--> -->
Bất cập trong công tác tự chủ tài chính tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh:

Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ?

Tự chủ tài chính từng được xem là chính sách “cởi trói” cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam) thoát khỏi cảnh trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước, đồng thời chủ động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, do nóng vội trong quyết sách, cùng cách làm không hiệu quả sau tự chủ đã khiến Bệnh viện Tuệ Tĩnh đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí, để cứu vãn sự tồn tại của Bệnh viện, lãnh đạo Học viện đã phải “cầu cứu” Bộ Y tế…vì đâu nên nỗi?.
Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ? Giải thể các đơn vị dịch vụ: Đảm bảo quyền lợi cho người lao động
Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ? Trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học: Buông nhưng chế tài phải quản chặt
Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ? Tự chủ bệnh viện: Không phải tự chủ là tự ý tăng giá

Cán bộ, viên chức vật lộn để kiếm thêm thu nhập

Trong đơn kêu cứu của cán bộ, viên chức, người lao động đang công tác tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh (số 2 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội) gửi đến báo Lao động Thủ đô phản ánh, kể từ sau ngày 04/6/2019 khi Bộ Y tế có Quyết định số 2218/QĐ-BYT về việc giao quyền tự chủ cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh, đời sống của cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, từ khi tự chủ đến nay, người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ được hưởng nguyên lương, trong khi đó các khoản tiền thu nhập tăng thêm, tiền phúc lợi xã hội… bị cắt bỏ hoàn toàn. Trước đó, vào đầu năm 2019, cán bộ, viên chức của bệnh viện đã bị cắt giảm 50% tiền thu nhập tăng thêm.

Bài 1: “Nóng vội” xin tự chủ?

“6 tháng đầu năm 2019 chúng tôi chỉ được hưởng nguyên lương và 50% phụ cấp tăng thêm, từ tháng 6/2019 đến nay, chúng tôi chỉ được hưởng nguyên lương, bệnh viện không đủ tiền để trả các chế độ phúc lợi xã hội chính đáng khác…

Thu nhập giảm sút khiến đời sống của chúng tôi ngày càng trở nên khó khăn, không đảm bảo sức khỏe và tinh thần để làm việc vì còn phải vật lộn kiếm thêm thu nhập. Trước những khó khăn này, nhiều lần chúng tôi đã làm đơn gửi lên lãnh đạo Học viện, Công đoàn Học viện đề nghị thực hiện chi trả đúng quyền lợi cho chúng tôi nhưng đều bị lãnh đạo phớt lờ…”, đơn phản ánh nêu rõ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được thành lập ngày 03/1/2006 theo Quyết định số 13/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Trong quyết định này nêu rõ, Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị thực hành của Học viện Y – Dược học Cổ truyền Việt Nam (Học viện).

Là một đơn vị thực hành của Học viện, nguồn thu chi tại bệnh viện không lớn, thậm chí đầu năm 2019 cán bộ, viên chức bệnh viện còn bị cắt giảm nguồn thu nhập tăng thêm. Thế nhưng, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 19/5/2019 về việc thực hiện thí điểm đối với 4 bệnh viện “hạng đặc biệt” là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy, thì Bệnh viện Tuệ Tĩnh, một bệnh viện hạng II thời điểm đó, lại bất ngờ xin tự chủ.

Từ những bất cập trên, không ít cán bộ, viên chức, người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh (những cán bộ làm việc trực tiếp tại bệnh viện, không phải cán bộ cơ hữu, kiêm nhiệm công việc vừa là cán bộ Học viện, vừa là cán bộ bệnh viện) đặt câu hỏi, vì sao lại có nghịch lý này, phải chăng đó là sự “nóng vội” của lãnh đạo Học viện?

Khai khống thu chi để xin tự chủ?

Trước những khó khăn của Bệnh viện Tuệ Tĩnh kể từ khi tự chủ, đa số cán bộ, viên chức, người lao động tại bệnh viên cho rằng, để xảy ra sự việc trên chính bởi sự thiếu trách nhiệm của một bộ phận lãnh đạo Học viện, trong đó có việc lãnh đạo Học viện đã xây dựng một Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tài chính đối với Bệnh viện Tuệ Tĩnh, nhưng điều đáng nói là cấn bộ viên chức tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh không hề được biết đến Đề án tự chủ này.

Cùng với đó, các cán bộ, viên chức tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh cũng cho rằng, để Đề án tự chủ của bệnh viện được hoàn thiện, tại Tờ trình số 451/TTr-BVTT ngày 28/12/2018, lãnh đạo Học viện đã khai khống mức thu đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị năm 2019 = 115,39%. Trong khi đó, tại bản đánh giá thực hiện dự toán thu – chi ngân sách năm 2019 của Bệnh viện Tuệ Tĩnh thể hiện, mức kinh phí chi thường xuyên năm 2019 chỉ là 0 đồng.

“Thực tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh không đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, mà đến cuối năm 2019, bệnh viện đang âm 3 tỷ 917 triệu đồng và hiện đang vay Học viện 8 tỷ đồng để chi trả lương. Đến nay, bệnh viện không còn khả năng chi trả lương cho cán bộ, nên thường xuyên chi trả chậm. Thậm chí, không có tiền để chi trả các chế độ phúc lợi xã hội đã được quy định trong hợp đồng lao động và trong Quy chế chi tiêu nội bộ như: Tiền ngày nhà giáo, tiền khai giảng, tiền độc hại cho lao động hợp đồng…”, cán bộ, viên chức Bệnh viện Tuệ Tĩnh trình bày trong đơn kêu cứu.

Phải khẳng định rằng, chủ trương giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các bệnh viện công nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, từ những phán ánh tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh có thể thấy, việc giao quyền tự chủ không có nghĩa là đơn vị phải tự bảo đảm tài chính cho các hoạt động của mình, mà phải căn cứ vào khả năng thu của các đơn vị; và không phải bắt buộc tự chủ bằng mọi giá trước thời điểm.

Đặc biệt, như trình bày của cán bộ, viên chức, người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh tại đơn kêu cứu, thì việc xây dựng Đề án tự chủ của lãnh đạo Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam đang cho thấy sự bất cập, nôn nóng…Hơn thế, việc đóng hai vai của lãnh đạo Học viện, cụ thể là ông Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện, kiêm Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang cho thấy nhiều kẽ hỡ.

Và như phản ánh của người lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, khi việc tự chủ tại bệnh viện được thực hiện, Giám đốc là người được quyền tự quyết các vấn đề nhân sự, thu chi…Trong khi đó ở chiều ngược lại, một số cán bộ, viên chức của Học viện cho rằng, với vai trò là Giám đốc Học viện, thì vị lãnh đạo này đã “tự quyết” khi đề xuất mở quỹ phúc lợi của Học viện để “cứu” Bệnh viện Tuệ Tĩnh, bất chấp sự không đồng tình của cán bộ, viên chức, người lao động tại đây.

Còn nữa...

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Y tế Thủ đô sẵn sàng cho dịp Đại lễ

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngành Y tế Hà Nội kích hoạt toàn hệ thống, triển khai kế hoạch toàn diện từ phòng dịch, an toàn thực phẩm đến điều trị, cấp cứu. Với tinh thần chủ động, trách nhiệm và sẵn sàng cao độ, các lực lượng y tế được huy động đồng bộ, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe người dân và thành công cho các hoạt động kỷ niệm.
Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Phường Yên Nghĩa (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động tri ân nhân ngày 27/7

Trong những ngày tháng 7 lịch sử, cùng với cả nước, thành phố Hà Nội, Đảng ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam phường Yên Nghĩa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, nhằm tri ân công lao to lớn của các thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng.
Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Điều kiện tiếp nhận người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào làm công chức

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thể được tiếp nhận vào làm công chức nếu có đủ 5 năm công tác trở lên theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, làm công việc có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc ở vị trí việc làm dự kiến tiếp nhận.
Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Cầu mây Việt Nam giành thêm Huy chương Bạc tại Giải vô địch thế giới 2025

Đội tuyển cầu mây nam Việt Nam đã kết thúc hành trình tại Giải vô địch cầu mây thế giới 2025 (World Championship for the King's Cup) bằng tấm Huy chương Bạc danh giá ở nội dung đồng đội nam 4 người, sau thất bại 0-2 trước Nhật Bản trong trận chung kết.
Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đại hội Đảng bộ UBND xã Quảng Bị lần thứ I: Quyết tâm xây dựng chính quyền hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Sáng 27/7, Đảng bộ Ủy ban nhân dân xã Quảng Bị đã tiến hành Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xây dựng xã vững mạnh toàn diện, là sự kiện chính trị trọng đại, đánh dấu bước ngoặt lịch sử sau sắp xếp đơn vị hành chính và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng tuần tới sẽ đi ngang?

Giá vàng trong nước, thế giới đồng loạt giảm mạnh những phiên cuối tuần. Triển vọng ngắn hạn của vàng trong mắt nhà đầu tư và các chuyên gia đang trái chiều.
Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Giá bán lẻ xăng dầu tuần tới có thể sẽ giảm nhẹ

Dự báo trong phiên điều hành tuần tới, giá xăng sẽ tiếp tục giảm.

Tin khác

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Viện KSND tỉnh Hưng Yên trả lời Báo Lao động Thủ đô về phản ánh của người dân liên quan vụ đánh người tại Chung cư WestBay, KĐT Ecopark

Phản hồi tới Báo Lao động Thủ đô, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên cho biết, vụ việc đánh người xảy ra tại sảnh tầng 1, tòa nhà C, Chung cư WestBay, Khu đô thị Ecopark, thuộc địa phận xã Phụng Công, tỉnh Hưng Yên không khởi tố hình sự vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý gây thương tích".
Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Bài học từ vụ lừa đảo Mr Pips

Vụ án lừa đảo công nghệ cao liên quan đến đối tượng Phó Đức Nam (biệt danh Mr Pips) đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm không chỉ bởi quy mô khổng lồ, thủ đoạn tinh vi mà còn bởi số lượng nạn nhân lan rộng. Hơn 5.300 tỷ đồng bị thu giữ, hàng trăm người sập bẫy “đầu tư ảo”, con số là hồi chuông cảnh tỉnh cho bất kỳ ai còn mơ hồ trước những lời mời gọi làm giàu nhanh chóng trong thời đại số.
Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Chống hàng giả, hàng nhái: Người dân đồng lòng, kỳ vọng hiệu quả bền vững

Trước thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng và môi trường kinh doanh, đợt cao điểm xử lý do lực lượng chức năng triển khai thời gian qua tại Hà Nội đã nhận được sự đồng tình mạnh mẽ từ người dân. Không chỉ ủng hộ về mặt chủ trương, nhiều người còn kỳ vọng chiến dịch lần này sẽ tạo ra chuyển biến thực chất, chấm dứt tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả - hàng nhái ở Hà Nội: Khó xử lý dứt điểm nếu không thường xuyên kiểm tra

Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Hàng giả, hàng nhái tràn lan ở Hà Nội: Ai chịu trách nhiệm?

Từ quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến thiết bị điện tử, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi khắp các ngõ ngách của Hà Nội. Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm méo mó môi trường kinh doanh, suy giảm lòng tin vào hàng Việt. Trong khi đó, công tác quản lý và xử lý vi phạm vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn từ các cơ quan chức năng và sự chung tay của toàn xã hội.
Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Bùng phát thực phẩm chức năng giả: Lỗ hổng trong quản lý?

Vụ triệt phá hơn 100 tấn thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả ngay giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang khiến dư luận bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm quản lý thị trường. Không chỉ là câu chuyện của một đường dây sản xuất tinh vi, đây còn là hồi chuông cảnh tỉnh về lỗ hổng trong kiểm soát chất lượng hàng hóa, cũng như sự chủ quan từ phía người tiêu dùng.
Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Cần giải quyết dứt điểm việc cư dân Skylight "tố" Ban quản trị liên quan đến phí và Quỹ bảo trì

Vụ việc "lùm xùm" liên quan đến phí chung cư giữa cư dân chung cư Skylight, 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với Ban quản trị lẽ ra sẽ được làm sáng tỏ và giải quyết dứt điểm để người dân không phải "vác đơn" đến cơ quan công quyền và báo chí nếu lãnh đạo quận, Phòng Quản lý Đô thị quận Hai Bà Trưng giải quyết đúng quy trình, quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Tiếp công dân và Luật Tố cáo.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu

"UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo UBND xã Minh Quang yêu cầu ông Nguyễn Trọng Hiếu múc bỏ toàn bộ đất, đá đã đổ vào lòng hồ Đầm, khắc phục dứt điểm sai phạm theo quy định của pháp luật". Đây là nội dung trong báo cáo gửi thành phố Hà Nội của UBND huyện Ba Vì, sau chỉ đạo của UBND Thành phố liên quan đến nội dung Báo Lao động Thủ đô phản ánh về tình trạng san lấp trái phép tại hồ Đầm (xã Minh Quang). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, những vi phạm này chưa được xử lý dứt điểm. Có lẽ đã đến lúc cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương này.
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?

Không chỉ có dấu hiệu buông lỏng quản lý, cố tình “né tránh” cung cấp thông tin cho báo chí, để sai phạm tại khu vực hồ Đầm (xã Minh Quang, Ba Vì) tồn tại; chính quyền địa phương còn có dấu hiệu “phớt lờ” Quyết định 1614/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội về việc không được san lấp hồ, ao, đầm trên địa bàn Thủ đô, trong đó, hồ Đầm là 1 trong 2 hồ trên địa bàn xã Minh Quang nằm trong danh mục cấm san lấp. Vậy “trên bảo”, “dưới” có thực sự nghe?
San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?

Hồ Đầm (xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) do Ủy ban nhân dân (UBND) xã Minh Quang quản lý, và hiện cho một người dân địa phương thầu lại để nuôi thả cá. Tuy nhiên, mới đây hàng chục mét khối đất, đá được người dân đổ xuống để san lấp, ngăn dòng chảy… Vậy nhưng, chính quyền địa phương không xử lý vi phạm kịp thời, điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng có dấu hiệu tiếp tay cho sai phạm?
Xem thêm
Phiên bản di động