Ai yêu Thủ đô cũng đều muốn đọc
Tặng sách giáo khoa cho 16 trường khó khăn | |
Quá nhiều “sạn” trong một bộ sách |
Nguyễn Văn Uẩn – duyên và nợ với sử Hà Nội
Tác giả Nguyễn Văn Uẩn sinh năm 1912 tại một làng quê yên bình ở Thượng Cốc, Gia Lộc, Hải Dương. Từ nhỏ, ông đã lên Hà Nội và học tại trường Bưởi. Năm 1931, ông tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân. Năm 1945, ông tham gia cách mạng và được phân công công tác ở Bộ Nội vụ thời bấy giờ. Khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, ông theo cơ quan lên chiến khu Việt Bắc cùng với cả gia đình và đến năm 1954 mới trở về Hà Nội. Năm 1956, ông lại quay trở lại ngành Giáo dục và giảng dạy tại các Trường THCS Trưng Vương, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ khoa tiếng Pháp.
Dù đã qua nhiều công việc nhưng ông là người có duyên và có nợ với việc dạy và nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là sử Hà Nội. Nhà giáo Nguyễn Cao Đức – một trong những người con của ông Nguyễn Văn Uẩn cho biết: “Ngay hồi còn rất trẻ, cha tôi đã rất say mê lịch sử và đọc rất nhiều tài liệu về lịch sử. Ý định và ham muốn viết về lịch sử cứ đeo đẳng cha tôi trong suốt những năm dài kháng chiến như vậy. Trở lại ước mong viết những cuốn sách về sử, ông đã chọn lịch sử Hà Nội là nơi gắn bó với ông từ lúc đi học, vừa thỏa mãn được niềm yêu thích lịch sử, vừa tạo một tác phẩm có giá trị”.
Ý đồ tác phẩm được định hình và được ông ghi đầy vào 2 cuốn vở 100 trang của học sinh. Hai cuốn vở này là hành trang trong suốt những năm sơ tán lên Hà Bắc cùng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ. Đến năm 1975, đến khi nghỉ hưu, ông bắt tay vào việc nghiên cứu biên soạn cuốn sách. Sau 8 năm miệt mài đi tìm tư liệu, ông bắt đầu viết cuốn sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Cũng theo nhà giáo Nguyễn Cao Đức, lúc này, những người con của ông có nhiệm vụ rất quan trọng là đi xin giấy, kể cả giấy một mặt về cho ông viết. Ông có thể ngồi một ngày mười mấy tiếng đồng hồ, ăn uống rất đạm bạc với một chiếc quạt nan và viết liên tục. Đến 1985, cuốn sách về cơ bản được hoàn thành với 1800 trang bản thảo. Năm 1996, cuốn sách đã được trao giải thưởng Thăng Long năm 1996.
“Bất kỳ ai muốn tìm hiểu về Hà Nội đều phải đọc”
Chọn không gian là Hà Nội 36 phố phường và các vùng phụ cận và thời gian là giai đoạn Hà Nội có những biến động. Tại Hà Nội lúc này, bắt đầu tập trung các phường hội, thương lái, thợ thủ công từ các làng nghề mở rộng giao lưu buôn bán và về mặt kiến trúc đô thị cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Những biến động về kinh tế, chính trị này đã hình thành một lớp thị dân Hà Nội mới có sự thay đổi về tư duy và văn hóa.
Chính vì vậy, thông qua bộ sách, người đọc có thể biết được thông tin cơ bản về Hà Nội đã thay đổi ra sao từ kiến trúc đến nếp sống. Đối với những người Hà Nội, họ có thể tìm hiểu được nguồn gốc, sự thay đổi của chính con phố nơi mình đang sinh sống với những thông tin khá chi tiết. Khởi đầu từ 4 hướng với bức tường thành của Hà Nội từ thời Lý, phía Tây là cửa Quảng Phúc, phía Bắc là cửa Diệu Đức, phía Đông là cửa Tường Phù và phía Nam là cửa Đại Hưng, Nguyễn Văn Uẩn đã vẽ ra những con đường phát triển khu vực xung quanh. Từ đó, xác định các làng, đường phố với tên gọi được người Pháp đặt từ thời kỳ thuộc địa, đến khi thay đổi trong bối cảnh mới.
Tại buổi tọa đàm ‘Hà Nội xưa và nay” tổ chức mới đây, nhà văn chuyên viết về Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tiến đánh giá: “Nét riêng thứ nhất của bộ sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX của cố nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn chính là những tư liệu chỉ một mình ông có. Bởi khi một người đã đi thực tế, phỏng vấn từng người một thì thông tin của họ rất “độc”. Thứ hai, nếu người ta viết về Hà Nội rất chung chung thì ông viết về Hà Nội rất đời thường, rất cụ thể khi quan tâm đến những chuyển biến của Hà Nội về đường phố, đời sống thị dân, những người nhập cư. Ít có một cuốn sách nào viết về Hà Nội mà lại đặt vấn đề như vậy. Đây được coi là cuốn sử mà bất kỳ ai muốn tìm hiểu về Hà Nội đều phải đọc”.
Nét riêng thứ nhất của bộ sách Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX của cố nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Uẩn chính là những tư liệu chỉ một mình ông có. Bởi khi một người đã đi thực tế, phỏng vấn từng người một thì thông tin của họ rất “độc”. Thứ hai, nếu người ta viết về Hà Nội rất chung chung thì ông viết về Hà Nội rất đời thường, rất cụ thể khi quan tâm đến những chuyển biến của Hà Nội về đường phố, đời sống thị dân, những người nhập cư. Ít có một cuốn sách nào viết về Hà Nội mà lại đặt vấn đề như vậy. Đây được coi là cuốn sử mà bất kỳ ai muốn tìm hiểu về Hà Nội đều phải đọc”. |
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin khác
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Văn hóa 02/02/2025 22:28
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ
Văn hóa 02/02/2025 06:01
Một năm thăng hoa của nghệ thuật biểu diễn
Văn hóa 01/02/2025 13:28
Đầu xuân trẩy hội đền Đô
Văn hóa 01/02/2025 12:26
Đền Cờn xứ Nghệ tấp nập du khách đầu năm
Văn hóa 31/01/2025 19:44
Đầu Xuân vãn cảnh ngôi chùa hơn 400 năm tuổi giữa lòng Hà Nội
Văn hóa 31/01/2025 14:17
Tấp nập dòng người về Văn Miếu xin chữ trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 30/01/2025 15:04
Văn hóa nguồn lực phát triển đặc biệt
Văn hóa 30/01/2025 09:15
Xuân mạn đàm đất và người Thăng Long
Văn hóa 30/01/2025 06:47
Thương về hương vị Tết xưa
Văn hóa 30/01/2025 06:47