Bắc Giang: Doanh nghiệp “chầy bửa” chính quyền “kêu trời”
Theo bản án số 01/2014/TCTM-ST ngày 12.2.2014 của TAND huyện Yên Dũng,từ tháng 5.2010 đến tháng 11.2011, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Bắc Giang (Vietcombank chi nhánh Bắc Giang) và Cty Hải Hà đã ký kết nhiều hợp đồng tín dụng với số tiền hàng chục tỷ đồng. Trong đó, Cty Hải Hà thế chấp tài sản gồm toàn bộ hạ tầng kỹ thuật, nhiều trang thiết bị máy móc, các công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với diện tích trên 120 nghìn m2thuộc nhà máy gạch tuynel của công ty tại thôn Liên Sơn, xã Lão Hộ, Yên Dũng.
![]() |
Bản án số 01 của TAND huyện Yên Dũng có hiệu lực pháp luật nhưng hơn 1 năm không bị kháng cáo |
Sau khi vay vốn, Cty Hải Hà đã không thanh toán đầy đủ số nợ vay ngân hàng như đã cam kết. Vietcombank chi nhánh Bắc Giang đã đòi nhiều lần nhưng Cty Hải Hà không có phương án trả nợ. Cụ thể, tính đến ngày 9.2.2014, Cty Hải Hà còn nợ ngân hàng hơn 17,8 tỷ đồng tiền gốc, hơn 5 tỷ đồng tiền lãi và 798 triệu đồng tiền quá hạn. Do đó,Vietcombank chi nhánh Bắc Giangđã khởi kiện Cty Hải Hà ra TAND huyện Yên Dũng.
Tại tòa, đại diện Cty Hải Hà đã thừa nhận toàn bộ nội dung phía nguyên đơn trình bày về hợp đồng tín dụng. TAND huyện Yên Dũng đã buộc Cty Hải Hà phải trả cho Vietcombank chi nhánh Bắc Giang số tiền hơn 23,6 tỷ đồng. Tòa án tuyên rõ, ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật nếu Cty Hải Hà không trả đủ nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự huyện Yên Dũng xem xét xử lý theo quy định của pháp luật để đảm bảo thu hồi nợ.
Sau khi bản án số 01 có hiệu lực, hết thời hạn kháng cáo, theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật, ngày 5.6.2014, Chi cục thi hành án dân sự huyện Yên Dũng đã lập biên bản kê biên, xử lý tài sản tại nhà máy gạch tuynel của Cty Hải Hà ở thôn Liên Sơn, xã Lão Hộ.
![]() |
Sau hơn 4 tháng kể từ ngày trúng thầu, Cty Bắc Hải Hưng mới được bàn giao nhà máy |
Sau khi kê biên xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với khối tài sản nói trên, Chi cục Thi hành án Yên Dũng đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Bán đấu giá tài sản miền Bắc để tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. Quá trình bán đấu giá kéo dài hơn nửa năm với nhiều lần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều lần giảm giá nhưng vẫn không thấy có tổ chức, cá nhân nào tham gia mua tài sản. Mãi đến lần đấu giá thứ 3 vào ngày 27.11.2015, Công ty cổ phần VLXD Bắc Hải Hưng (Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương) đã mua lại tài sản này số tiền gần 21 tỷ đồng. Ngay sau khi đấu giá thành công, Cty Bắc Hải Hưng đã nộp đầy đủ số tiền trên vào tài khoản của Chi cục thi hành án dân sự huyện Yên Dũng.
“Đấu thầu trúng, đã nộp tiền đầy đủ,nhưng vì nhiều lý do nên công ty tôi chưa được tiếp quản nhà máy. Hơn 4 tháng sau, phía Cty Hải Hà vẫn kinh doanh, sản xuất bình thường trên diện tích đất mà công ty tôi đã mua lại của nhà nước. Sau nhiều lần thông báo cho Cty Hải Hà di dời không được, ngày 3.3.2016 cơ quan chức năng mới tổ chức cưỡng chế để công ty của tôi vào tiếp quản nhà máy”, ông Cao Xuân Cảnh, giám đốc Cty Bắc Hải Hưng chia sẻ.
![]() |
Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động thì Cty Bắc Hải Hưng lại bị một số lãnh đạo Cty Hải Hà dẫn người đến quấy rối, đập phá tài sản và đe dọa cán bộ công nhân viên |
Cũng theo ông Cảnh, suốt từ sau buổi cưỡng chế vào ngày 3.3 đến nay, Cty Hải Hà thường xuyên đưa rất nhiều người lạ mặt đến nhà máy gạch do công ty của ông quản lý để gây rối, đập phá tài sản, đe dọa công nhân viên của công ty khiến việc sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
“Ngay sau buổi tiếp quản nhà máy, Cty Bắc Hải Hưng đã phải nhờ chính quyền xã Lão Hộ tổ chức một buổi tiếp xúc với người lao động từng làm việc cho Cty Hải Hà trước đây. Công ty tôi luôn có thiện chí nhận lại tất cả những lao động từng làm trong nhà máy này. Đặc biệt, số tiền lương mà Cty Hải Hà nợ công nhân tháng 2.2016, chúng tôi cũng chi trả hộ. Đồng thời sau khi thử việc 2 tháng, chúng tôi sẽ ký hợp đồng dài hạn, đóng BHYT, BHTN, BHXH cho công nhân (trước đây Cty Hải Hà chưa thực hiện). Chúng tôi đã thiện chí như vậy, nhưng không hiểu sao, Cty Hải Hà lại “cố đấm ăn xôi”, gây khó khăn, cản trở việc hoạt động, sản xuất, kinh doanh của công ty tôi như thế”, ông Cảnh tâm sự.
![]() |
Theo Thượng tá Vũ Văn Sơn – Phó trưởng Công an huyện Yên Dũng |
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, Thượng tá Vũ Văn Sơn – Phó trưởng Công an huyện Yên Dũng cho biết: Sau buổi cưỡng chế vào ngày 3.3.2016, việc nhiều người tập trung trước nhà máy sản xuất gạch của Cty Bắc Hải Hưng là có thật. Hiện chúng tôi vẫn cắt cử người thường xuyên túc trực tại hiện trường, đồng thời sàng lọc các đối tượng tham ra gây rối để có biện pháp xử lý, cũng như kịp thời ngăn chặn việc xay ra mâu thuẫn, xô xát hay vi phạm pháp luật…
Ông Nguyễn Văn Giới, Phó chi cục trưởng THADS huyện Yên Dũng, cho biết: Quá trình giải quyết việc thi hành án, chấp hành viên đã tiến hành đầy đủ các trình tự thủ tục như ban hành hàng loạt các thông báo, quyết định về thi hành án. Phía Cty Hải Hà có đầy đủ điều kiện để di chuyển tài sản của mình ra khỏi nhà máy để bàn giao cho người trúng đấu giá nhưng không chịu chấp hành nên buộc UBND huyện, Chi cục THADS Yên Dũng phải thực hiện việc cưỡng chế để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người trúng thầu.
![]() |
Công nhân chỉ muốn được yên ổn làm việc, được đóng BHXH, BHYT, BHTN mà mình mơ ước bao năm chưa được thực hiện |
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có nhiều hơn nữa các biện pháp để bảo vệ quyền lợi chính đang của các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp trên địa bàn.
Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.
Tuấn Trung
Nên xem

Số ca mắc Covid-19 tại Thái Lan gia tăng, Việt Nam chủ động các biện pháp ứng phó

Nhiều quyền lợi của lao động nữ được thực hiện thông qua hoạt động đối thoại điểm

Giải Pickleball Đài Hà Nội 2025 với tổng giải thưởng gần 500 triệu đồng

Hà Nội: Phấn đấu phát triển thêm 4.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

Giá vàng đồng loạt sụt giảm, người dân đua nhau bắt đáy

Chính phủ trình 5 nhóm chính sách lớn để phát triển kinh tế tư nhân

Messi kiến tạo đẳng cấp, Inter Miami vẫn đánh rơi chiến thắng vì hàng thủ "mơ ngủ"
Tin khác

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 3: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Điều tra - bạn đọc 07/05/2025 20:51

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 2: Động cơ nào khiến xã, huyện "phớt lờ" quyết định của UBND thành phố Hà Nội?
Điều tra - bạn đọc 17/04/2025 13:18

San lấp trái phép hồ Đầm - Kỳ 1: Dân lấp hồ, Chủ tịch xã Minh Quang ở đâu?
Điều tra - bạn đọc 16/04/2025 17:42

Vì sao cơ quan chức năng chưa ngăn chặn quyết liệt nhóm đối tượng nhiều lần đập phá nhà dân?
Điều tra - bạn đọc 06/04/2025 17:23

Nhà thuốc gia truyền Khôi Nguyên sẽ bị cấm hoạt động
Điều tra - bạn đọc 11/03/2025 21:31

Ông Lưu Tuấn Nguyên thừa nhận sai phạm
Điều tra - bạn đọc 03/03/2025 13:27

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24

Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49

Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32

Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52