Tự chủ bệnh viện: Không phải tự chủ là tự ý tăng giá
Mở rộng chi trả bảo hiểm y tế cho các dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật | |
Cơ quan chức năng vào cuộc điều tra để làm rõ vụ việc | |
Tập trung chỉ đạo các bệnh viện tự chủ |
Theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ, 4 bệnh viện hạng đặc biệt của cả nước thuộc Bộ Y tế gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K và Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ tự chủ hoàn toàn sau khi Đề án tự chủ được Chính phủ cho phép.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế khẳng định: 4 bệnh viện thực hiện tự chủ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ là những bệnh viện công của nhà nước, không phải là doanh nghiệp. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của các bệnh viện này là phải khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và vẫn phải thực hiện mức giá theo Bộ Y tế quy định, không được thu cao hơn.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội. |
Mục tiêu của Đề án nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện; nâng cao năng lực, chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân; duy trì và phát triển các trung tâm kỹ thuật cao, phục vụ không chỉ cho người Việt Nam mà cả người nước ngoài; bảo đảm quyền lợi cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế, đối tượng chính sách, nhất là bệnh nhân nghèo, bệnh nhân thuộc diện khó khăn trong tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng với chi phí hợp lý…
Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng được người dân rất quan tâm, đó là khi tự chủ thì giá dịch vụ y tế ở những cơ sở này được tính như thế nào và các bệnh viện có quyền được tăng giá “vô tội vạ” hay không?
Ông Nguyễn Nam khẳng định, hoàn toàn không có việc các bệnh viện tự chủ thì cứ tự động tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh, mà phải thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế. Hàng năm, sẽ có cơ quan kiểm tra giám sát, kiểm toán nhà nước thực hiện thanh, kiểm tra vấn đề tài chính của các cơ sở này.
"Đối với 4 bệnh viện được tự chủ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ đều là các bệnh viện của nhà nước, có vốn đầu tư ban đầu tư của nhà nước và khi được giao tự chủ, các bệnh viện này mới tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư. Khi đó, nhà nước sẽ không đầu tư mới, mà các bệnh viện sẽ phải tự lo đầu tư.
Chính vì vậy, đây vẫn là các bệnh viện công của nhà nước, không phải là doanh nghiệp. Nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất của các bệnh viện này là phải khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và vẫn phải thực hiện mức giá theo Bộ Y tế quy định, không được thu cao hơn” - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính nói.
Bộ Y tế cũng đang xây dựng Thông tư quy định khung giá tối đa về giá dịch vụ theo yêu cầu và sẽ hoàn thành trong thời gian sớm tới để giao các đơn vị có thực hiện khám chữa bệnh dịch vụ theo yêu cầu triển khai, trong đó có 4 bệnh viện lớn trên.
Tự chủ trong ngành Y tế phải đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn. (ảnh minh họa). |
Ông Nguyễn Nam Liên cũng nhấn mạnh, dự thảo Thông tư này khi được ban hành chỉ là hướng dẫn xây dựng giá và khung giá quy định, còn giá cụ thể của dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn do các bệnh viện tự quyết trong khung, vì giá này phụ thuộc vào từng bệnh viện và các loại dịch vụ khác nhau.
Chẳng hạn như giá giường bệnh cũng có nhiều mức. Với dự thảo Thông tư này, giá giường bệnh đang đưa ra tối đa là 4 triệu đồng/người/phòng. Giá này là đã tính đầy đủ chi phí của một giường bệnh hết sức đặc biệt như giường điều trị hồi sức cấp cứu, giường điều trị tích cực… có nhân viên phải chăm sóc và theo dõi 24/24 giờ. Và đó là giá giường dịch vụ theo yêu cầu.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, tự chủ bệnh viện là thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 19 của Trung ương về đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có ngành y tế.
Tự chủ trong ngành Y tế phải giải quyết được 2 vấn đề, đó là đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; đơn vị tự chủ hoàn toàn được quyết định chức năng, nhiệm vụ, để mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhân dân, không bị ràng buộc bởi cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, khi được giao quyền tự chủ, tức là các bệnh viện có quyền tự quyết định, vì vậy nếu không quản lý tốt, có thể sẽ dẫn đến tình trạng trục lợi tại các cơ sở y tế, tình trạng tận thu hay làm giá khám chữa bệnh tăng cao. Đây là vấn đề rất quan trọng và việc xử lý vấn đề này thể hiện tinh thần rất trách nhiệm của các bệnh viện khi được giao tự chủ - ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV
Y tế 09/01/2025 12:29