--> -->

Áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc: Nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa sẵn sàng

Để đạt mục tiêu đến ngày 1/7/2022 phải hoàn tất việc triển khai hoá đơn điện tử (HĐĐT) trên toàn quốc, ngành Thuế đã thực hiện các giải pháp đồng bộ và thống nhất, nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi chuyển đổi.
Kích hoạt hệ thống hoá đơn điện tử góp phần thúc đẩy chuyển đổi số Công bố hệ thống hóa đơn điện tử toàn quốc

Trở ngại trong quản lý đầu vào - đầu ra

Theo Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua, từ ngày 1/7/2022 tất cả các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, song qua quá trình thí điểm (từ 31/12/2021) đến nay một số doanh nghiệp vẫn gặp nhiều vướng mắc cần được xử lý.

Áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc: Nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa sẵn sàng
Công ty CP TS24 tư vấn triển khai hóa đơn điện tử cho khách hàng. Ảnh BT

Bà Trần Thu Hòa - Chủ hộ kinh doanh cá thể chăn, ga, gối tại huyện Thường Tín (Hà Nội) chia sẻ: “Từ trước đến giờ tôi chỉ dùng hóa đơn bán hàng, không dùng hóa đơn giá trị gia tăng. Chỉ có hóa đơn “đầu ra” chứ chưa hề biết “đầu vào”. Tôi cũng không biết dùng máy tính, việc bật, tắt, chạy phần mềm kê khai còn không biết làm chứ chưa nói đến việc quản lý “đầu vào”, “đầu ra”. Hơn nữa, hộ kinh doanh kê khai cũng không được khấu trừ thuế như công ty, chúng tôi muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp nhưng nghe nói thủ tục chuyển đổi cũng rất phức tạp”.

Là đơn vị triển khai phần mềm hóa đơn điện tử cho hàng nghìn doanh nghiệp tại miền Bắc, ông Nguyễn Khánh Toàn - Đại diện Công ty CP TS24 cho biết, vừa qua, trong quá trình triển khai đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, có nhiều người dân còn gặp khó khăn khi chuyển đổi.

Khó khăn thứ nhất đối với người dân là trước đây hộ kinh doanh thường chỉ làm theo phương pháp khoán nên việc quản lý kế toán chưa được bài bản. Họ chưa quen quản lý hóa đơn “đầu vào”, “đầu ra”, quản lý thu chi theo Sổ sách kế toán. Theo thói quen cũ từ xưa, họ chỉ xuất hóa đơn cho khách hàng có yêu cầu.

Mặt khác, hóa đơn bán hàng của hộ cá thể không có khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Nhưng đối với người mua, nhất là đối với người mua là doanh nghiệp, họ sẽ lấy hóa đơn giá trị gia tăng nhiều hơn là hóa đơn bán hàng. Còn người bán hàng xuất hóa đơn bán hàng ra họ cũng cũng không được khấu trừ thuế. Nhiều hộ kinh doanh bày tỏ ý định chuyển sang doanh nghiệp, vừa được khấu trừ thuế mà lại quản lý thuế sẽ dễ hơn.

Còn về mặt kỹ thuật, có nhiều hộ kinh doanh vẫn chưa kịp tiếp cận với công nghệ thông tin, chưa quen dùng máy tính, phần mềm. “Phần mềm tương đối dễ dùng, nếu hộ nào đã đăng ký hình thức kê khai thì họ sẵn sàng nắm bắt để sử dụng. Vấn đề vẫn là tư duy về quản lý hóa đơn. Nếu hiểu được quy trình thì phần mềm sẽ không phải là trở ngại chính”, ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết.

Theo truyền thống, đại bộ phận người dân vẫn cho rằng hóa đơn thì đồng nghĩa với chứng từ bằng giấy. Tại nhiều vùng nông thôn hoặc vùng xa, HĐĐT chưa được nhiều người biết đến nên khi xuất cho khách hàng, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải thích cho khách hàng hiểu thế nào là HĐĐT và tính pháp lý của hóa đơn này. Ở nhiều nơi, số hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ chiếm tới 90% thì việc áp dụng 100% HĐĐT là thách thức không nhỏ. Trong quá trình thí điểm từ năm 2021 đến nay, không ít trường hợp làm sai quy trình, sai thông tin hóa đơn.

“Về tình huống này, ngành Thuế đã có hướng dẫn xử lý. Trong trường hợp hóa đơn đã phát hành và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai sót thì người mua và người bán thỏa thuận về việc xóa bỏ hóa đơn sai. Trong trường hợp hóa đơn đã phát hành và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên và ghi rõ sai sót. Tuy nhiên việc xử lý hóa đơn sai sót trong thời gian mới triển khai vẫn còn nhiều lúng túng cho đơn vị phát hành hóa đơn, người sử dụng”, ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết thêm.

Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Khánh Toàn, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận tốt với HĐĐT và cho biết đã giảm được nhiều chi phí khi sử dụng HĐĐT. Để đạt mục tiêu đến 1/7/2022 áp dụng 100% HĐĐT thành công, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành Thuế và các cơ quan, ban, ngành liên quan. Đặc biệt cần sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp chính quyền, địa phương trong tuyên truyền, phổ biến tới người dân, doanh nghiệp và vận động cũng như bắt buộc (khi đến hạn) doanh nghiệp triển khai thực hiện HĐĐT.

Hướng tới lợi ích chung

Việc ngành Thuế triển khai sử dụng HĐĐT thay cho hoá đơn giấy là việc làm vô cùng hữu ích cho người dân và doanh nghiệp. Tại Hội thảo “Hoá đơn điện tử theo Nghị định 123/2020 và Thông tư số 78/2021 - Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng”, ông Nguyễn Văn Phụng - Cục trưởng Cục thuế doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) nhận định, qua thời gian thử nghiệm cho thấy, HĐĐT mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua cũng như cơ quan quản lý thuế.

Với người bán, HĐĐT tiết kiệm được lượng giấy tờ lớn. Việc lưu trữ cũng đơn giản hơn nhiều. Mặt khác, giao dịch được thực hiện ngay. Tương tự người mua cũng có những lợi ích như vậy. Đặc biệt, qua giao dịch điện tử, người bán, người mua và cơ quan Nhà nước có thể kiểm tra, nắm được các giao dịch, có thể kiểm tra chéo lẫn nhau, không lo lắng hoá đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, không lo bị loại trừ chi phí…. khi kết nối dữ liệu về cơ quan thuế, bảo đảm cho một thị trường kinh doanh trung thực, lành mạnh.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Phụng, với các hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp có nhiều thứ thay đổi, như: Cách làm khác, quản trị khác, tư duy cũng khác nên họ sẽ gặp khó hơn khi thực hiện. Lâu nay là hộ kinh doanh, với tư duy “tiền trao, tráo múc”, bán đứt là xong nhưng khi chuyển đổi thành doanh nghiệp thì cần giữ chứng từ, hoá đơn, đầu ra - đầu vào. Thậm chí, chỉ riêng việc viết hoá đơn cũng là mới đối với họ cho nên thực hiện HĐĐT còn bỡ ngỡ.

Một số ý kiến cũng e ngại, ở một số tỉnh thành, để 100% doanh nghiệp áp dụng HĐĐT là thách thức không nhỏ vì có tới 90% doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa nên điều kiện về đầu tư hạ tầng và trình độ nhân lực bộ máy chưa tương xứng. Đó là chưa nói đến nhiều doanh nghiệp tại các địa phương miền núi, việc cung cấp dịch vụ HĐĐT còn hạn chế, bất cập.

Để đạt mục tiêu đến ngày 1/7/2022 áp dụng bắt buộc HĐĐT trên toàn quốc, chấm dứt hoá đơn giấy, hợp đồng điện tử cũ, ngành Thuế đã đi rất nhiều bước thận trọng, chắc chắn, hỗ trợ tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Ngành Thuế đã từng bước yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp và hoá đơn phải tăng cường nhân lực, giải pháp để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp. Đồng thời, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tỉ mỉ, cẩn thận tại các chi cục Thuế, cục Thuế.

Trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đều tính toán cắt giảm chi phí đầu vào, giảm bộ máy gián tiếp, thì việc sử dụng HĐĐT là một giải pháp hữu hiệu. HĐĐT cũng là kênh giám sát, quản lý doanh thu thuế tại các doanh nghiệp nên cần được hướng dẫn áp dụng nghiêm chỉnh và thực chất./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

SHB ra mắt dịch vụ Loa thanh toán, hỗ trợ khách hàng phòng tránh gian lận giao dịch

Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh, tiểu thương quản lý doanh thu hiệu quả, phòng tránh gian lận và nâng cao trải nghiệm thanh toán, vừa qua Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt dịch vụ Loa thanh toán - thiết bị hỗ trợ thông báo biến động số dư bằng giọng nói, đồng thời dành tặng vô vàn ưu đãi, quà tặng hấp dẫn khác.
Amway Việt Nam ra mắt bộ giải pháp làm mờ đốm nâu, cải thiện sắc tố da

Amway Việt Nam ra mắt bộ giải pháp làm mờ đốm nâu, cải thiện sắc tố da

Thương hiệu mỹ phẩm Artistry thuộc Tập đoàn Amway vừa chính thức ra mắt Bộ giải pháp làm mờ đốm nâu lão hóa Artistry Labs Illuminating System. Với sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và thành phần dưỡng da tinh túy, bộ sản phẩm chuyên biệt giúp làm mờ đốm nâu, cải thiện sắc tố da và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, mang đến làn da rạng rỡ, đều màu và tươi trẻ hơn.
Hà Nội: Tốp 15 trường có tỷ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất và thấp nhất

Hà Nội: Tốp 15 trường có tỷ lệ chọi vào lớp 10 cao nhất và thấp nhất

Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của 115 trường trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2025 - 2026. Căn cứ vào số liệu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố, dưới đây là tốp 15 trường có tỷ lệ chọi cao nhất và thấp nhất.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân: Cần cụ thể, rõ ràng để khả thi

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 16/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Trường Tiểu học Tràng An: Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Trường Tiểu học Tràng An: Hiệu quả từ các phong trào thi đua

Xác định vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn đối với các phong trào thi đua trong trường học, Công đoàn Trường tiểu học Tràng An (thuộc LĐLĐ quận Hoàn Kiếm) đã tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua trong cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nhà trường trở thành đơn vị tiêu biểu của ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm.
Ngân sách Nhà nước thu hơn 5.200 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Ngân sách Nhà nước thu hơn 5.200 tỷ đồng từ đấu giá biển số xe

Từ tháng 9/2023 đến giữa tháng 5/2025, hoạt động đấu giá biển số xe đã giúp ngân sách nhà nước thu về hơn 5.200 tỷ đồng. Chính sách khai thác tài sản công này đang cho thấy hiệu quả rõ rệt, thu hút sự quan tâm lớn từ người dân và xã hội.
Hạ gục Espanyol, Barcelona đăng quang La Liga 2024/25 với dấu ấn của Yamal

Hạ gục Espanyol, Barcelona đăng quang La Liga 2024/25 với dấu ấn của Yamal

Trên sân của đối thủ cùng thành phố Espanyol, Barcelona đã giành chiến thắng thuyết phục 2-0 với dấu ấn từ tài năng trẻ Lamine Yamal. Kết quả này giúp đoàn quân của HLV Hansi Flick chính thức đăng quang La Liga mùa giải 2024/25 sớm hai vòng đấu. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là tín hiệu cho thấy một thời kỳ thống trị mới đang được xây dựng tại Camp Nou.

Tin khác

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Hưng Yên - mảnh đất hấp dẫn các nhà đầu tư Hàn Quốc

Cùng với Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên thành một trong những địa phương được các nhà đầu tư Hàn Quốc chọn làm cứ điểm nhờ cơ chế chính sách minh bạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, thuận lợi.
Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Bán hàng online cố tình không kê khai, nộp thuế sẽ bị điều tra

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Cục Thuế kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành đúng quy định của pháp luật về thuế.
Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, ngày 13/5 Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế đến hết năm 2026.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Nghị quyết số 68: Mở rộng cánh cửa tiếp cận nguồn lực cho doanh nghiệp SME

Trong bối cảnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang đối mặt với nhiều rào cản về tiếp cận vốn, đất đai và cơ hội thị trường, Nghị quyết số 68-NQ/TW được ví như “cú hích” thể chế mạnh mẽ, mở ra một giai đoạn phát triển mới. Những thay đổi không chỉ đến từ nhận thức chiến lược, mà còn thể hiện quyết tâm tháo gỡ thực chất các nút thắt kéo dài trong môi trường pháp lý và hạ tầng.
Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Cần một chính sách công bằng và phù hợp hơn cho khu vực kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đang đóng vai trò ngày càng rõ nét trong bức tranh tăng trưởng của Việt Nam, không chỉ về tỷ trọng đóng góp, mà còn là động lực cải cách, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, để khu vực này thật sự “cất cánh”, điều kiện tiên quyết là phải có một chính sách đủ bao trùm, công bằng và đúng hướng - nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang đứng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc thể chế.
Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Nâng cao vai trò của kinh tế tư nhân trước thông tin thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Trước những biến động từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, khu vực kinh tế tư nhân cần phát huy mạnh mẽ vai trò động lực tăng trưởng, không chỉ để thích ứng mà còn tạo bước bứt phá trong tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo hướng tự chủ, bền vững và ít phụ thuộc hơn vào các thị trường lớn.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân

Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp.
Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ đăng ký doanh nghiệp mới

Trong quý 1/2025 có 36.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 1,2 lần so với các giai đoạn trước đó. Đặc biệt, vốn doanh nghiệp thành lập mới tăng cao, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2024. Qua đó, có thể thấy rằng năm 2025 chứng kiến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.
Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hải Phòng vươn lên dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Ngày 6/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024. Trong đó, Hải Phòng lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu cả nước. Đáng chú ý, nằm trong “top” cao còn có Quảng Ninh, Long An, Bắc Giang và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xem thêm
Phiên bản di động