước những khó khăn của cán bộ, viên chức tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, ngày 16/7/2020, Học viện đã có công văn số 468/HVYDHCTVN-TCKT gửi Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo về việc chi phúc lợi và thu nhập tăng thêm cho các đơn vị trực thuộc từ nguồn sau chênh lệch thu chi của đơn vị, trong đó có Bệnh viện Tuệ Tĩnh – bệnh viện thực hành đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính năm 2019.

Trước động thái này từ Học viện, nhiều người cho rằng, việc đề xuất “giải cứu” Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho thấy sự yếu kém trong lãnh đạo, sự nóng vội trong đề xuất tự chủ từ Học viện khi bệnh viện chưa đủ năng lực tài chính, chưa có kế hoạch nguồn tài chính dự phòng, dẫn đến khi tự chủ nguồn thu không đủ chi…

Bài 2: Đề xuất “cầu cứu” chi phúc lợi
Đa số cán bộ, viên chức Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam không đồng tình với việc Học viện đề xuất sử dụng quỹ phúc lợi xã hội chia sẻ thu nhập tăng thêm với Bệnh viện Tuệ Tĩnh (đơn vị đã tự chủ từ tháng 6/2019)

Từ đề xuất của Học viện, ngày 24/8/2020, Bộ Y tế đã có công văn số 4516/BYT-KHTC trả lời đơn vị và nêu rõ, do tình hình thực tế, đặc biệt là tác động của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới nguồn thu tại đơn vị trực thuộc của Học viện bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn cũng như thu nhập của cán bộ, công nhân viên chức.

Để đơn vị ổn định, duy trì được hoạt động thường xuyên và nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh, căn cứ vào các quy định nêu trên, Bộ Y tế đồng ý về chủ trương với đề xuất của Học viện về việc chi phúc lợi và thu nhập tăng thêm cho người lao động tại các đơn vị trực thuộc, từ nguồn sau chênh lệch thu chi của Học viện (sau khi thực hiện trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp) theo nguyên tắc bảo đảm đúng tiêu chuẩn, định mức theo các quy định hiện hành, quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị ban hành sau khi tổ chức thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất của tổ chức Công đoàn đơn vị.

Trước công văn chấp thuận để Học viện “giải cứu” Bệnh viện Tuệ Tĩnh từ Bộ Y tế; không ít người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh tỏ ra vui mừng, nhưng nhiều người cũng cho rằng, đây không phải là sự “chia sẻ” mà là quyền lợi của họ được hưởng. Cụ thể như trong đơn kêu cứu trình bày, Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị thực hành của Học viện, trong Quy chế hoạt động có căn cứ pháp lý. Học viện không thể hoạt động nếu không có bệnh viện. Từng viên chức được phân công công tác tại bệnh viện đều đang thực hiện nhiệm vụ chính trị là xây dựng Học viện, nên đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau…

Quyết định có trái luật?

Trái ngược với niềm vui của cán bộ, viên chức, người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh sau khi Bộ Y tế có văn bản chấp thuận theo đề xuất của Học viện trong việc chi phúc lợi và thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức Bệnh viện từ nguồn quỹ phúc lợi của Học viện; rất nhiều cán bộ, viên chức của Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam đã bày tỏ thái độ không đồng tình và cho biết, công văn mà Học viện gửi lên Bộ Y tế xin ý kiến chỉ đạo sử dụng nguồn sau chênh lệch thu chi của Học viện, thực chất chưa có sự đồng thuận của tổ chức Công đoàn cơ quan.

Theo trình bày của cán bộ, viên chức Học viện, trước khi Giám đốc Học viện gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo từ Bộ Y tế, thì ngày 08/7/2020 Học viên đã tổ chức Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức năm 2020 (phiên bất thường) để lắng nghe ý kiến từ người lao động về dự thảo bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2020 của Học viên, trong đó đa số cán bộ, viên chức Học viện đề nghị làm rõ nội dung tại Điều 35 (trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính của các đơn vị trực thuộc với Học viện) và Điều 36 (Quyền lợi của các đơn vị trực thuộc) trong Quy chế.

Cụ thể tại Điều 36 ghi, các đơn vị trực thuộc Học viện khi có khó khăn về tài chính (có báo cáo giải trình), không thể chi trả thu nhập tăng thêm và phúc lợi do không đủ nguồn chênh lệch thu chi sẽ được xem xét hỗ trợ tiền phúc lợi và thu nhập tăng thêm từ nguồn chênh lệch thu chi của Học viện, sau khi đã thực hiện trích lập 25% Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định…Dự kiến, Học viện sẽ chia sẻ với Bệnh viện Tuệ Tĩnh về thu nhập tăng thêm với mức 0,5%.

Trước dự thảo bổ sung này, nhiều cán bộ, viên chức Học viện đã không đồng tình và yêu cầu làm rõ xem đây có phải là Quy định của Bộ Tài chính về việc chia sẻ tài chính giữa các đơn vị độc lập thu chi hay không? Nếu có thì ở khoản mấy, Nghị định nào, liệu đây có phải là Quy định trái phát luật?. Tại Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức 2020 (phiên bất thường), bà Trần Thị Kim Tuyến – Trưởng phòng Tài chính Kế toán Học viện cho biết, sau khi nhận được chỉ đạo của Giám đốc Học viện là ông Đậu Xuân Cảnh về dự thảo quy chế trên, phòng Tài chính Kế toán đã nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, tuy nhiên, hiện chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về vấn đề trên.

“Vì chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể, chi tiết nên phòng Tài chính Kế toán cũng đã tham vấn một số cơ quan có thẩm quyền về vấn đề này. Theo đó, cán bộ tại Kiểm toán Nhà nước cho biết việc chia sẻ trên là không đúng vì lý do, mặc dù là đơn vị trực thuộc nhưng Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị tài chính độc lập, đã tự chủ chi thường xuyên. Còn về phía cơ quan chủ quản là Bộ Y tế, có ý kiến trả lời giống như ý kiến của Kiểm toán Nhà nước và có ý kiến cho rằng để thực hiện việc chia sẻ như nêu trên phải thông qua Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, nếu đa số đồng ý thì sẽ bổ sung vào Quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện…”, bà Kim Tuyến trình bày tại Hội nghị.

Trước câu trả lời của Trưởng phòng Tài chính Kế toán của Học viện, nhiều cán bộ, viên chức Học viện cho rằng, họ sẵn sàng và đồng thuận chia sẻ khó khăn với bệnh viện, nhưng phải đúng theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, 25% nguồn sau chênh lệch thu chi từ các đơn vị trực thuộc trích nộp về Học viện không phải góp vào quỹ chi thu nhập tăng thêm, mà là góp vào quỹ phát triển của Học viện. Do đó, hoàn toàn thu nhập tăng thêm của các đơn vị trực thuộc đều do Học viện gánh vác hết…

Còn nữa...!

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyết tâm của đội bóng 5 lần tham dự Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô

Quyết tâm của đội bóng 5 lần tham dự Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô

Tham dự Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Công ty TNHH Hanwha Aero Engines được Công đoàn và Ban lãnh đạo Công ty tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhằm tiếp thêm động lực để các cầu thủ luyện tập, thi đấu với quyết tâm đạt được thành tích cao nhất tại giải đấu.
Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp VV ECMO (hệ thống oxy hóa máu qua màng ngoài cơ) do bệnh sởi.
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Ngày 17/4, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh việc Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm, vì mất an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ đô, sức khỏe của nhân dân, cũng như chất lượng đô thị nói chung.
Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4

Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 17/4

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá xăng dầu chiều ngày 17/4, giá xăng được điều chỉnh giảm mạnh ở mức từ 351 - 384 đồng/lít tuỳ loại. Trong khi đó, giá dầu cũng được điều chỉnh giảm từ 58 - 229 đồng/lít/kg.
Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết

Tại nạn lao động tại Bình Dương khiến 3 người chết

Đến chiều ngày 17/4, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vẫn đang phong tỏa hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 3 người chết xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến về Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động

Ngày mai (18/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?

Ngay tại Thủ đô, một nhóm đối tượng đã nhiều lần đến phá nhà và đánh người ngay tại nhà người dân ở ngõ 180 đường Tây Mỗ, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sự việc khiến một người phải bó bột cánh tay, một người khác phải nhập viện, thế nhưng nhóm đối tượng kia thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động

Cơ quan chức năng huyện Ba Vì (Hà Nội) đã phát hiện nhiều vi phạm tại Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) và sẽ ra quyết định xử phạt hành chính 60 triệu đồng, đồng thời cấm cơ sở hoạt động đến khi có giấy phép hành nghề.
Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm

Ngày 27/2 vừa qua, Báo Lao động Thủ đô đã đăng tải bài viết “UBND huyện Ba Vì đang chỉ đạo xác minh người xưng là lương y Lưu Tuấn Nguyên chửi bới, rủa bệnh nhân... chết”. Để rộng đường dư luận, phóng viên đã trực tiếp về xã Ba Trại, huyện Ba Vì để tìm hiểu, xác minh những thông tin bạn đọc phản ánh. Tại đây, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện “thú vị”, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm

Mặc dù các công trình vi phạm trong lĩnh vực sử dụng đất, không có giấy phép hoạt động, không có đánh giá tác động môi trường; xong, khi đề cập đến trách nhiệm thì không chỉ chính quyền địa phương, mà ngay cả các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội… cũng có dấu hiệu “né tránh” trách nhiệm.
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?

Không chỉ để các cá nhân xây dựng bến cảng, bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng không phép ở thôn Hòa Bình; tại khu vực này, các cơ quan chức năng còn có dấu hiệu “làm ngơ” để Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Phong Sơn lấn chiếm hành lang thoát lũ, xây dựng 2 trạm trộn bê tông “chui” gây ô nhiễm môi trường, khiến nhiều người dân bức xúc.
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình

Không chỉ cảng Hòa Bình “vô tư” hoạt động không phép, ngay sát khu vực cảng (thôn Hòa Bình, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn), hàng loạt bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng cũng ngang nhiên tồn tại “ăn theo” cảng Hòa Bình gây bức xúc dư luận. Đáng nói, các vi phạm này hình thành ngay sát trụ sở UBND xã Trung Giã, tuy nhiên dường như vi phạm không bị xử lý, vì sao?
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên

Dù không có giấy phép nhưng hàng loạt bãi tập kết vật liệu xây dựng, bến cảng, trạm trộn bê tông vẫn ngang nhiên hoạt động dọc bờ sông Cầu, thuộc xã Trung Giã, Sóc Sơn (Hà Nội), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và môi trường. Đáng nói, những bến, bãi không phép này đã từng bị Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn ra quyết định xử lý vi phạm, nhưng dường như các quyết định không đủ sức răn đe, vi phạm diễn biến ngày càng phức tạp hơn…
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động