Bác sĩ nói gì về nghi ngờ virus lây lan qua hệ thống thông gió, cống thoát nước ở chung cư?
Trưa 12/8: Hà Nội ghi nhận 26 ca mắc Covid-19, đa phần trong khu cách ly Chạy đua tiêm chủng để miễn dịch cộng đồng ở thành phố Hồ Chí Minh Dân chung cư "đi chợ" ngày giãn cách |
Những ngày qua trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang xuất hiện thông tin về việc dịch Covid-19 bùng phát ở hàng loạt chung cư. Đặc biệt, việc các căn hộ chung cư ở trục đứng có người nhiễm Covid-19 khiến người dân nghi ngờ virus có thể xâm nhập qua hệ thống thông gió và cống thoát nước.
Trao đổi qua điện thoại với phóng viên báo Lao Động Thủ Đô, bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ - cố vấn kỹ thuật của Phòng khám Nhà Mình (Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, hiểu biết của người dân về đường lây truyền của virus ngày càng rõ hơn và cụ thể hơn.
Theo đó, phơi nhiễm truyền nhiễm với dịch hô hấp mang SARS-CoV-2 xảy ra theo ba cách chính (không loại trừ lẫn nhau), gồm: Hít phải không khí mang theo những giọt bắn và các hạt rất nhỏ có chứa virus lây nhiễm, nguy cơ lây truyền là lớn nhất trong vòng 2m và không che chắn bằng khẩu trang. Để những giọt nhỏ và các hạt có chứa virus rơi vào mắt, mũi hoặc miệng, đặc biệt là thông qua sự bắn tóe và tia xịt như ho hoặc hắt hơi.
Ngoài ra, virus cũng có thể lây khi một người tiếp xúc, sờ chạm lên các bề mặt có chứa virus và vô tình quẹt tay lên mắt mũi miệng, ví dụ chạm lên mặt bàn, nắm cửa hay vật dụng mà người bệnh đã sờ chạm. Virus có thể lưu lại một thời gian ngắn (vài phút hay vài giờ) ở dạng những giọt bắn cực nhỏ lơ lửng trong không khí. Vì vậy, virus vẫn có thể lây lan nếu như gió thông vào một không gian kín, mà người trong không gian đó có thể tiếp xúc, chẳng hạn như hành lang chung cư.
Cư dân lo lắng virus SARS-CoV-2 có thể lây qua hệ thống thông gió, thang máy ở các chung cư. |
“Tuy nhiên còn quá sớm để nói rằng SARS-CoV-2 sẽ lây qua hệ thống thông khí ở các chung cư”, bác sĩ Thủ cho biết. Cũng theo bác sĩ Thủ, dù các hiểu biết về lây truyền của virus SARS-CoV-2 hiện nay ít nhiều có thay đổi, nhưng cách phòng ngừa đang áp dụng như biện pháp 5K vẫn phát huy hiệu quả. “Một lưu ý nữa là không gian kín sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm, nên các khuyến cáo cũng khuyên nên mở cửa và để thông khí tốt hơn, tránh những không gian tù. Về việc virus "bay ngược theo đường cống" là hoàn toàn không có cơ sở”, bác sĩ Thủ khẳng định.
Về việc vì sao có những người ở nhà dài ngày, không đi đâu, không tiếp xúc với ai nhưng vẫn nhiễm Covid-19? Bác sĩ Thủ cho rằng đôi khi do tiếp xúc gần với người giao hàng hoặc trong quá trình đi mua lương thực,… Các tiếp xúc này nếu chủ quan (không khẩu trang, không khử khuẩn) sẽ là nguồn lây cho những ai ở yên trong nhà. Mặt khác các tiếp xúc trong nhà cũng có thể lây và dễ lây hơn nếu gia đình đông người, không gian sinh hoạt chung nhỏ hẹp...
“Rõ ràng rất ít ai ở yên 100% trong 10 - 20 ngày mà không tiếp xúc với người khác. Vì vậy mọi người phải luôn tuân thủ 5K để đảm bảo sức khỏe”, bác sĩ Thủ nhấn mạnh.
Trước đó, vào ngày 2/8, chung cư Vạn Đô (Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh) phát hiện 5 trường hợp F0 sống ở hai căn hộ liền kề cùng tầng. Cùng ngày, chung cư ghi nhận thêm vài ca dương tính với SARS-CoV-2 (theo kết quả PCR) và nhiều người có triệu chứng bất thường ở 5 tầng khác trong tòa nhà.
Đến ngày 6/8, Ban quản lý chung cư Vạn Đô xét nghiệm nhanh các hộ thuộc trục dọc với nhà có F0 để đánh giá mức độ lây nhiễm qua đường thông gió. Kết quả, có thêm 3 ca dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện ở 3 tầng khác cùng một trục căn hộ.
Ban quản lý chung cư Vạn Đô nhận định, virus SARS-CoV-2 có thể đã phát tán theo gió đến các căn hộ chung ô thông khí, theo chiều dọc và ngang. Các căn hộ ở hướng đón gió nếu nhiễm cũng có thể phát tán virus sang các hộ xung quanh. Cư dân được khuyến cáo đóng kín cửa chính, cửa thông gió nhà vệ sinh, ô thông gió giao với các khu vực có không gian chung như hành lang.
Nhiều người dân sống ở căn hộ đang lo lắng về lây nhiễm chéo Covid-19 trong các tầng căn hộ. (Ảnh mang tính minh họa) |
Còn Savills Việt Nam - đơn vị quản lý chung cư Saigon Pearl, (thành phố Thủ Đức) cũng khuyến nghị cư dân luôn đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng, nên mở quạt hút nhà vệ sinh từ 5 - 10 phút trước khi vào nhà vệ sinh. Định kỳ hằng tuần, cư dân nên đổ ít nước vào các phễu thoát sàn khu vực logia, nhà vệ sinh… để ngăn ngừa hơi và mùi hôi từ đường ống thoát trục chính không xâm nhập vào căn hộ. Hạn chế mở các cửa khu vực ban công hoặc logia.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?
Môi trường 17/01/2025 06:41